Cá sặc bướm hay còn gọi là cá sặc cẩm thạch, cá sặc mã giáp, cá sặc ba chấm... Những bạn chơi cá muốn tự gây giống cá cảnh nhà mình chắc chắn sẽ rất quan tâm tới vấn đề sinh sản của loài cá này. Vậy chúng sinh sản thế nào? Chúng có yêu cầu gì đối với môi trường sống trong giai đoạn sinh sản? Hôm nay chúng ta cùng hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Biểu hiện kì sinh sản của cá sặc bướm
Các bạn nuôi cá Sặc bướm cần chú ý, biểu hiện cho thấy cá đực đến kì sinh sản gồm: màu sắc cơ thể sẽ sáng rỡ hơn. Sặc bướm xanh sẽ càng đậm hơn, đầu vây lưng và vây bụng dài nhọn hơn. Còn với cá cái, màu sắc cơ thể chúng sẽ nhạt hơn. Phần bụng sẽ tròn hơn, lúc này, cần chuẩn bị một bể sinh cho cá với kích thước từ 60x40x40 cm trở lên. Thả cá đực và cá cái có các biểu hiện trên ở cùng nhau, chờ sinh sản.
Nhiệt độ nước tốt nhất trong giai đoạn sinh sản từ 26 – 28°C. Chất lượng nước phải ở mức trung tính. Không cần thiết phải và sục khí trong giai đoạn này. Điều quan trọng nhất là giữ cho môi trường yên tĩnh, không được sử dụng thiết bị lọc. Để tạo điều kiện cho việc sinh sản hiệu quả của cá Sặc bướm. Bể sinh sản nên dùng nước ở bể ban đầu. Trong thời gian này, không cho ăn thức ăn của cá để tránh làm chất lượng nước bị ô nhiễm và cá bị ảnh hưởng.
Nên thả một miệng bọt xốp có kích thước lớn hơn cá đực trên mặt nước để cá làm ổ. Cá đực sẽ bơi lên mặt nước để nuốt không khí và phun bọt khí. Cá đực sẽ xây tổ trong vòng ba ngày và đuổi theo con cái để đẻ trứng. Con đực sẽ dùng miệng đưa trứng đã được thụ tinh vào miếng bọt xốp. Sau khi cá cái đã đẻ xong, nên vớt cá cái ra khỏi bể. Cá đực sẽ chăm sóc trứng cá. Đợi cá con nở ra vao 2 ngày sau đó, hãy vớt nốt cá đực ra, hoàn tất quá trình sinh sản.
Chăm sóc sau khi sinh sản của cá
Sau khi vớt cá bố mẹ ra khỏi bể sinh sản, vẫn cần quan sát sự thay đổi của trứng. Nếu phát hiện trứng chưa được thụ tinh màu trắng, chúng sẽ mọc một chiếc đuôi. Hãy dùng ống hút hoặc những dụng cụ khác hút trứng đó ra ngoài để tránh làm hỏng những trứng đã được thụ tinh khác.
Khi cá Sặc bướm con nở, phần bụng lòng đỏ trứng sẽ biến mất. Ban đầu chúng sẽ có hình dạng bụng to đầu nhỏ, đợi chúng trưởng thành dần dần, đến lúc trở về hình dạng đầu to thân nhỏ thì bắt đầu cho ăn. Có thể nuôi dưỡng trong nước xanh. Nước có các loại tảo, giàu Vitamin, Carotene, Protein và chất béo. Mỗi tuần ít nhất dùng nước ao, hồ 2 lần.
Chủ nuôi nên chú ý, tốt nhất không nên thay nước trong 20 ngày đầu tiên khi cá mới nở. Khi cá non thích nghi dần, có thể thay nước 2 ngày/lần với lượng nước ít hơn 1/6 bể.
Trên đây là những thông tin về giống cá Sặc bướm. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn khi có ý định nuôi ghép hoặc nuôi chúng sinh sản. Nếu vẫn còn vướng mắc, bạn có thể gửi tin nhắn về web để được tư vấn thêm.
Nguồn Bacsithuy
Biểu hiện kì sinh sản của cá sặc bướm
Các bạn nuôi cá Sặc bướm cần chú ý, biểu hiện cho thấy cá đực đến kì sinh sản gồm: màu sắc cơ thể sẽ sáng rỡ hơn. Sặc bướm xanh sẽ càng đậm hơn, đầu vây lưng và vây bụng dài nhọn hơn. Còn với cá cái, màu sắc cơ thể chúng sẽ nhạt hơn. Phần bụng sẽ tròn hơn, lúc này, cần chuẩn bị một bể sinh cho cá với kích thước từ 60x40x40 cm trở lên. Thả cá đực và cá cái có các biểu hiện trên ở cùng nhau, chờ sinh sản.
Nhiệt độ nước tốt nhất trong giai đoạn sinh sản từ 26 – 28°C. Chất lượng nước phải ở mức trung tính. Không cần thiết phải và sục khí trong giai đoạn này. Điều quan trọng nhất là giữ cho môi trường yên tĩnh, không được sử dụng thiết bị lọc. Để tạo điều kiện cho việc sinh sản hiệu quả của cá Sặc bướm. Bể sinh sản nên dùng nước ở bể ban đầu. Trong thời gian này, không cho ăn thức ăn của cá để tránh làm chất lượng nước bị ô nhiễm và cá bị ảnh hưởng.
Nên thả một miệng bọt xốp có kích thước lớn hơn cá đực trên mặt nước để cá làm ổ. Cá đực sẽ bơi lên mặt nước để nuốt không khí và phun bọt khí. Cá đực sẽ xây tổ trong vòng ba ngày và đuổi theo con cái để đẻ trứng. Con đực sẽ dùng miệng đưa trứng đã được thụ tinh vào miếng bọt xốp. Sau khi cá cái đã đẻ xong, nên vớt cá cái ra khỏi bể. Cá đực sẽ chăm sóc trứng cá. Đợi cá con nở ra vao 2 ngày sau đó, hãy vớt nốt cá đực ra, hoàn tất quá trình sinh sản.
Chăm sóc sau khi sinh sản của cá
Sau khi vớt cá bố mẹ ra khỏi bể sinh sản, vẫn cần quan sát sự thay đổi của trứng. Nếu phát hiện trứng chưa được thụ tinh màu trắng, chúng sẽ mọc một chiếc đuôi. Hãy dùng ống hút hoặc những dụng cụ khác hút trứng đó ra ngoài để tránh làm hỏng những trứng đã được thụ tinh khác.
Khi cá Sặc bướm con nở, phần bụng lòng đỏ trứng sẽ biến mất. Ban đầu chúng sẽ có hình dạng bụng to đầu nhỏ, đợi chúng trưởng thành dần dần, đến lúc trở về hình dạng đầu to thân nhỏ thì bắt đầu cho ăn. Có thể nuôi dưỡng trong nước xanh. Nước có các loại tảo, giàu Vitamin, Carotene, Protein và chất béo. Mỗi tuần ít nhất dùng nước ao, hồ 2 lần.
Chủ nuôi nên chú ý, tốt nhất không nên thay nước trong 20 ngày đầu tiên khi cá mới nở. Khi cá non thích nghi dần, có thể thay nước 2 ngày/lần với lượng nước ít hơn 1/6 bể.
Trên đây là những thông tin về giống cá Sặc bướm. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn khi có ý định nuôi ghép hoặc nuôi chúng sinh sản. Nếu vẫn còn vướng mắc, bạn có thể gửi tin nhắn về web để được tư vấn thêm.
Nguồn Bacsithuy
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: