Với vai trò là cái rốn của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò trọng tâm của mình trong nhiều lĩnh vực. Ngành công nghiệp thú cưng cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều loài được du nhập vào nước ta và tạo nên những cú hích vang trời, nổi bật hơn cả là "gã khổng lồ" nhím lùn châu Phi đến từ Thái Lan. Cũng chính sự có mặt của nhím lùn đã thay đổi cục diện, thay đổi cả khái niệm về thú cưng của thị trường Việt Nam.
Không ai còn nhớ rõ nhím lùn xuất hiện từ bao giờ, có nhiều câu chuyện được truyền từ người này sang người khác, từ năm này sang năm khác. Chuyện kể lại rằng, vào đầu những năm 2008, một nhóm sinh viên từ Đại Học Nông Lâm TP HCM trong đợt làm bài báo cáo về các loài động vật, đã cất công sang chợ Chatuchak Thái Lan (thiên đường sinh vật cảnh) để tìm hiểu về một số loài thú cưng độc đáo nơi đây. Cũng bắt nguồn từ đây, nhím lùn châu Phi bắt đầu được du nhập vào Việt Nam.
Với bất cứ mặt hàng nào cũng vậy, giá "đầu mùa" luôn luôn cao ngất ngưỡng. Giá nhím lùn trong những ngày đầu mới nhập về không dưới 2tr/cặp. Tùy thuộc vào màu sắc, độ hiếm mà có giá khác nhau, với những màu hiếm như pintos thì giá cao ngất ngưỡng, tầm hơn 100 USD/con. Nhưng chỉ 1 năm sau đó, khi mà lượng hàng nhập về ngày một nhiều mà nhu cầu thực sự thì không cao nên giá nhím lùn có đôi lúc chững lại rồi tụt dốc không phanh. Hiện nay (2017), giá nhím lùn được ghi nhận trung bình từ khoảng 160k-220k đối với màu sắc phổ biến nhất.
Các mặt hàng như chuồng nuôi, phụ kiện, thức ăn, lót chuồng cũng được bày bán khá nhiều tại các cửa hàng thú cưng với nhiều khung giá khác nhau, từ bình dân đến cao cấp cũng có.
Một lực lượng đông đảo các nhà lai tạo, nhập lậu xuất hiện làm cho cục diện thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn cả. Cuộc chơi bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Nhiều hội nhóm, câu lạc bộ về nhím lùn được lập ra để trao đổi, trò chuyện về kĩ thuật nuôi, thói quen, những vấn đề thường gặp...Những buổi offline giao lưu, cafe, tán gẫu được các bạn trẻ tổ chức một cách đều đặn.
Nhím lùn châu Phi nói riêng hay ngành thú cưng nói chung đã tạo thành một ngành dịch vụ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người yêu thú cưng. Không chỉ vậy, mà chúng còn đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế đang phát triển của đất nước. Hi vọng trong một ngày không xa, Việt Nam sẽ trở thành kinh đô của ngành sinh vật cảnh - thú cưng Đông Nam Á rồi vươn xa ra thế giới.
Không ai còn nhớ rõ nhím lùn xuất hiện từ bao giờ, có nhiều câu chuyện được truyền từ người này sang người khác, từ năm này sang năm khác. Chuyện kể lại rằng, vào đầu những năm 2008, một nhóm sinh viên từ Đại Học Nông Lâm TP HCM trong đợt làm bài báo cáo về các loài động vật, đã cất công sang chợ Chatuchak Thái Lan (thiên đường sinh vật cảnh) để tìm hiểu về một số loài thú cưng độc đáo nơi đây. Cũng bắt nguồn từ đây, nhím lùn châu Phi bắt đầu được du nhập vào Việt Nam.
Với bất cứ mặt hàng nào cũng vậy, giá "đầu mùa" luôn luôn cao ngất ngưỡng. Giá nhím lùn trong những ngày đầu mới nhập về không dưới 2tr/cặp. Tùy thuộc vào màu sắc, độ hiếm mà có giá khác nhau, với những màu hiếm như pintos thì giá cao ngất ngưỡng, tầm hơn 100 USD/con. Nhưng chỉ 1 năm sau đó, khi mà lượng hàng nhập về ngày một nhiều mà nhu cầu thực sự thì không cao nên giá nhím lùn có đôi lúc chững lại rồi tụt dốc không phanh. Hiện nay (2017), giá nhím lùn được ghi nhận trung bình từ khoảng 160k-220k đối với màu sắc phổ biến nhất.
Các mặt hàng như chuồng nuôi, phụ kiện, thức ăn, lót chuồng cũng được bày bán khá nhiều tại các cửa hàng thú cưng với nhiều khung giá khác nhau, từ bình dân đến cao cấp cũng có.
Một lực lượng đông đảo các nhà lai tạo, nhập lậu xuất hiện làm cho cục diện thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn cả. Cuộc chơi bắt đầu trở nên nhộn nhịp. Nhiều hội nhóm, câu lạc bộ về nhím lùn được lập ra để trao đổi, trò chuyện về kĩ thuật nuôi, thói quen, những vấn đề thường gặp...Những buổi offline giao lưu, cafe, tán gẫu được các bạn trẻ tổ chức một cách đều đặn.
Nhím lùn châu Phi nói riêng hay ngành thú cưng nói chung đã tạo thành một ngành dịch vụ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người yêu thú cưng. Không chỉ vậy, mà chúng còn đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế đang phát triển của đất nước. Hi vọng trong một ngày không xa, Việt Nam sẽ trở thành kinh đô của ngành sinh vật cảnh - thú cưng Đông Nam Á rồi vươn xa ra thế giới.
- Nguồn
- nuoinhimlun