Mẹo chăm sóc rùa chân đỏ đơn giản mà lại hiệu quả

Yêu Bò sát

Sen cấp 3
Bài viết
128
Thích
67
Điểm
18
Best Tư vấn
0
Xu
125
Chủ Top
#1
Rùa chân đỏ là một trong những giống rùa cảnh hot hiện nay. Chúng nổi bật nhờ màu sắc rực rỡ, vui mắt và rất dễ nuôi. Đối với những bạn trẻ ham mê thú cảnh độc đáo, rùa chân đỏ là một lựa chọn lý tưởng để bắt đầu. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc cho chúng khỏe mạnh hay chưa?

Trong bài viết này, Bác sĩ thú y sẽ giới thiệu một vài đặc điểm quan trọng mà người chơi cần nắm rõ khi nuôi giống rùa này.

Đặc điểm hình dáng của rùa chân đỏ




Rùa chân đỏ là dòng rùa cạn đến từ miền bắc Nam Mỹ. Chúng sinh sống chủ yếu ở Colombia và khu vực Caribe. Rùa trưởng thành có kích thước lớn, tuổi thọ cao. Chúng có nhiều vảy màu vàng, cam, đỏ sặc sỡ chạy dọc 4 chân, đầu và hai bên má.

Rùa đực có kích thước lớn hơn so với rùa cái, nhưng không quá chênh lệch. Yếm rùa hơi lõm vào phía bụng. Khi rùa trưởng thành, hai bên hông rùa hơi hẹp. Từ trên nhìn xuống có thể thấy rõ hình giống như đồng hồ cát. Rùa đực trưởng thành có phần đuôi to và dài hơn giống cái.

Đặc điểm sinh học của rùa chân đỏ




Thức ăn cho rùa chân đỏ chủ yếu là thực vật. Như hoa quả các loại (mận, đào, dâu tây, táo, khế, đu đủ, cà chua,…), củ cải đỏ, nấm, đậu các loại, cây cỏ. Hoặc các loại rau có màu xanh sẫm như bồ công anh, rau cải, cải xoăn,…). Ngoài ra hiện nay, trên thị trường đã có bán cá c loại thức ăn dành riêng cho rùa.

Ngoài các loại rau xanh nên bổ sung nguồn protein từ động vật. Thay đổi thức ăn thường xuyên, kết hợp nhiều loại để bổ sung dinh dưỡng cho rùa. Nếu cho rùa ăn rau chân vịt cần cẩn thận khi chế biến, vì trong loại rau này có mang muối thực vật, khi kết hợp với canxi có thể khiến rùa bị khó tiêu.

Rùa chân đỏ đến khoảng 4-5 tuổi bắt đầu có thể sinh sản. Hàng năm rùa cái đẻ 2-4 lần, mỗi lần 5-15 trứng. Thời gian giao phối vào tháng 7-9 hàng năm, sau khoảng 4 tháng rùa con sẽ ra đời.

Một vài lưu ý khi nuôi rùa chân đỏ


Độ ẩm: là loài phân bố chủ yếu ở rừng nhiệt đời thường xanh, chúng cần độ ẩm cao để phát triển. Khi nuôi rùa trong nhà cần có hồ hoặc chậu nước đầy để rùa tắm rửa và giải khát.



Nếu thấy chú rùa của mình vùi đầu dưới nước rất lâu mà không lên cũng đừng lo lắng. Vì chúng đều như vậy, giống như lúc nào cũng khát nước.

Nhiệt độ: tuy sống ở vùng nhiệt đới, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại khi nhiệt độ xuống dưới 10°C. Tuy nhiên nếu có thể, hãy trang bị máy sưởi hoặc đèn sưởi để đảm bảo nhiệt độ ổn định.

Ánh nắng mặt trời: rùa chân đỏ cần được phơi nắng thường xuyên. Điều này giúp duy trì màu sắc và sức khỏe cho chúng.

Cho ăn: nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa cho ăn không nhiều quá. Rùa sau khi ăn no thường tìm một chỗ để nghỉ ngơi.

Một vài câu hỏi được nhiều người quan tâm: cách nuôi rùa cảnh, các loại rùa cảnh dễ nuôi, hồ nuôi rùa cảnh, nuôi rùa cạn trong nhà, nuôi rùa cảnh phong thủy, cách nuôi rùa cảnh mini. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 6,268
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới