Virus bạch cầu mèo (Feline leukemia virus – FeLV) là bệnh nhiễm trùng xảy ra trên toàn thế giới. Sau nhiều năm phát hiện, FeLV được coi là tai họa chính ở họ mèo, hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến mèo nuôi. FeLV được mô tả đầu tiên vào năm 1964 bởi William Jarrett và đồng nghiệp.
1. Nguyên nhân gây bệnh
FeLV là một retrovirus (phân biệt feline immunodeficiency virus – FIV và human immunodeficiency virus – HIV) của mèo nhà, họ Oncornavirus. Có nhân là protein với RNA sợi đơn có lớp vỏ bảo vệ. FeLV là một tác nhân ngoại sinh, có thể tái tạo ở nhiều mô như tủy xương, tuyến nước bọt và biểu mô đường hô hấp. Nếu hệ miễn dịch không can thiệp khi nhiễm bệnh lúc đầu, FeLV lây lan đến tủy xương và lây nhiễm các tế bào tạo máu.
1.1. Nguồn gốc virus
Cả hai loại Retrovirus: ngoại sinh (từ bên ngoài, “gây bệnh”) và nội sinh (di truyền, “không gây bệnh”) đều xuất hiện trên mèo.
Virus gây bệnh ngoại sinh có thể truyền theo chiều ngang từ mèo sang mèo. FeLV chia thành nhiều nhóm, nhóm FeLV-A là truyền nhiễm và lây truyền từ mèo sang mèo, nhóm FeLV-B và FeLV-C không truyền từ mèo sang mèo trong điều kiện tự nhiên nhưng có thể sinh ra một lần nữa trong một con mèo nhiễm FeLV-A bằng cách đột biến và tái tổ hợp.
Một vài yếu tố nội sinh, không gây bệnh retrovirus (enFeLV, virus RD-114, virus MAC-1) thường hiện diện trong bộ gen của mèo và di truyền từ mèo mẹ sang mèo con thông qua dòng tinh.
1.2. Phân nhóm virus bạch cầu mèo
Ba nhóm FeLV quan trọng nhất là FeLV-A, FeLV-B và FeLV-C, tất cả đều liên quan chặt chẽ đến hệ miễn dịch.
2. Dịch tễ học
Trong tự nhiên, FeLV đã được báo cáo gây bệnh cho mèo nhà là chủ yếu. FeLV là bệnh truyền nhiễm và lan truyền qua sự tiếp xúc virus từ mèo bệnh và mèo nhạy cảm. FeLV lây chủ yếu qua nước bọt, nơi đây có nồng độ virus cao hơn trong máu. Hành vi đấu tranh và cắn, chia sẻ thức ăn và nước…là con đường dễ truyền lây nhất.
Vỏ của virus là lipid hòa tan và mẫn cảm với các chất khử trùng như xà bông, nhiệt và sấy khô. FeLV là dễ dàng bất hoạt trong môi trường trong vòng vài phút. Lây truyền dọc từ mèo mẹ sang mèo con có virus FeLV trong máu. Mèo con sơ sinh có thể bị nhiễm khi liếm mèo mẹ và người chăm sóc chúng.
3. Sinh bệnh học
Sinh bệnh học của FeLV được tóm tắt qua sơ đồ dưới đây
4. Dấu hiệu lâm sàng
FeLV-B chủ yếu liên quan đến khối u, FeLV-C chủ yếu liên quan đến thiếu máu. Dấu hiệu lâm sàng có liên quan đến nhiễm trùng FeLV được phân loại như các khối u gây ra bởi FeLV, rối loạn huyết học, suy giảm miễn dịch và hội chứng khác (rối loạn sinh sản, hội chứng mờ dần ở mèo con và bệnh thần kinh).
Khối u, bướu: gây ra các khối u khác nhau ở mèo, thường là u lympho ác tính, như u sụn ở xương, ở thần kinh khứu giác, sừng da. Các khối u phát triển chậm, xâm nhập tại chổ, di căn chậm, có thể chữa được bằng cách cắt bỏ kết hợp với bức xạ hoặc dùng liệu pháp gen.
Rối loạn huyết học: rối loạn tạo máu, đặc biệt là giảm tế bào máu do ức chế tủy xương, phổ biến ở mèo nhiễm FeLV. Bao gồm thiếu máu dai dẳng hoặc tạm thời; hội chứng bệnh do virus gây ra làm bất thường bạch, tiểu cầu.
Ức chế miễn dịch: chủ yếu dựa vào công thức máu và biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán rối loạn chức năng miễn dịch.
Các hội chứng khác: bao gồm rối loạn sinh sản, hội chứng mờ dần ở mèo và bệnh thần kinh.
5. Chẩn đoán
Phát hiện trực tiếp của virus: phát hiện kháng nguyên FeLV p27 trong máu bằng phương pháp ELISA hoặc các phương pháp miễn dịch khác; phát hiện nhân nucleic của virus bằng phương pháp PCR.
Phương pháp phát hiện kháng thể: không sử dụng để chẩn đoán nhiễm trùng FeLV, vì xét nghiệm kháng thể không phân biệt được các kháng thể do tiêm phòng và do nhiễm trùng tự nhiên.
6. Điều trị
Khối u: Ung thư hệ bạch huyết và bệnh bạch cầu thường gây chết mèo trong vòng 1 đến 2 tháng; tuy nhiên, có thể được điều trị thành công ở nhiều mèo với hóa trị liệu, và một số thuyên giảm có thể kéo dài nhiều năm. Glucocorticoid là chọn lựa tối thiểu và chỉ nên cho thuốc giảm đau nếu từ chối chọn kết hợp hóa trị liệu. Các loại thuốc thường kết hợp bao gồm cyclophosphamide, vincristine, và prednisone gọi là COP.Xu hướng tới là điều trị thời gian ngắn hơn cho mèo thuyên giảm hoàn toàn. Trước đây, điều trị trong vòng 1 năm hoặc hơn; hiện nay sau 6 tháng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
Rối loạn huyết học: Prednisone có thể làm tăng tuổi thọ của hồng cầu nếu thiếu máu cấu thành từ miễn dịch qua trung gian, nhưng nó được sử dụng chỉ khi có bằng chứng(ví dụ, kết quả xét nghiệm dương tính Coombs’). Nhiễm trùng thứ cấp (ví dụ nhiễm trùng Mycoplasma hemotropic) là nhiễm trùng do thiếu máu.
Hóa trị kháng virus: Thuốc kháng HIV (virus gây suy giảm miễn dịch trên người) đã được sử dụng để điều trị thực nghiệm và tự nhiên ở mèo nhiễm FeLV đã cải thiện dấu hiệu lâm sàng và kéo dài cuộc sống ở mèo sử dụng thuốc kháng virus: Zidovudine, Zalcitabine (ddC), Suramin, Foscarnet, Ribavirin (RTCA)…
Kháng thể trị liệu: Kháng thể được lấy từ mèo đã có miễn dịch hoặc thu được từ epitope gp70 trên MABs. Kháng thể đã điều trị thành công mèo bị nhiễm bệnh thực nghiệm, nhưng chỉ có hiêu quả trong vòng 3 tuần sau nhiễm.
Trị liệu điều hòa miễn dịch: FeLV bị ức chế phát triển trong phòng thí nghiệm bởi IFN- α. Hai phác đồ điều trị sử dụng IFN- α: liều cao tiêm SC (104-106 IU/kg mỗi 24 giờ) hoặc uống liều thấp (1-50 IU/kg mỗi 24 giờ).
7. Phòng bệnh
Phương pháp phòng ngừa, trong đó có biện pháp phòng ngừa chung, kiểm tra và loại bỏ các tác nhân gây bệnh, và tiêm chủng đã rất thành công trong việc giảm đáng kể tỉ lệ nhiễm FeLV .
Phát triển một vắc-xin an toàn và hiệu quả đối với FeLV là một thách thức. Ban đầu là vaccin virus bất hoạt, vaccin này không có hiệu quả mà còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của ức chế miễn dịch. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng vi rút vắc-xin có thể tích hợp vào hệ gen của vật chủ và sau đó gây ra ung thư tế bào bạch huyết với kháng nguyên âm tính FeLV; do đó, nghiên cứu vắc-xin tập trung vào việc sử dụng toàn bộ chế phẩm diệt vi-rút hoặc vắc xin tiểu đơn vị.
8. Sức khỏe cộng đồng
Vì FeLV được biết đến là bệnh truyền nhiễm, mối quan tâm phát sinh về sự nguy hiểm có thể xảy ra của FeLV cho con người. Nhiều yếu tố cho thấy rằng nhiễm trùng ở con người không phải là không thể. Một nghiên cứu dịch tễ học về liên hệ những con mèo nhiễm FeLV với bệnh bạch cầu ở trẻ em. Liên hệ giữa mèo nhiễm FeLV và trẻ em bị bệnh bạch cầu là gấp đôi so với nhóm trẻ em khỏe mạnh tiếp xúc với mèo khỏe mạnh. Tỷ lệ tử vong do bệnh bạch cầu ở bác sĩ thú y cao hơn so với các bác sĩ và nha sĩ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tăng lên cũng có thể được giải thích là do tỷ lệ tiếp xúc với bức xạ cao hơn.
1. Nguyên nhân gây bệnh
FeLV là một retrovirus (phân biệt feline immunodeficiency virus – FIV và human immunodeficiency virus – HIV) của mèo nhà, họ Oncornavirus. Có nhân là protein với RNA sợi đơn có lớp vỏ bảo vệ. FeLV là một tác nhân ngoại sinh, có thể tái tạo ở nhiều mô như tủy xương, tuyến nước bọt và biểu mô đường hô hấp. Nếu hệ miễn dịch không can thiệp khi nhiễm bệnh lúc đầu, FeLV lây lan đến tủy xương và lây nhiễm các tế bào tạo máu.
1.1. Nguồn gốc virus
Cả hai loại Retrovirus: ngoại sinh (từ bên ngoài, “gây bệnh”) và nội sinh (di truyền, “không gây bệnh”) đều xuất hiện trên mèo.
Virus gây bệnh ngoại sinh có thể truyền theo chiều ngang từ mèo sang mèo. FeLV chia thành nhiều nhóm, nhóm FeLV-A là truyền nhiễm và lây truyền từ mèo sang mèo, nhóm FeLV-B và FeLV-C không truyền từ mèo sang mèo trong điều kiện tự nhiên nhưng có thể sinh ra một lần nữa trong một con mèo nhiễm FeLV-A bằng cách đột biến và tái tổ hợp.
Một vài yếu tố nội sinh, không gây bệnh retrovirus (enFeLV, virus RD-114, virus MAC-1) thường hiện diện trong bộ gen của mèo và di truyền từ mèo mẹ sang mèo con thông qua dòng tinh.
1.2. Phân nhóm virus bạch cầu mèo
Ba nhóm FeLV quan trọng nhất là FeLV-A, FeLV-B và FeLV-C, tất cả đều liên quan chặt chẽ đến hệ miễn dịch.
Phân nhóm virus bạch cầu mèo
2. Dịch tễ học
Trong tự nhiên, FeLV đã được báo cáo gây bệnh cho mèo nhà là chủ yếu. FeLV là bệnh truyền nhiễm và lan truyền qua sự tiếp xúc virus từ mèo bệnh và mèo nhạy cảm. FeLV lây chủ yếu qua nước bọt, nơi đây có nồng độ virus cao hơn trong máu. Hành vi đấu tranh và cắn, chia sẻ thức ăn và nước…là con đường dễ truyền lây nhất.
Vỏ của virus là lipid hòa tan và mẫn cảm với các chất khử trùng như xà bông, nhiệt và sấy khô. FeLV là dễ dàng bất hoạt trong môi trường trong vòng vài phút. Lây truyền dọc từ mèo mẹ sang mèo con có virus FeLV trong máu. Mèo con sơ sinh có thể bị nhiễm khi liếm mèo mẹ và người chăm sóc chúng.
3. Sinh bệnh học
Sinh bệnh học của FeLV được tóm tắt qua sơ đồ dưới đây
Sinh bệnh học của FeLV
4. Dấu hiệu lâm sàng
FeLV-B chủ yếu liên quan đến khối u, FeLV-C chủ yếu liên quan đến thiếu máu. Dấu hiệu lâm sàng có liên quan đến nhiễm trùng FeLV được phân loại như các khối u gây ra bởi FeLV, rối loạn huyết học, suy giảm miễn dịch và hội chứng khác (rối loạn sinh sản, hội chứng mờ dần ở mèo con và bệnh thần kinh).
X-Ray xoang ngực mèo thấy tràn dịch màng phổi và không thấy bóng tim.
Có khối u (mũi tên) ngoài màng cứng, kết quả chẩn đoán là ung thư hạch,
Khối u, bướu: gây ra các khối u khác nhau ở mèo, thường là u lympho ác tính, như u sụn ở xương, ở thần kinh khứu giác, sừng da. Các khối u phát triển chậm, xâm nhập tại chổ, di căn chậm, có thể chữa được bằng cách cắt bỏ kết hợp với bức xạ hoặc dùng liệu pháp gen.
Rối loạn huyết học: rối loạn tạo máu, đặc biệt là giảm tế bào máu do ức chế tủy xương, phổ biến ở mèo nhiễm FeLV. Bao gồm thiếu máu dai dẳng hoặc tạm thời; hội chứng bệnh do virus gây ra làm bất thường bạch, tiểu cầu.
Ức chế miễn dịch: chủ yếu dựa vào công thức máu và biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán rối loạn chức năng miễn dịch.
Các hội chứng khác: bao gồm rối loạn sinh sản, hội chứng mờ dần ở mèo và bệnh thần kinh.
5. Chẩn đoán
Phát hiện trực tiếp của virus: phát hiện kháng nguyên FeLV p27 trong máu bằng phương pháp ELISA hoặc các phương pháp miễn dịch khác; phát hiện nhân nucleic của virus bằng phương pháp PCR.
Phương pháp phát hiện kháng thể: không sử dụng để chẩn đoán nhiễm trùng FeLV, vì xét nghiệm kháng thể không phân biệt được các kháng thể do tiêm phòng và do nhiễm trùng tự nhiên.
6. Điều trị
Khối u: Ung thư hệ bạch huyết và bệnh bạch cầu thường gây chết mèo trong vòng 1 đến 2 tháng; tuy nhiên, có thể được điều trị thành công ở nhiều mèo với hóa trị liệu, và một số thuyên giảm có thể kéo dài nhiều năm. Glucocorticoid là chọn lựa tối thiểu và chỉ nên cho thuốc giảm đau nếu từ chối chọn kết hợp hóa trị liệu. Các loại thuốc thường kết hợp bao gồm cyclophosphamide, vincristine, và prednisone gọi là COP.Xu hướng tới là điều trị thời gian ngắn hơn cho mèo thuyên giảm hoàn toàn. Trước đây, điều trị trong vòng 1 năm hoặc hơn; hiện nay sau 6 tháng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
Rối loạn huyết học: Prednisone có thể làm tăng tuổi thọ của hồng cầu nếu thiếu máu cấu thành từ miễn dịch qua trung gian, nhưng nó được sử dụng chỉ khi có bằng chứng(ví dụ, kết quả xét nghiệm dương tính Coombs’). Nhiễm trùng thứ cấp (ví dụ nhiễm trùng Mycoplasma hemotropic) là nhiễm trùng do thiếu máu.
Hóa trị kháng virus: Thuốc kháng HIV (virus gây suy giảm miễn dịch trên người) đã được sử dụng để điều trị thực nghiệm và tự nhiên ở mèo nhiễm FeLV đã cải thiện dấu hiệu lâm sàng và kéo dài cuộc sống ở mèo sử dụng thuốc kháng virus: Zidovudine, Zalcitabine (ddC), Suramin, Foscarnet, Ribavirin (RTCA)…
Kháng thể trị liệu: Kháng thể được lấy từ mèo đã có miễn dịch hoặc thu được từ epitope gp70 trên MABs. Kháng thể đã điều trị thành công mèo bị nhiễm bệnh thực nghiệm, nhưng chỉ có hiêu quả trong vòng 3 tuần sau nhiễm.
Trị liệu điều hòa miễn dịch: FeLV bị ức chế phát triển trong phòng thí nghiệm bởi IFN- α. Hai phác đồ điều trị sử dụng IFN- α: liều cao tiêm SC (104-106 IU/kg mỗi 24 giờ) hoặc uống liều thấp (1-50 IU/kg mỗi 24 giờ).
7. Phòng bệnh
Phương pháp phòng ngừa, trong đó có biện pháp phòng ngừa chung, kiểm tra và loại bỏ các tác nhân gây bệnh, và tiêm chủng đã rất thành công trong việc giảm đáng kể tỉ lệ nhiễm FeLV .
Vaccin phòng FeLV cho mèo
Phát triển một vắc-xin an toàn và hiệu quả đối với FeLV là một thách thức. Ban đầu là vaccin virus bất hoạt, vaccin này không có hiệu quả mà còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của ức chế miễn dịch. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng vi rút vắc-xin có thể tích hợp vào hệ gen của vật chủ và sau đó gây ra ung thư tế bào bạch huyết với kháng nguyên âm tính FeLV; do đó, nghiên cứu vắc-xin tập trung vào việc sử dụng toàn bộ chế phẩm diệt vi-rút hoặc vắc xin tiểu đơn vị.
8. Sức khỏe cộng đồng
Vì FeLV được biết đến là bệnh truyền nhiễm, mối quan tâm phát sinh về sự nguy hiểm có thể xảy ra của FeLV cho con người. Nhiều yếu tố cho thấy rằng nhiễm trùng ở con người không phải là không thể. Một nghiên cứu dịch tễ học về liên hệ những con mèo nhiễm FeLV với bệnh bạch cầu ở trẻ em. Liên hệ giữa mèo nhiễm FeLV và trẻ em bị bệnh bạch cầu là gấp đôi so với nhóm trẻ em khỏe mạnh tiếp xúc với mèo khỏe mạnh. Tỷ lệ tử vong do bệnh bạch cầu ở bác sĩ thú y cao hơn so với các bác sĩ và nha sĩ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tăng lên cũng có thể được giải thích là do tỷ lệ tiếp xúc với bức xạ cao hơn.