Rất nhiều người đã đổ tiền của, thậm chí vay mượn nợ để kinh doanh cá la hán, con cá cóá “dòng chữ Tàu” bên thân và khối u ngộ nghĩnh trên đầu, được xem như biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng. Kết quả, rất nhiều người bị lỗ vốn, trắng tay vì cá không chịu “lên gù”.
Khổ vì “cái đầu xẹp lép”!
Anh Tống Thành Đức, một giáo viên về hưu ở TP.HCM, với nghề dạy đàn và buôn bán nhỏ, gia đình có thu nhập ổn định. Cuộc sống gia đình anh có lẽ chẳng có gì xáo trộn nếu niềm đam mê nuôi cá cảnh không đột nhiên trỗi dậy. Nghe đồn nuôi cá la hán có thể làm giàu, anh Đức dốc túi xây hồ nuôi cá, gom góp được gần 40 triệu đồng để mua cá về nuôi. Anh tìm đến mua cá của cơ sở Phước Bình Đăng (Q.8), một lò cá được quảng cáo là nơi cung cấp uy tín và tạo được thương hiệu cá la hán Nữ hoàng kim cương danh tiếng. Sau 3 tháng chăm chút, chi phí đầu tư đã tăng lên đến 50 triệu đồng nhưng kết quả thật thảm hại. 300 con cá anh nuôi chỉ có 6 con “lên gù”, nghĩa là tạo được cục u phía trước đầu. Toàn bộ đàn cá còn lại có đầu… xẹp lép, mà như vậy thì không thể nào gọi là “la hán”, và dĩ nhiên không thể nào bán được với giá hàng chục triệu như mơ ước, thậm chí 6 con cá “lên đầu” của anh Đức cũng chỉ được người khác hỏi mua với giá 200.000 đồng/con. Số vốn ban đầu bỏ ra coi như đi đứt.
Cá la hán dòng King Kamfa được mua với giá 12.000 USD và cá la hán dòng Kamalau
Anh Kiều Văn Thanh, một sĩ quan quân đội về hưu cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Nhiều lần bị thất bại do mua cá giống trôi nổi ngoài thị trường, anh Thanh tìm đến cơ sở Phước Bình Đăng để mua cá có bảo đảm nguồn gốc cho yên tâm, nhưng trong số 60 con anh mua về với giá 3,5 triệu đồng, chỉ có duy nhất 1 con “lên gù”. Bức xúc, anh tìm đến chủ cung cấp và đòi bồi thường, nhưng chỉ nhận được 30% số tiền mua cá bột gọi là “hỗ trợ rủi ro”. Đau khổ hơn là trường hợp anh Nguyễn Thanh Vân ở Bình Dương, nhận lời làm đại lý nuôi cá cho cơ sở Phước Bình Đăng. Gọi là “đại lý”, nhưng anh Vân phải bỏ toàn bộ tiền nhà ra để xây hồ, lắp đặt trang thiết bị, mua cá bột về nuôi. Tổng cộng chi phí hết hơn 120 triệu đồng và sau 3 tháng, toàn bộ đàn cá không có con nào “lên đầu”, số vốn bỏ ra coi như mất trắng.
Lỗi tại ai?
Quá bức xúc trước thiệt hại to lớn, hàng chục hội viên Chi hội cá La hán TP.HCM đã đồng ký tên vào đơn khiếu nại các nhân vật chủ chốt trong Ban chấp hành chi hội bán cá la hán bột cho hội viên với giá “cắt cổ” nhưng hiệu quả chẳng thấy đâu. Theo đơn trình bày của gần 15 người nuôi cá thất bại, họ đã mua cá bột với giá từ 50.000 – 300.000 đồng/con, cao hơn gấp nhiều lần ngoài thị trường. Qua nhiều lần họp giải quyết, chỉ có lò cá Phước Bình Đăng là chấp nhận hoàn trả 30% tiền mua cá.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Thanh – Chủ tịch Chi hội cá la hán TP.HCM nói: “Chúng tôi đã nói từ đầu là nuôi cá la hán thành công có xác suất, muốn hiệu quả cao thì phải có kinh nghiệm, kỹ thuật, và phải chịu nhiều lần thất bại. Những người đi khiếu nại hay kiện ra tòa chỉ là chuyện khôi hài, vì cá chúng tôi bán ra rất nhiều, ai thích thì mua, mà mua rồi đem trả chúng tôi cũng không biết được phải cá của mình hay không. Họ nuôi thành công đem bán có lợi nhuận thì im lặng, còn nuôi lỗ thì làm um sùm lên. Với tư cách là chủ tịch chi hội, chúng tôi chỉ hỗ trợ bằng cách hướng dẫn thêm kinh nghiệm, cho họ vài con cá miễn phí để học hỏi thêm kỹ thuật nuôi”.
“Người nuôi khi có quyết định nuôi cá La hán bột cũng nên chuẩn bị tâm lý là có sự hên xui trong đó. Ngay khi khách hàng hỏi tôi, mua cá bột về nuôi có “lên gù” không? Tôi trả lời thẳng thắn là không có gì đảm bảo cả. Vì nếu biết con cá đó chắc chắn “lên gù” thì không chỉ tôi mà các chủ cửa hàng cũng không bán nó với giá cá bột rất rẻ mà chỉ cần đợi một vài tháng sau khi cá “bung gù” thì tôi sẽ hốt bạc. Trong kinh doanh cũng có những rủi ro, không chỉ riêng ngành cá cảnh, mà những ngành nghề khác cũng vậy”. (Ông Hà Sỹ Liêm, chủ chuỗi cửa hàng Thập Bát La Hán – TP.HCM)
Ông Huỳnh Văn Phước, chủ lò cá Phước Bình Đăng thì có cách giải quyết mềm mỏng hơn. Ông Phước cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ vào chi hội để tìm cách quảng cáo bán cá. Nhưng có nhiều người nóng lòng muốn tìm lợi nhuận nhanh mà không tìm hiểu kỹ nên nuôi cá gặp thất bại. Khi có nhiều người khiếu nại về cá la hán nuôi không thành công, tôi đã hỗ trợ 30% tiền mua cá ban đầu của khách hàng, đó là cách giải quyết hợp tình hợp lý”. Còn trước những cáo buộc về lời quảng cáo cá la hán của Phước Bình Đăng cho tỷ lệ “lên gù” từ 50 – 60%, ông Huỳnh Văn Phước khẳng định không hứa hẹn gì với khách hàng cả.
Chị Võ Thị Trúc Mai, đại diện những người khiếu nại nêu ý kiến: “Tiền chúng tôi bỏ ra xem như mất rồi, nhưng chúng tôi muốn làm rõ chuyện này để hàng trăm, hàng ngàn người đang có ý định nuôi cá la hán phải cẩn thận và tìm hiểu kỹ khi bắt đầu nuôi”. Về phía Chi hội cá la hán TP.HCM, nhiều hội viên cũng nêu ý kiến phải cải tổ lại hoạt động, các thành viên Ban chấp hành hiện nay chỉ quan tâm nhiều đến việc giao dịch, mua bán cá cảnh mà bỏ quên các tiêu chí hoạt động khác.
Quang Thuần
Khổ vì “cái đầu xẹp lép”!
Anh Tống Thành Đức, một giáo viên về hưu ở TP.HCM, với nghề dạy đàn và buôn bán nhỏ, gia đình có thu nhập ổn định. Cuộc sống gia đình anh có lẽ chẳng có gì xáo trộn nếu niềm đam mê nuôi cá cảnh không đột nhiên trỗi dậy. Nghe đồn nuôi cá la hán có thể làm giàu, anh Đức dốc túi xây hồ nuôi cá, gom góp được gần 40 triệu đồng để mua cá về nuôi. Anh tìm đến mua cá của cơ sở Phước Bình Đăng (Q.8), một lò cá được quảng cáo là nơi cung cấp uy tín và tạo được thương hiệu cá la hán Nữ hoàng kim cương danh tiếng. Sau 3 tháng chăm chút, chi phí đầu tư đã tăng lên đến 50 triệu đồng nhưng kết quả thật thảm hại. 300 con cá anh nuôi chỉ có 6 con “lên gù”, nghĩa là tạo được cục u phía trước đầu. Toàn bộ đàn cá còn lại có đầu… xẹp lép, mà như vậy thì không thể nào gọi là “la hán”, và dĩ nhiên không thể nào bán được với giá hàng chục triệu như mơ ước, thậm chí 6 con cá “lên đầu” của anh Đức cũng chỉ được người khác hỏi mua với giá 200.000 đồng/con. Số vốn ban đầu bỏ ra coi như đi đứt.
Cá la hán dòng King Kamfa được mua với giá 12.000 USD và cá la hán dòng Kamalau
Anh Kiều Văn Thanh, một sĩ quan quân đội về hưu cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Nhiều lần bị thất bại do mua cá giống trôi nổi ngoài thị trường, anh Thanh tìm đến cơ sở Phước Bình Đăng để mua cá có bảo đảm nguồn gốc cho yên tâm, nhưng trong số 60 con anh mua về với giá 3,5 triệu đồng, chỉ có duy nhất 1 con “lên gù”. Bức xúc, anh tìm đến chủ cung cấp và đòi bồi thường, nhưng chỉ nhận được 30% số tiền mua cá bột gọi là “hỗ trợ rủi ro”. Đau khổ hơn là trường hợp anh Nguyễn Thanh Vân ở Bình Dương, nhận lời làm đại lý nuôi cá cho cơ sở Phước Bình Đăng. Gọi là “đại lý”, nhưng anh Vân phải bỏ toàn bộ tiền nhà ra để xây hồ, lắp đặt trang thiết bị, mua cá bột về nuôi. Tổng cộng chi phí hết hơn 120 triệu đồng và sau 3 tháng, toàn bộ đàn cá không có con nào “lên đầu”, số vốn bỏ ra coi như mất trắng.
Lỗi tại ai?
Quá bức xúc trước thiệt hại to lớn, hàng chục hội viên Chi hội cá La hán TP.HCM đã đồng ký tên vào đơn khiếu nại các nhân vật chủ chốt trong Ban chấp hành chi hội bán cá la hán bột cho hội viên với giá “cắt cổ” nhưng hiệu quả chẳng thấy đâu. Theo đơn trình bày của gần 15 người nuôi cá thất bại, họ đã mua cá bột với giá từ 50.000 – 300.000 đồng/con, cao hơn gấp nhiều lần ngoài thị trường. Qua nhiều lần họp giải quyết, chỉ có lò cá Phước Bình Đăng là chấp nhận hoàn trả 30% tiền mua cá.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Thanh – Chủ tịch Chi hội cá la hán TP.HCM nói: “Chúng tôi đã nói từ đầu là nuôi cá la hán thành công có xác suất, muốn hiệu quả cao thì phải có kinh nghiệm, kỹ thuật, và phải chịu nhiều lần thất bại. Những người đi khiếu nại hay kiện ra tòa chỉ là chuyện khôi hài, vì cá chúng tôi bán ra rất nhiều, ai thích thì mua, mà mua rồi đem trả chúng tôi cũng không biết được phải cá của mình hay không. Họ nuôi thành công đem bán có lợi nhuận thì im lặng, còn nuôi lỗ thì làm um sùm lên. Với tư cách là chủ tịch chi hội, chúng tôi chỉ hỗ trợ bằng cách hướng dẫn thêm kinh nghiệm, cho họ vài con cá miễn phí để học hỏi thêm kỹ thuật nuôi”.
“Người nuôi khi có quyết định nuôi cá La hán bột cũng nên chuẩn bị tâm lý là có sự hên xui trong đó. Ngay khi khách hàng hỏi tôi, mua cá bột về nuôi có “lên gù” không? Tôi trả lời thẳng thắn là không có gì đảm bảo cả. Vì nếu biết con cá đó chắc chắn “lên gù” thì không chỉ tôi mà các chủ cửa hàng cũng không bán nó với giá cá bột rất rẻ mà chỉ cần đợi một vài tháng sau khi cá “bung gù” thì tôi sẽ hốt bạc. Trong kinh doanh cũng có những rủi ro, không chỉ riêng ngành cá cảnh, mà những ngành nghề khác cũng vậy”. (Ông Hà Sỹ Liêm, chủ chuỗi cửa hàng Thập Bát La Hán – TP.HCM)
Ông Huỳnh Văn Phước, chủ lò cá Phước Bình Đăng thì có cách giải quyết mềm mỏng hơn. Ông Phước cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ vào chi hội để tìm cách quảng cáo bán cá. Nhưng có nhiều người nóng lòng muốn tìm lợi nhuận nhanh mà không tìm hiểu kỹ nên nuôi cá gặp thất bại. Khi có nhiều người khiếu nại về cá la hán nuôi không thành công, tôi đã hỗ trợ 30% tiền mua cá ban đầu của khách hàng, đó là cách giải quyết hợp tình hợp lý”. Còn trước những cáo buộc về lời quảng cáo cá la hán của Phước Bình Đăng cho tỷ lệ “lên gù” từ 50 – 60%, ông Huỳnh Văn Phước khẳng định không hứa hẹn gì với khách hàng cả.
Chị Võ Thị Trúc Mai, đại diện những người khiếu nại nêu ý kiến: “Tiền chúng tôi bỏ ra xem như mất rồi, nhưng chúng tôi muốn làm rõ chuyện này để hàng trăm, hàng ngàn người đang có ý định nuôi cá la hán phải cẩn thận và tìm hiểu kỹ khi bắt đầu nuôi”. Về phía Chi hội cá la hán TP.HCM, nhiều hội viên cũng nêu ý kiến phải cải tổ lại hoạt động, các thành viên Ban chấp hành hiện nay chỉ quan tâm nhiều đến việc giao dịch, mua bán cá cảnh mà bỏ quên các tiêu chí hoạt động khác.
Quang Thuần
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: