Chủ Top
Thông tin Yêu Pet: Đặc điểm và chế độ chăm sóc Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon thuộc loài thằn lằn sống nửa trên cây. Chúng có nguồn gốc tại Indonesia, Philippin, Úc… Nhiều người chơi gọi chung là thằn lằn cánh buồm. Vì chúng có 1 lớp da cao 6 – 7cm. Hiện nay, có rất nhiều người yêu thích và nuôi loài thằn cảnh này làm thú cưng .
Việc nuôi dưỡng và chăm sóc thằn lằn Chaien Sailfin Dragon có đôi chút khác biệt với những giống thằn lằn khác. Đối với người mới nuôi cần tìm hiểu nhiều hơn về chúng. Nếu bạn tò mò về cách chăm sóc và nuôi dưỡng loài thằn lằn cảnh đặc biệt này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon phân bố chủ yếu ở Philippin. Trung bình 1 con thằn lằn Chaien Sailfin Dragon max size có thể lên tới 1,2m. Với con cái thường nhỏ hơn 1/3 so với những con đực khi max size nhé. Hiện nay, có 2 phân loài có kích cỡ to nhất là Philippine sailfins (Hydrosaurus pustulatus) và Indonesian giants (H. Amboinensis) với chiều dài khi max size là 1m, nặng 1,3 – 2,2kg. Tuổi thọ của giống thằn lằn này có thể lên tới 25 năm.
Vảy ở giữa phần lưng của thằn lằn có hình bờm, phần đuôi có hình cánh buồm lớn giương lên, da trên cơ thể hơi nhăn nheo. Cơ thể thằn lằn Chaien Sailfin Dragon có màu xám là chủ yếu. Chúng được đặt tên theo phần đuôi lớn có hình cánh buồm nhô lên.
Phần đuôi của Chaien Sailfin Dragon có những đốt xương sần lên để chống đỡ, phần đuôi hình cánh buồm của Chaien Sailfin Dragon trưởng thành rõ ràng là to và cao hơn so với cá thể con. Chúng là một cao thủ bơi lội tương đối xuất xác, thậm chí có thể dùng chân sau để đứng và chạy nhanh trên mặt nước.
Ngoài môi trường hoang dã, chúng thường hoạt động trong các khu rừng rậm ven khu vực có nước. Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon thuộc loài thằn lằn sống nửa trên cây. Thức ăn của chúng khá đa dạng, có thể ăn hoa quả, côn trùng, ếch nhái và các loài cá…
Môi trường sống của thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
Nhiệt độ nuôi dưỡng
Về khía cạnh nhiệt độ, môi trường nuôi dưỡng thằn lằn Chaien Sailfin Dragon đòi hỏi nhiệt độ ban ngày duy trì ở mức khoảng 24°C – 31°C. Buổi tối giảm thấp xuống khoảng 21°C – 24°C. Mùa đông có thể sử dụng đèn sưởi hoặc đá giữ nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ.
Tuy nhiên có lúc chúng sẽ nằm bò ở trên đá nham thạch để giữ lấy nhiệt độ cơ thể. Vì vậy khi sử dụng đá sưởi ấm bắt buộc phải chú ý đến khả năng gây ra bỏng. Kèm theo việc sử dụng công tắc điều khiển nhiệt độ. Đây cũng sẽ là 1 phương pháp tương đối tốt. Ngoài ra, chúng cũng giúp bổ sung UVB.
Quản lý độ ẩm chuồng nuôi
Về khía cạnh độ ẩm, thằn lằn Chaien Sailfin Dragon là một loài sinh sống trong những khu rừng mưa ẩm, sinh sống nhờ nước. Vì vậy phải thiết lập độ ẩm tương đối cao. Mặc dù bể nước được xây dựng có thể duy trì độ ẩm ở một mức độ nhất định. Tốt nhất bình thường duy trì độ ẩm môi trường từ 80% trở lên. Chú ý nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho da của chúng bị khô quá mức, thậm chí sẽ gây ra tình trạng đứt ngón chân.
Để giữ độ ẩm bạn cần đặt 1 bát nước vào chuồng nuôi. Điều rất quan trọng, thằn lằn Chaien Sailfin Dragon nhỏ phải được hai lần phun sương ít nhất trong 1 ngày. Đối với con thằn lằn trưởng thành, phải phun sương cho chúng hàng ngày.
Lưu ý khi nuôi nhốt thằn lằn
Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon có một chút hoang dã khi cảm thấy mình bị giam cầm. Một cái lồng an toàn sẽ giúp ích rất nhiều cho điều này. Hãy tạo không gian riêng và làm quen từ từ với chúng. Sau khi thằn lằn cảnh cảm nhận được và có sự tin tưởng của bạn thì việc chăm sóc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi bị bắt nhốt nuôi tỏng chuồng, chúng sẽ mất 1 khoảng thời gian cảm thấy khó chịu. Chúng ngọ nguậy và cào cấu. Việc kiên nhẫn với việc cho ăn bằng tay giúp có được lòng tin của thằn lằn nhanh hơn. Nhẹ nhàng tiến tới thay vì đuổi bắt khiến chúng hoảng sợ.
Đặc biệt, thiết kế chuồng nuôi thằn lằn giống với môi trường sống ngoài tự nhiên của chúng. Mang tới sự gần gũi và thân thiện. Điều này cũng giúp bạn thuần hóa thằn lằn cảnh dễ dàng hơn. Tùy theo tính cách của mỗi con để huấn luyện, tuy nhiên thời gian làm quen với chúng cũng không quá lâu. Hãy kiên nhẫn và thực hiện nhưng điều đó lặp đi, lặp lại hàng ngày chắc chắn sẽ thành công.
Thức ăn cho thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon là loài thằn lằn ăn tạp. Về khía cạnh ăn uống cần phải chú ý đến sự cân bằng dinh dưỡng. Kết hợp thức ăn thịt và thực vật. Dưới đây là thực đơn hàng ngày mà bác sĩ thú y cung cấp, bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Khi cung cấp thức ăn cho thằn lằn cảnh thì cần đảm bảo yếu tố dễ tiêu hóa. Khi còn nhỏ, tỷ lệ thức ăn là 30% thức ăn thực vật, 70% thức ăn động vật. Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon trưởng thành thì nửa thịt, nửa rau. Không nên cho ăn quá nhiều 1 loại thức ăn nào đó. Cần cân bằng dinh dưỡng cho phù hợp.
Thức ăn động vật có thể cung cấp dế mèn, sâu gạo, cá mồi hoặc là cá nhỏ. Chúng cũng sẽ săn những con thằn lằn nhỏ khác. Nếu như bạn có điều kiện, cũng có thể thu thập một số loại rắn ở ngoài tự nhiên về cho chúng ăn. Có người nuôi còn huấn luyện để cho thằn lằn ăn thịt gà hoặc là thịt lợn.
Ngoài ra, còn có các loại rau. Chúng có thể hấp thụ rất nhanh. Có thể dựa theo cách thức cho rồng Nam Mỹ Iguana để cung cấp thức ăn. Bao gồm cả các loại thực vật có lá màu xanh, khoai lang, dưa gang, bí ngô non, rau diếp, bắp cải, cà rốt… Hoa quả thì có thể cho ăn tảo, nho, dâu tây, dưa lưới và dưa lê, dưa hấu, chuối, dâu tây, cải xanh, mù tạc… và 1 vài loại hoa,
Lưu ý khi nuôi dưỡng thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
Hộp nuôi dưỡng quá nhỏ sẽ dễ là nguyên nhân chúng lo lắng va chạm dẫn đến chóp miệng bị thương. Thường xuyên như vậy sẽ khiển cho vết thương phần miệng của chúng bị lở loét hoặc sinh ra kí sinh trùng. Một con thằn lằn trưởng thành ít nhất cần một không gian có kích thước 150x100x150cm (rộng x dài x cao).
Trong hộp bắt buộc phải bố trí ít nhất một hồ nước để chúng có thể ngâm cả cơ thể vào trong đó. Và đặt một cành cây lớn để chúng leo trèo. Rất nhiều chủ nuôi ở Âu Mỹ sử dụng cách nuôi dưỡng trong vườn nhà, đương nhiên đây là nơi thích hợp nhất. Nhưng nếu như nuôi ở vùng thành phố thì dường như không có cách nào đạt được yêu cầu như vậy.
Nền chuồng nuôi thằn lằn cảnh cần có độ ẩm cao. Nền có thể được làm bằng vỏ cây bách hoặc là hỗn hợp của đất, cát và xơ dừa. Thông thường thì hộp nuôi dưỡng bán trên thị trường cũng không thể nuôi dưỡng được cá thể thằn lằn Chaien Sailfin Dragon trưởng thành. Vì vậy nếu như các bạn có ý định nuôi dưỡng thằn lằn cảnh thì tốt nhất nên đặc biệt đặt một chiếc chuồng nuôi chuyên dụng.
Ngoài các loại thức ăn cho thằn lằn, cần bổ sung thêm Canxi và Vitamin 3D. Với những con cái chuẩn bị đẻ thì bổ sung Canxi, Vitamin 2 lần/tuần để đảm bảo chất lượng trứng lẫn sức khỏe của thằn lằn mẹ. Cung cấp môi trường sạch sẽ, đảm bảo các khay ăn uống được làm sạch và loại bỏ các loại thức ăn thừa.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp bạn có phương pháp nuôi thằn lằn cảnh Chaien Sailfin Dragon đúng cách. Đồng thời có thể tự tích lũy kinh nghiệm cho riêng mình. Nếu bạn cần tư vấn và giúp đỡ, hãy gửi tin nhắn về cho Pet Mart. Chúc bạn thành công!
Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon thuộc loài thằn lằn sống nửa trên cây. Chúng có nguồn gốc tại Indonesia, Philippin, Úc… Nhiều người chơi gọi chung là thằn lằn cánh buồm. Vì chúng có 1 lớp da cao 6 – 7cm. Hiện nay, có rất nhiều người yêu thích và nuôi loài thằn cảnh này làm thú cưng .
Việc nuôi dưỡng và chăm sóc thằn lằn Chaien Sailfin Dragon có đôi chút khác biệt với những giống thằn lằn khác. Đối với người mới nuôi cần tìm hiểu nhiều hơn về chúng. Nếu bạn tò mò về cách chăm sóc và nuôi dưỡng loài thằn lằn cảnh đặc biệt này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pet Mart nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
- Đặc điểm hình thái của thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
- Môi trường sống của thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
- Thức ăn cho thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
- Lưu ý khi nuôi dưỡng thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon phân bố chủ yếu ở Philippin. Trung bình 1 con thằn lằn Chaien Sailfin Dragon max size có thể lên tới 1,2m. Với con cái thường nhỏ hơn 1/3 so với những con đực khi max size nhé. Hiện nay, có 2 phân loài có kích cỡ to nhất là Philippine sailfins (Hydrosaurus pustulatus) và Indonesian giants (H. Amboinensis) với chiều dài khi max size là 1m, nặng 1,3 – 2,2kg. Tuổi thọ của giống thằn lằn này có thể lên tới 25 năm.
Vảy ở giữa phần lưng của thằn lằn có hình bờm, phần đuôi có hình cánh buồm lớn giương lên, da trên cơ thể hơi nhăn nheo. Cơ thể thằn lằn Chaien Sailfin Dragon có màu xám là chủ yếu. Chúng được đặt tên theo phần đuôi lớn có hình cánh buồm nhô lên.
Phần đuôi của Chaien Sailfin Dragon có những đốt xương sần lên để chống đỡ, phần đuôi hình cánh buồm của Chaien Sailfin Dragon trưởng thành rõ ràng là to và cao hơn so với cá thể con. Chúng là một cao thủ bơi lội tương đối xuất xác, thậm chí có thể dùng chân sau để đứng và chạy nhanh trên mặt nước.
Ngoài môi trường hoang dã, chúng thường hoạt động trong các khu rừng rậm ven khu vực có nước. Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon thuộc loài thằn lằn sống nửa trên cây. Thức ăn của chúng khá đa dạng, có thể ăn hoa quả, côn trùng, ếch nhái và các loài cá…
Môi trường sống của thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
Nhiệt độ nuôi dưỡng
Về khía cạnh nhiệt độ, môi trường nuôi dưỡng thằn lằn Chaien Sailfin Dragon đòi hỏi nhiệt độ ban ngày duy trì ở mức khoảng 24°C – 31°C. Buổi tối giảm thấp xuống khoảng 21°C – 24°C. Mùa đông có thể sử dụng đèn sưởi hoặc đá giữ nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ.
Tuy nhiên có lúc chúng sẽ nằm bò ở trên đá nham thạch để giữ lấy nhiệt độ cơ thể. Vì vậy khi sử dụng đá sưởi ấm bắt buộc phải chú ý đến khả năng gây ra bỏng. Kèm theo việc sử dụng công tắc điều khiển nhiệt độ. Đây cũng sẽ là 1 phương pháp tương đối tốt. Ngoài ra, chúng cũng giúp bổ sung UVB.
Quản lý độ ẩm chuồng nuôi
Về khía cạnh độ ẩm, thằn lằn Chaien Sailfin Dragon là một loài sinh sống trong những khu rừng mưa ẩm, sinh sống nhờ nước. Vì vậy phải thiết lập độ ẩm tương đối cao. Mặc dù bể nước được xây dựng có thể duy trì độ ẩm ở một mức độ nhất định. Tốt nhất bình thường duy trì độ ẩm môi trường từ 80% trở lên. Chú ý nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho da của chúng bị khô quá mức, thậm chí sẽ gây ra tình trạng đứt ngón chân.
Để giữ độ ẩm bạn cần đặt 1 bát nước vào chuồng nuôi. Điều rất quan trọng, thằn lằn Chaien Sailfin Dragon nhỏ phải được hai lần phun sương ít nhất trong 1 ngày. Đối với con thằn lằn trưởng thành, phải phun sương cho chúng hàng ngày.
Lưu ý khi nuôi nhốt thằn lằn
Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon có một chút hoang dã khi cảm thấy mình bị giam cầm. Một cái lồng an toàn sẽ giúp ích rất nhiều cho điều này. Hãy tạo không gian riêng và làm quen từ từ với chúng. Sau khi thằn lằn cảnh cảm nhận được và có sự tin tưởng của bạn thì việc chăm sóc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi bị bắt nhốt nuôi tỏng chuồng, chúng sẽ mất 1 khoảng thời gian cảm thấy khó chịu. Chúng ngọ nguậy và cào cấu. Việc kiên nhẫn với việc cho ăn bằng tay giúp có được lòng tin của thằn lằn nhanh hơn. Nhẹ nhàng tiến tới thay vì đuổi bắt khiến chúng hoảng sợ.
Đặc biệt, thiết kế chuồng nuôi thằn lằn giống với môi trường sống ngoài tự nhiên của chúng. Mang tới sự gần gũi và thân thiện. Điều này cũng giúp bạn thuần hóa thằn lằn cảnh dễ dàng hơn. Tùy theo tính cách của mỗi con để huấn luyện, tuy nhiên thời gian làm quen với chúng cũng không quá lâu. Hãy kiên nhẫn và thực hiện nhưng điều đó lặp đi, lặp lại hàng ngày chắc chắn sẽ thành công.
Thức ăn cho thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon là loài thằn lằn ăn tạp. Về khía cạnh ăn uống cần phải chú ý đến sự cân bằng dinh dưỡng. Kết hợp thức ăn thịt và thực vật. Dưới đây là thực đơn hàng ngày mà bác sĩ thú y cung cấp, bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Khi cung cấp thức ăn cho thằn lằn cảnh thì cần đảm bảo yếu tố dễ tiêu hóa. Khi còn nhỏ, tỷ lệ thức ăn là 30% thức ăn thực vật, 70% thức ăn động vật. Thằn lằn Chaien Sailfin Dragon trưởng thành thì nửa thịt, nửa rau. Không nên cho ăn quá nhiều 1 loại thức ăn nào đó. Cần cân bằng dinh dưỡng cho phù hợp.
Thức ăn động vật có thể cung cấp dế mèn, sâu gạo, cá mồi hoặc là cá nhỏ. Chúng cũng sẽ săn những con thằn lằn nhỏ khác. Nếu như bạn có điều kiện, cũng có thể thu thập một số loại rắn ở ngoài tự nhiên về cho chúng ăn. Có người nuôi còn huấn luyện để cho thằn lằn ăn thịt gà hoặc là thịt lợn.
Ngoài ra, còn có các loại rau. Chúng có thể hấp thụ rất nhanh. Có thể dựa theo cách thức cho rồng Nam Mỹ Iguana để cung cấp thức ăn. Bao gồm cả các loại thực vật có lá màu xanh, khoai lang, dưa gang, bí ngô non, rau diếp, bắp cải, cà rốt… Hoa quả thì có thể cho ăn tảo, nho, dâu tây, dưa lưới và dưa lê, dưa hấu, chuối, dâu tây, cải xanh, mù tạc… và 1 vài loại hoa,
Lưu ý khi nuôi dưỡng thằn lằn Chaien Sailfin Dragon
Hộp nuôi dưỡng quá nhỏ sẽ dễ là nguyên nhân chúng lo lắng va chạm dẫn đến chóp miệng bị thương. Thường xuyên như vậy sẽ khiển cho vết thương phần miệng của chúng bị lở loét hoặc sinh ra kí sinh trùng. Một con thằn lằn trưởng thành ít nhất cần một không gian có kích thước 150x100x150cm (rộng x dài x cao).
Trong hộp bắt buộc phải bố trí ít nhất một hồ nước để chúng có thể ngâm cả cơ thể vào trong đó. Và đặt một cành cây lớn để chúng leo trèo. Rất nhiều chủ nuôi ở Âu Mỹ sử dụng cách nuôi dưỡng trong vườn nhà, đương nhiên đây là nơi thích hợp nhất. Nhưng nếu như nuôi ở vùng thành phố thì dường như không có cách nào đạt được yêu cầu như vậy.
Nền chuồng nuôi thằn lằn cảnh cần có độ ẩm cao. Nền có thể được làm bằng vỏ cây bách hoặc là hỗn hợp của đất, cát và xơ dừa. Thông thường thì hộp nuôi dưỡng bán trên thị trường cũng không thể nuôi dưỡng được cá thể thằn lằn Chaien Sailfin Dragon trưởng thành. Vì vậy nếu như các bạn có ý định nuôi dưỡng thằn lằn cảnh thì tốt nhất nên đặc biệt đặt một chiếc chuồng nuôi chuyên dụng.
Ngoài các loại thức ăn cho thằn lằn, cần bổ sung thêm Canxi và Vitamin 3D. Với những con cái chuẩn bị đẻ thì bổ sung Canxi, Vitamin 2 lần/tuần để đảm bảo chất lượng trứng lẫn sức khỏe của thằn lằn mẹ. Cung cấp môi trường sạch sẽ, đảm bảo các khay ăn uống được làm sạch và loại bỏ các loại thức ăn thừa.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp bạn có phương pháp nuôi thằn lằn cảnh Chaien Sailfin Dragon đúng cách. Đồng thời có thể tự tích lũy kinh nghiệm cho riêng mình. Nếu bạn cần tư vấn và giúp đỡ, hãy gửi tin nhắn về cho Pet Mart. Chúc bạn thành công!
Nguồn Pet Mart
-
Cộng đồng Yêu Thú cưng Việt Nam!
Cộng đồng Yêu Thú cưng Việt Nam!