Chủ Top
Trong những năm gần đây, thú chơi sinh vật cảnh đã có nhiều thay đổi đáng kể. Ngoài những loài thú cưng quen thuộc như chó và mèo, nhiều người bắt đầu săn tìm các loại sinh vật độc lạ. Nuôi rùa cảnh phong thủy là một trong những thú chơi đang phát triển hiện nay.
Đa số các loài rùa không kén chọn thức ăn, chúng rất dễ nuôi và sống lâu. Tuy nhiên nhiều trường hợp rùa bỏ ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân rùa bỏ ăn
Rùa cũng giống như con người. Hoàn cảnh sống của chúng sẽ ảnh hưởng đến việc chúng có thèm ăn hay không. Chuồng nuôi và nước hồ nuôi rùa cảnh là hai yếu tố quan trọng nhất mà ta cần quan tâm. Nếu không được chuẩn bị tốt, rùa sẽ bỏ ăn và yếu dần.
Nuôi rùa cảnh theo phương pháp đúng đắn rất quan trọng. Kích thích chúng ăn ngay khi mới mua về sẽ giúp rùa duy trì thể trạng tốt nhất. Nếu rùa không ăn uống đầy đủ trong thời gian dài, chúng sẽ mắc bệnh chán ăn. Càng về sau càng khó chăm sóc.
Rùa bỏ ăn trong thời gian dài, các chức năng của cơ thể sẽ bị suy kiệt. Mỡ tích trữ trong cơ thể rùa bị tiêu hao hết, chúng sẽ yếu dần và tử vong.
Rùa khi mới về nhà, chúng chưa thể quen với hoàn cảnh mới. Phải 3-5 ngày mới bắt đầu bớt sợ người lạ. Vì vậy khi mới mua về, cần để chúng ở nơi yên tĩnh vài ngày. Nơi nuôi rùa nên chọn chỗ kín đáo, yên tĩnh, không nên nuôi ở nơi có đông người qua lại.
Phương pháp nuôi rùa cảnh đúng chuẩn
Các loài rùa cảnh chủ yếu sinh sống ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới. Do đó cần chú ý duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Khi nhiệt độ xuống dưới 20°C rùa sẽ ăn ít đi, dưới 15°C chúng ngừng ăn. Thấp hơn 10°C rùa sẽ tiến vào trạng thái ngủ đông.
Khi nhiệt độ không khí thấp hơn 15°C, bạn không cần cho chúng ăn. Đương nhiên không được để rùa dưới ánh nắng trực tiếp khi nhiệt độ cao hơn 35°C. Điều này sẽ khiến chúng khó chịu, bất an dẫn đến bỏ ăn.
Một sai lầm nữa mà nhiều người mới nuôi rùa cảnh thường mắc phải là không chú ý mực nước hồ nuôi. Rùa mới mua về không nên thả luôn trong bể nước quá sâu (cao hơn chiều dài thân rùa). Nếu thả trong thời gian ngắn có thể không ảnh hưởng đến chúng.
Tuy nhiên nếu trong thời gian dài, rùa sẽ lười ăn dần. Vì vậy nên nuôi rùa trong bể nước nông, độ sâu bằng chiều cao của rùa. Tức là vừa ngập qua lưng rùa là được. Mực nước như vậy thích hợp cho chúng kiếm mồi, cũng phù hợp cho chúng sinh trưởng.
Nếu bạn đang quan tâm: cách nuôi rùa cảnh sinh sản, các loại rùa cảnh dễ nuôi, có nên nuôi rùa trong bể cá cảnh, nuôi rùa cá sấu cảnh, nuôi rùa cạn trong nhà, cách nuôi rùa cảnh mini, thiết kế bể nuôi rùa cảnh. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.
Đa số các loài rùa không kén chọn thức ăn, chúng rất dễ nuôi và sống lâu. Tuy nhiên nhiều trường hợp rùa bỏ ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân rùa bỏ ăn
Rùa cũng giống như con người. Hoàn cảnh sống của chúng sẽ ảnh hưởng đến việc chúng có thèm ăn hay không. Chuồng nuôi và nước hồ nuôi rùa cảnh là hai yếu tố quan trọng nhất mà ta cần quan tâm. Nếu không được chuẩn bị tốt, rùa sẽ bỏ ăn và yếu dần.
Nuôi rùa cảnh theo phương pháp đúng đắn rất quan trọng. Kích thích chúng ăn ngay khi mới mua về sẽ giúp rùa duy trì thể trạng tốt nhất. Nếu rùa không ăn uống đầy đủ trong thời gian dài, chúng sẽ mắc bệnh chán ăn. Càng về sau càng khó chăm sóc.
Rùa bỏ ăn trong thời gian dài, các chức năng của cơ thể sẽ bị suy kiệt. Mỡ tích trữ trong cơ thể rùa bị tiêu hao hết, chúng sẽ yếu dần và tử vong.
Rùa khi mới về nhà, chúng chưa thể quen với hoàn cảnh mới. Phải 3-5 ngày mới bắt đầu bớt sợ người lạ. Vì vậy khi mới mua về, cần để chúng ở nơi yên tĩnh vài ngày. Nơi nuôi rùa nên chọn chỗ kín đáo, yên tĩnh, không nên nuôi ở nơi có đông người qua lại.
Phương pháp nuôi rùa cảnh đúng chuẩn
Các loài rùa cảnh chủ yếu sinh sống ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới. Do đó cần chú ý duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Khi nhiệt độ xuống dưới 20°C rùa sẽ ăn ít đi, dưới 15°C chúng ngừng ăn. Thấp hơn 10°C rùa sẽ tiến vào trạng thái ngủ đông.
Khi nhiệt độ không khí thấp hơn 15°C, bạn không cần cho chúng ăn. Đương nhiên không được để rùa dưới ánh nắng trực tiếp khi nhiệt độ cao hơn 35°C. Điều này sẽ khiến chúng khó chịu, bất an dẫn đến bỏ ăn.
Một sai lầm nữa mà nhiều người mới nuôi rùa cảnh thường mắc phải là không chú ý mực nước hồ nuôi. Rùa mới mua về không nên thả luôn trong bể nước quá sâu (cao hơn chiều dài thân rùa). Nếu thả trong thời gian ngắn có thể không ảnh hưởng đến chúng.
Tuy nhiên nếu trong thời gian dài, rùa sẽ lười ăn dần. Vì vậy nên nuôi rùa trong bể nước nông, độ sâu bằng chiều cao của rùa. Tức là vừa ngập qua lưng rùa là được. Mực nước như vậy thích hợp cho chúng kiếm mồi, cũng phù hợp cho chúng sinh trưởng.
Nếu bạn đang quan tâm: cách nuôi rùa cảnh sinh sản, các loại rùa cảnh dễ nuôi, có nên nuôi rùa trong bể cá cảnh, nuôi rùa cá sấu cảnh, nuôi rùa cạn trong nhà, cách nuôi rùa cảnh mini, thiết kế bể nuôi rùa cảnh. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.
Nguồn Bacsithuy