Mất nước ở mèo là sự thiếu hụt nghiêm trọng dịch thể, thường kéo theo rối loạn cân bằng các chất điện giải: Na+, Cl-, K+… gây ngưng trệ hấp thụ và trao đổi chất của cơ thể dẫn đến suy kiệt toàn thân và tử vong.
1. Dấu hiệu của chứng mất nước ở mèo
Mất sự đàn hồi của da, kéo da lên vùng lưng mèo không trở về vị trí cũ khi thả tay ra. Có thể kéo da mà xoắn lại như dây thừng được. Bộ da toàn thân nhăn nhúm, miệng và lợi, mũi khô. Nước dãi ít và chuyển thành nhớt keo đặc, dính hai bên mép. Mắt trũng, sụp sâu, rối loạn tuần hoàn loạn nhịp tim , tụt huyết áp và tử vong.
2. Các nguyên nhân gây mất nước ở mèo
Do không uống đủ nước, mèo bị kẹt mắc nơi sâu kín, khô hoặc chủ mèo vô ý bỏ đói khát. Ngoài ra còn do nôn nhiều, tiêu chảy kéo dài do các bệnh truyền nhiễm như Paleucopenia, Calicivirus…bệnh ký sinh trùng: nhiễm nặng giun sán đặc biệt ở mèo non. Mèo mẹ ốm bệnh hoặc chết sớm bỏ con quá non thiếu sữa..
3. Phòng trị chứng mất nước ở mèo
– Mèo khẳng định bị mất nước cần có bác sỹ thú y cấp cứu ngay. Truyền đủ dịch thể bù nước và điện giải vào tĩnh mạch. Tốt nhất bằng dung dịch Lactated Ringer:
Trong 100 ml dung dịch truyền Lactated Ringer ( còn gọi là nước biển ), độ pH từ 6,0 đến 7,5 thành phần gồm có:
NaCl …………………………………600mg
Sodium Lactate Anhydrous…….. 310mg
Potassium Chloride ………………30mg
Cancium Chloride Dihydrate…… 20mg
– Trường hợp nhẹ, mèo không nôn có thể bù dịch qua đường miệng. Nếu mèo không thể uống, truyền chất điện giải hòa tan ORESOLE pha 1 gói với đúng 1000ml nước, bơm bằng xi-ranh hoặc chai bình nhựa vào xoang miệng. Tốc độ bù nước là 4-8 ml/ 1kg trọng lượng trong 1 giờ qua miệng tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của mất nước.
– Điều trị căn nguyên nếu mèo mắc các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng.
– Với mèo non, sau khi khỏi bệnh, tẩy giun tròn bằng MEBENDAZOLE 100mg/1kg thể trọng là rất cần thiết.
– Luôn có đủ nước cho mèo uống. Tiêm phòng các bệnh dịch hàng năm cho mèo đầy đủ theo Lịch trình của bác sỹ thú y.
1. Dấu hiệu của chứng mất nước ở mèo
Mất sự đàn hồi của da, kéo da lên vùng lưng mèo không trở về vị trí cũ khi thả tay ra. Có thể kéo da mà xoắn lại như dây thừng được. Bộ da toàn thân nhăn nhúm, miệng và lợi, mũi khô. Nước dãi ít và chuyển thành nhớt keo đặc, dính hai bên mép. Mắt trũng, sụp sâu, rối loạn tuần hoàn loạn nhịp tim , tụt huyết áp và tử vong.
2. Các nguyên nhân gây mất nước ở mèo
Do không uống đủ nước, mèo bị kẹt mắc nơi sâu kín, khô hoặc chủ mèo vô ý bỏ đói khát. Ngoài ra còn do nôn nhiều, tiêu chảy kéo dài do các bệnh truyền nhiễm như Paleucopenia, Calicivirus…bệnh ký sinh trùng: nhiễm nặng giun sán đặc biệt ở mèo non. Mèo mẹ ốm bệnh hoặc chết sớm bỏ con quá non thiếu sữa..
3. Phòng trị chứng mất nước ở mèo
– Mèo khẳng định bị mất nước cần có bác sỹ thú y cấp cứu ngay. Truyền đủ dịch thể bù nước và điện giải vào tĩnh mạch. Tốt nhất bằng dung dịch Lactated Ringer:
Trong 100 ml dung dịch truyền Lactated Ringer ( còn gọi là nước biển ), độ pH từ 6,0 đến 7,5 thành phần gồm có:
NaCl …………………………………600mg
Sodium Lactate Anhydrous…….. 310mg
Potassium Chloride ………………30mg
Cancium Chloride Dihydrate…… 20mg
– Trường hợp nhẹ, mèo không nôn có thể bù dịch qua đường miệng. Nếu mèo không thể uống, truyền chất điện giải hòa tan ORESOLE pha 1 gói với đúng 1000ml nước, bơm bằng xi-ranh hoặc chai bình nhựa vào xoang miệng. Tốc độ bù nước là 4-8 ml/ 1kg trọng lượng trong 1 giờ qua miệng tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của mất nước.
– Điều trị căn nguyên nếu mèo mắc các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng.
– Với mèo non, sau khi khỏi bệnh, tẩy giun tròn bằng MEBENDAZOLE 100mg/1kg thể trọng là rất cần thiết.
– Luôn có đủ nước cho mèo uống. Tiêm phòng các bệnh dịch hàng năm cho mèo đầy đủ theo Lịch trình của bác sỹ thú y.