Sóc Bí kíp nuôi Sóc rừng đơn giản và tiết kiệm

  • Người khởi tạo Yêu Pet
  • 0
  • 4,136

Yêu Pet

Sen cấp 4
Bài viết
611
Thích
103
Điểm
38
Best Tư vấn
0
Xu
545
Chủ Top
#1
Cách nuôi sóc rừng như thế nào để quấn chủ và sống khỏe là vấn đề mọi người chơi sóc cảnh đều quan tâm. Sóc rừng là loài thú cảnh nhỏ, dễ nuôi nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể mắc bệnh và chết.

Vậy cách nuôi sóc rừng như thế nào? Những loại thức ăn nào phù hợp với sóc rừng? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cách nuôi sóc rừng




Theo các bác sĩ thú y, sóc rừng thuộc họ thú gặm nhấm, vì thế chúng có thói quen cắn đồ để mài răng. Nên cho sóc ăn nhiều loại hạt vỏ cứng. Nếu thức ăn quá mềm, chúng sẽ có xu hướng gặm cắn đồ đạc trong nhà, đặc biệt là đồ gỗ.

Sóc rừng là loài ăn tạp nhưng thiên về thực vật, bao gồm các loại quả, hạt và mầm cây. Sóc rừng có tính cách khá hiền lành, đáng yêu, được nhiều bạn trẻ nhất là các bạn nữ yêu thích. Sóc rừng cũng rất sạch sẽ, thông minh, bạn gần như không phải lo lắng quá nhiều khi nuôi sóc rừng.

Cách nuôi sóc rừng khá đơn giản, đầu tiên là bạn phải chuẩn bị một chỗ ở thoải mái cho chúng. Lồng nuôi sóc không được quá nhỏ, phải đủ không gian để nó vận động. Nếu lồng quá chật, sóc không di chuyển được sẽ dễ mắc bệnh béo phì và các bệnh nguy hiểm khác.

Thức ăn cho sóc rừng


Sóc là động vật ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm các loại hạt vỏ cứng và côn trùng. Khi nuôi sóc làm cảnh, bạn có thể mua thức ăn viên dành riêng cho sóc, phối hợp với thức ăn thô như hồ đào, hạt dẻ, hoa quả… và côn trùng. Lưu ý không lấy côn trùng làm thức ăn chính.



Thức thô cho sóc có lạc, hạt hướng dương, cải thảo, cải dầu, lá cây dâu, trái cây. Mùa hè và mùa thu nên tăng thêm trái cây như dưa hấu, kiwi, đu đủ, cà chua, dưa chuột. Mỗi ngày chia làm 3 bữa. Đối với sóc con, mỗi ngày cần cho ăn 5-6 bữa để cung cấp đủ dinh dưỡng cho sóc con phát triển.

Thức ăn cho sóc con và sóc cái mang thai cần bổ sung nhiều thành phần động vật. Phổ biến nhất hiện nay là sâu bột, bọ cánh cứng, nhộng, giun… Sâu bột là thức ăn ưa thích của chim, chuột và thú cảnh nhỏ. Loại sâu này có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tìm mua.

Những điều cần tránh khi nuôi sóc rừng


Sóc rừng bản chất là động vật hoang dã, do đó chúng vẫn có thể trở nên hung dữ. Sóc có thể cắn người nếu bị kích động hoặc bất ngờ. Hơn nữa sóc rất năng động, không nên nhốt trong chuồng trong thời gian dài. Chúng cần được thả ra ngoài chơi và vận động vừa phải.

Không để chuồng sóc ở nơi nắng gắt để tránh cảm nắng, mất nước và sốc nhiệt. Không đưa sóc đến những nơi ồn ào, có nhiều người hoặc động vật. Sóc rừng rất nhát gan, nếu bị stress chúng sẽ bỏ ăn hoặc bị rối loạn tiêu hóa.



Không nuôi sóc ở nơi nhiều bụi, gần đường giao thông để tránh các bệnh về đường hô hấp, dị ứng, bệnh về da. Tránh đặt lồng sóc ở gần TV, tủ lạnh, đồ điện, những nơi ẩm ướt, tối tăm.

Socola và thực phẩm có chứa cafein là nguyên nhân gây hưng phấn quá mức ở sóc. Nghiêm trọng có thể dẫn tới tăng huyết áp, suy tim và tử vong. Cho sóc rừng ăn thịt gia súc như bò, gà, lợn… có thể gây viêm ruột, viêm dạ dày.

Nếu bạn đang quan tâm: cách làm chuồng nuôi sóc đất con, cách nuôi sóc rừng đã lớn, cách nuôi sóc bông đẻ, cách nuôi sóc nhen, cách nuôi sóc bay việt nam, cách nuôi sóc rừng sinh sản. Hãy truy cập trang YeuPet.vnhoặc comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,774
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới