Hướng dẫn cách nuôi rùa hộp ba vạch hiếm như vàng

Yêu Bò sát

Sen cấp 3
Bài viết
128
Thích
67
Điểm
18
Best Tư vấn
0
Xu
125
Chủ Top
#1
Rùa hộp ba vạch (tên khoa học: Cuora trifasciata) là một loài rùa hộp cỡ trung bình. Trong tự nhiên chúng thường sống ở những nơi kín đáo, ít ánh sáng. Chúng thích sống theo đàn và đào hang để ngủ đông.

Hiện nay giống rùa này đang được các đại gia săn lùng do ý nghĩa phong thủy mà chúng mang lại. Tại các thành phố lớn đã có nhiều cửa hàng nhân giống thành công và bán rùa hộp ba vạch. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách nuôi dưỡng giống rùa cảnh đặc biệt này nhé.

Phương pháp nuôi rùa hộp ba vạch




Trong môi trường nhân tạo, có thể nuôi rùa hộp ba vạch trong ao nước, trong bể, chậu,… Những phương pháp trên đều có ưu và nhược điểm riêng. Người chơi có thể dựa theo điều kiện sẵn có của gia đình để thiết kế bể nuôi phù hợp.

Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi, phù hợp nhất là nuôi rùa trong các hồ nhỏ, do cách này tiện cho việc chăm sóc rùa, hiệu quả kinh tế cũng rất cao.

Rùa con và rùa trưởng thành không nên nuôi chung một bể. Đối với rùa trưởng thành, chúng cần có hồ nuôi rộng hơn. Chúng ta có thể kết hợp thả cá vào hồ nuôi, như các giống cá ăn cỏ và cá dọn bể. Cách làm này đem lại rất nhiều hiệu quả và lợi ích kinh tế.

Rùa hộp có tập tính đào hang, hơn nữa chúng chạy rất nhanh. Do đó thành bể cần làm dày ít nhất 50cm.

Thói quen ăn uống của rùa hộp ba vạch




Rùa hộp không quá kén chọn thức ăn, chúng chủ yếu ăn thực vật như thóc, yến mạch, đậu. Ngoài ra có thể cho ăn thêm cá nhỏ, tôm, côn trùng, ốc sên,… Khi nuôi rùa hộp cần chú ý thay đổi thức ăn cho chúng thường xuyên.

Không nên chỉ cho ăn một loại thức ăn, như vậy sẽ khiến rùa bị thiếu chất, phát triển không đầy đủ.Hơn nữa còn sinh ra tật kén ăn.

Để giúp rùa tiêu hóa tốt, các loại thức ăn như ngô, đậu,… cần được đập vụn và ngâm nước trong khoảng 2 giờ. Các loại khác cần thái nhỏ rồi mới cho chúng ăn. Rùa ở độ tuổi khác nhau cần có chế độ ăn uống khác nhau.

Thói quen sinh sống của rùa có quan hệ mật thiết với điều kiện khí hậu. Tháng 4 hàng năm chúng bắt đầu rời hang đi kiếm mồi. Tháng 6 và tháng 8 là thời gian chúng hoạt động mạnh nhất, tốc độ tăng trọng nhanh nhất. Từ cuối tháng 10 khi nhiệt độ xuống thấp, chúng bắt đầu giảm ăn uống.

Nhiệt độ xuống dưới 10oC, rùa sẽ tiến vào trạng thái ngủ đông. Do đó, khi nuôi rùa hộp cần căn cứ vào thời tiết để điều chỉnh chế độ ăn thích hợp.

Những điều cần lưu ý khi nuôi rùa hộp ba vạch




Giờ giấc: mùa xuân và mùa thu nhiệt độ xuống thấp, rùa ít hoạt động vào sáng sớm. Chúng chỉ ra kiếm mồi vào buổi trưa. Vì vậy nên cho rùa ăn khoảng 8-9 giờ sáng. Mùa hè khi trời nắng gắt, rùa ít rời hang vào buổi trưa. Người nuôi có thể cho rùa ăn vào khoảng 4-5 giờ chiều. Cho rùa ăn đúng giờ giấc sẽ đảm bảo chúng ăn khỏe, hấp thu dinh dưỡng tốt.

Vị trí: khi thiết kế hồ nuôi rùa hộp ba vạch cần làm riêng một chỗ để rùa ăn. Chỗ để thức ăn cần nằm sát mép nước, giúp rùa dễ dàng hơn khi cắn mồi. Cho rùa ăn cố định một chỗ giúp tạo thói quen cho chúng, đồng thời thuận tiện hơn cho viêc quan sát tập tính của rùa.

Chất lượng thức ăn: phải đảm bảo thức ăn tươi sống, chất lượng tốt. Sau khi cho rùa ăn phải dọn dẹp sạch thức ăn thừa. Để tránh thức ăn ôi thiu, ảnh hưởng đến môi trường nước và sức khỏe của chúng.

Định lượng: tùy theo nhiệt độ, chất lượng nước, thói quen ăn uống của rùa mà điều chỉnh lượng thức ăn cung cấp cho chúng. Thông thường có thể 1 đến 2 ngày cho rùa ăn 1 lần.

Chăm sóc sức khỏe cho rùa hộp ba vạch




Cần tách rùa con, rùa trưởng thành và rùa đang sinh sản ra nuôi riêng. Việc này giúp ngăn rùa trưởng thành tấn công rùa con. Đồng thời có thể kiểm soát lượng thức ăn theo từng nhóm tuổi, thuận lợi cho việc quan sát sự sinh trưởng của chúng.

Rùa hộp có tính cách hiền lành, nhát gan, thích hợp nuôi ở nơi yên tĩnh. Để tránh ảnh hưởng đến việc kiếm ăn, phơi nắng, phối giống của rùa.

Đừng quên thay nước thường xuyên, đảm bảo nước hồ sạch. Làm tốt việc vệ sinh hồ nuôi để phòng tránh bệnh tật.

Thành bể và khu vực đất trống để rùa sưởi nắng cần có độ ẩm nhất định. Vào mùa hè cần có mái che hoặc trồng cây xung quanh để hạ nhiệt.

Trước khi rùa ngủ đông phải kiểm tra sức khỏe của chúng. Đối với những cá thể rùa có sức khỏe yếu, người chăn nuôi nên cho chúng ăn thêm các loại mồi chúng ưa thích. Giúp rùa có đủ năng lượng dự trữ để vượt qua mùa đông giá lạnh.




Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,770
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới