Hiện nay, nhiều địa phương trên các nước, các hộ dân đã và đang nuôi nhốt động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép trong những chiếc lồng, cũi sắt để làm cảnh mà không hề có bất kỳ loại giấy tờ hợp pháp nào chứng minh nguồn gốc của con thú cũng như đăng ký nuôi dưỡng, chăm sóc ĐVHD.
...Những ĐVHD được người dân nuôi ở đây thậm chí là những loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam như khỉ mặt đỏ (có tên khoa học là Macaca Arctoides), khỉ đuôi dài (có tên khoa học là Macaca Fascicularis). Hai loài này có mức độ bảo vệ thuộc nhóm IIB (Sách Đỏ Việt Nam đánh giá mức độ sắp nguy cấp) và theo luật nếu nuôi với mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn và khai thác thương mại phải có giấy phép.
Theo Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), không biết đến bao giờ, nhiều người Việt Nam mới nhận thức được rằng khỉ không phải là thú cảnh. Các vụ việc nuôi nhốt khỉ làm cảnh vẫn tiếp tục là một vấn đề nan giải. Trong bốn tháng đầu năm 2017, ENV đã tiếp nhận 68 vụ việc nuôi nhốt khỉ, trong đó các cơ quan chức năng đã tịch thu thành công 42 cá thể khỉ để chuyển giao đến trung tâm cứu hộ hoặc thả về tự nhiên.
Nuôi ĐVHD làm cảnh vui đâu chưa thấy thì đã thấy kéo theo sau đó nhiều hệ lụy. Đầu tiên là sự nguy hiểm cho bản thân người nuôi vì ĐVHD trong hoàn cảnh nuôi nhốt sẽ trở nên hung dữ bất thường, nhất là vào mùa sinh sản. Với loài khỉ, vì không có con đực, con cái nên chúng trở nên hung dữ hơn, phá chuồng chạy ra ngoài tìm bạn tình. Rất nhiều trường hợp do bị nuôi nhốt lâu ngày, lũ khỉ bị kích động nên tấn công con người. Theo các nhà bảo tồn, sở dĩ con người bị khỉ tấn công vì chính con người đang cướp đi quyền tự do của chúng khiến chúng trở nên hung tợn.
Mối nguy hại tiếp đến của hành động nuôi ĐVHD làm cảnh đó là vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật, hành vi nuôi nhốt ĐVHD đã vi phạm quy định về bảo tồn ĐVHD, trong đó có Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2008. Ngoài ra, Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nghiêm cấm những hành vi khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm…
Có thể thấy rằng, khi đời sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu nuôi thú cảnh cũng ngày càng phát triển. Do thiếu hiểu biết, nhiều người thường mua ĐVHD, trong đó có các loài khỉ, về làm cảnh và việc thay đổi nhận thức không thể một sớm một chiều mà thay đổi. Chính vì thế, theo bà Bùi Thị Hà – Phó Giám đốc ENV, “cần phải tăng cường hơn nữa các hoạt động giáo dục cộng đồng về vấn đề này. Cùng với đó, các cơ quan chức năng phải giữ vững quan điểm “không khoan nhượng” kiên quyết tịch thu, xử phạt đối với các hành vi nuôi nhốt ĐVHD làm cảnh”.
Các bạn chú ý nhé không yêu pét quá lại thành vi phạm pháp luật nhé
...Những ĐVHD được người dân nuôi ở đây thậm chí là những loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam như khỉ mặt đỏ (có tên khoa học là Macaca Arctoides), khỉ đuôi dài (có tên khoa học là Macaca Fascicularis). Hai loài này có mức độ bảo vệ thuộc nhóm IIB (Sách Đỏ Việt Nam đánh giá mức độ sắp nguy cấp) và theo luật nếu nuôi với mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn và khai thác thương mại phải có giấy phép.
Theo Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), không biết đến bao giờ, nhiều người Việt Nam mới nhận thức được rằng khỉ không phải là thú cảnh. Các vụ việc nuôi nhốt khỉ làm cảnh vẫn tiếp tục là một vấn đề nan giải. Trong bốn tháng đầu năm 2017, ENV đã tiếp nhận 68 vụ việc nuôi nhốt khỉ, trong đó các cơ quan chức năng đã tịch thu thành công 42 cá thể khỉ để chuyển giao đến trung tâm cứu hộ hoặc thả về tự nhiên.
Nuôi ĐVHD làm cảnh vui đâu chưa thấy thì đã thấy kéo theo sau đó nhiều hệ lụy. Đầu tiên là sự nguy hiểm cho bản thân người nuôi vì ĐVHD trong hoàn cảnh nuôi nhốt sẽ trở nên hung dữ bất thường, nhất là vào mùa sinh sản. Với loài khỉ, vì không có con đực, con cái nên chúng trở nên hung dữ hơn, phá chuồng chạy ra ngoài tìm bạn tình. Rất nhiều trường hợp do bị nuôi nhốt lâu ngày, lũ khỉ bị kích động nên tấn công con người. Theo các nhà bảo tồn, sở dĩ con người bị khỉ tấn công vì chính con người đang cướp đi quyền tự do của chúng khiến chúng trở nên hung tợn.
Mối nguy hại tiếp đến của hành động nuôi ĐVHD làm cảnh đó là vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật, hành vi nuôi nhốt ĐVHD đã vi phạm quy định về bảo tồn ĐVHD, trong đó có Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2008. Ngoài ra, Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nghiêm cấm những hành vi khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm…
Có thể thấy rằng, khi đời sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu nuôi thú cảnh cũng ngày càng phát triển. Do thiếu hiểu biết, nhiều người thường mua ĐVHD, trong đó có các loài khỉ, về làm cảnh và việc thay đổi nhận thức không thể một sớm một chiều mà thay đổi. Chính vì thế, theo bà Bùi Thị Hà – Phó Giám đốc ENV, “cần phải tăng cường hơn nữa các hoạt động giáo dục cộng đồng về vấn đề này. Cùng với đó, các cơ quan chức năng phải giữ vững quan điểm “không khoan nhượng” kiên quyết tịch thu, xử phạt đối với các hành vi nuôi nhốt ĐVHD làm cảnh”.
Các bạn chú ý nhé không yêu pét quá lại thành vi phạm pháp luật nhé
- Nguồn
- baophapluat