Hướng dẫn nuôi tắc kè hoa việt nam

Yêu Bò sát

Sen cấp 3
Bài viết
128
Thích
67
Điểm
18
Best Tư vấn
0
Xu
125
Chủ Top
#1
Nuôi tắc kè hoa là một thú chơi không xa lạ đối với người Việt, nhưng mới gây sốt từ vài năm nay. Tắc kè hoa Việt Nam (tên tiếng Anh Tokay Gecko) là một loài bò sát sinh sống nhiều ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Loài tắc kè này có kích thước tương đối lớn, con trưởng thành có thể dài tới 38cm. Tuổi thọ của chúng có thể lên tới 10 năm nếu được chăm sóc tốt. Tắc kè hoa khá hung dữ, hay cắn người nhưng có thể thuần hóa để làm thú cưng .

Vậy cách nuôi tắc kè hoa như thế nào? Cần chú ý điều gì khi nuôi loài động vật này. Hãy cùng bác sĩ thú y tìm hiểu nhé.

Thiết kế chuồng nuôi tắc kè hoa Việt Nam


Điều đầu tiên khi nuôi tắc kè là phải cung cấp cho chúng không gian sống đủ rộng rãi. Bạn có thể tận dụng một cái hộp nhựa hoặc bể cá, có kích thước ít nhất 50x30x50 cm để nuôi tắc kè. Trong hộp cần rải một lớp lót chuồng để giữ ấm.




Lót chuồng phổ biến và tiện lợi nhất cho tắc kè hoa là giấy ăn, giấy trắng xé vụn hoặc thảm có bề mặt nhám. Tắc kè hoa sẽ đi vệ sinh trực tiếp trên giấy lót. Vì vậy cần thay giấy thường xuyên để giữ chuồng nuôi sạch sẽ.

Ngoài ra trong chuồng phải có một cái hang để tắc kè trú ẩn. Các loài tắc kè và thằn lằn đa số ưa thích hang đá tự nhiên Tùy theo điều kiện bạn có thể dùng ống nhựa để làm hang, hoặc dùng khúc gỗ hay các loại hang bán sẵn để làm đẹp cho chuồng.

Đối với hộp ẩm, bạn có thể tận dụng một chiếc lọ bằng nhựa, đặt khăn giấy ẩm vào bên trong và thay sau 1-2 ngày. Hộp ẩm sẽ cung cấp độ ẩm và giúp chúng lột da khi lớn lên.

Bát nước và bát ăn không được quá cao, nên dùng chất liệu gốm sứ nặng để tránh bị đổ. Nước uống nên là nước sôi để nguội để tránh vi khuẩn gây bệnh. Thay nước hằng ngày.

Nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi tắc kè hoa





Điều kiện lý tưởng để tắc kè hoa phát triển tốt là nhiệt độ trong khoảng 26.7 – 29.4°C. Khi nhiệt độ xuống dưới 26°C, tắc kè hoa cần được sưởi ấm. Với người nuôi ở miền Nam thì có thể tiết kiệm khá nhiều công sức vì nhiệt độ khá lý tưởng cho chúng.

Tắc kè hoa đòi hỏi độ ẩm không khí cao và chuồng nuôi thông thoáng. Môi trường kín và ẩm ướt rất dễ gây bệnh nấm da và nhiều vấn đề khác. Môi trường quá khô sẽ gây khó khăn khi tắc kè lột da, nhất là da ở các đệm ngón chân.

Do đó chuồng nuôi cần có độ ẩm 60 – 80% và thoáng khí tốt. Việc sử dụng hộp ẩm sẽ giúp cung cấp độ ẩm cần thiết. Nên xịt sương vào thành bể nuôi để tắc kè uống, tránh trường hợp chúng không uống nước trong bát.

Tắc kè hoa là động vật ăn đêm, chúng không thích ánh sáng mạnh. Do đó không cần cung cấp đèn 24/24. Có thể lắp một bóng đèn nhỏ để quan sát vào ban ngày và tắt đi vào ban đêm.

Thức ăn nuôi tắc kè hoa Việt Nam





Thức ăn chính của loài này là côn trùng như sâu gạo, sâu bột, dế, gián đất (gián Dubia)… Nên sử dụng mồi bán sẵn đã qua chế biến. Không nên cho ăn sâu bọ bắt từ tự nhiên hoặc thằn lằn hoang dã. Bởi chúng có thể mang theo vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh.

Nếu cho tắc kè hoa ăn chuột non phải kiểm soát khẩu phần chặt chẽ. Chuột non mới sinh chứa rất nhiều đạm, thích hợp cho con cái sau khi đẻ trứng. Ngoài ra cần bổ sung rau quả như cải xanh, bí ngô, dưa hấu và táo để tăng cường dinh dưỡng.

Những con tắc kè dài hơn 25cm nên cho ăn cách ngày để chúng có thời gian tiêu hóa. Bên cạnh đó việc bổ sung vitamin D cũng rất quan trọng. Nên cho tắc kè ra phơi nắng vào lúc sáng sớm 6-7 giờ hoặc 4-5 giờ chiều. Không cho tắc kè phơi dưới nắng gắt.

Ngoài vitamin tự tổng hợp, bạn có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung vitamin cho tắc kè. Khi cho ăn trộn lẫn bột canxi với thức ăn, không cho ăn trực tiếp để tránh bị quá liều. 2 loại thực phẩm chức năng phổ biến nhất hiện nay là Zoo Med Calcium With Vitamin D3 (Canxi có D3) và Zoo Med Reptivite Without Vitamin D3 (Vitamin tổng hợp không có D3).

Thuần hóa tắc kè hoa Việt Nam





Khi mới bắt về nhà, bạn không nên đụng chạm chúng trong ít nhất 3 tháng để tránh lây bệnh. Thời gian này cũng là lúc chúng làm quen với môi trường và bắt đầu ăn uống.

Bò sát không giống như chó mèo, chúng không thích bị cầm nắm nhiều, cho dù là quen thân hay không. Phải tạo dựng lòng tin dần dần, không nên nóng vội. Khi cầm trên tay phải nhẹ nhàng, không cầm nắm mạnh khiến chúng bị thương.

Không bắt mồi nhét vào miệng tắc kè, làm vậy sẽ khiến chúng hoảng sợ, stress dẫn đến bỏ ăn và chết. Có thể đặt mồi ở trước cửa hang để dụ chúng ra và tạo lòng tin.

Sau vài ba tháng, bạn có thể chạm vào chúng. Nên đeo găng tay dày để tránh bị cắn. Cầm lên nhẹ nhàng, vuốt ve nó trong 10-15 phút rồi thả lại chuồng. Lặp đi lặp lại đến khi không cắn nữa là có thể cầm tay không.

Lưu ý: không nuôi chung một vài con đực với nhau. Chúng có thể đánh nhau đến chết để giành lãnh thổ. Có thể nuôi một con đực với 2-3 con cái nếu có ý định cho sinh sản.



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 6,268
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới