Thỏ Bệnh đường ruột, bệnh hô hấp và bệnh viêm da chân ở thỏ

Yêu Thỏ

Sen cấp 3
Bài viết
122
Thích
18
Điểm
18
Best Tư vấn
0
Xu
150
Chủ Top
#1
Những bệnh thường gặp ở thỏ hiện nay là gì? Đây là câu hỏi mà bất kì người nuôi thỏ nào cũng quan tâm. Cho dù chăm sóc bất cứ loại thú cưng nào, vấn đề bệnh tật luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Những căn bệnh nghiêm trọng không những làm suy giảm sức khỏe của thỏ, mà còn khiến chúng ta tổn thất về mặt kinh tế rất lớn. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta quá lo.

Những căn bệnh này hiện nay đều đã có vắc xin phòng ngừa, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho thỏ. Trong bài viết này, yeupet.vn sẽ giới thiệu ngắn gọn các bệnh thường gặp ở thỏ và cách điều trị.

Bệnh đường ruột




Triệu chứng của bệnh này là đi ngoài, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng. Tỉ lệ thỏ bị nhiễm bệnh cao, tỉ lệ tử vong cũng tương đối cao. Đặc biệt là ở thỏ con mới sinh.

Nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở thỏ là do vi khuẩn E.coli, trực khuẩn gram dương, vi khuẩn Salmonella,… Nguyên nhân sâu xa gây bệnh đường ruột có liên quan mật thiết đến việc nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ.

Trong đó chủ yếu là do vệ sinh môi trường quá thấp, không sử dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại. Người chăn nuôi sử dụng thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất hoặc vi sinh vật.

Vì vậy để phòng tránh bệnh đường ruột cho thỏ cần vệ sinh chuồng nuôi định kì. Nhằm giảm tối đa các nguồn gây bệnh.

Bệnh đường ruột do vi khuẩn E.coli là bệnh phổ biến nhất ở thỏ. Tuy hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh nhưng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao. Vì vậy phải nên cố gắng phòng ngừa.

Bệnh đường hô hấp




Thỏ là vật nuôi rất nhạy cảm với các bệnh đường hô hấp. Trong khí quản của thỏ thường có vi trùng Pasteurella và Bordetella tiềm sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút thì vi trùng này sẽ tấn công và gây bệnh.

Nguyên nhân gây giảm sức đề kháng có thể do môi trường ngoại cảnh tác động như gió lùa, thay đổi thời tiết đột ngột, dinh dưỡng kém hoặc viêm mũi kéo dài… Các dạng bệnh thường thấy: viêm phổi, viêm kết mạc, phế quản, viêm não…

Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp do hít thở phải vi trùng ô nhiễm trong phân, bụi không khí. Bệnh có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi của thỏ.

Bệnh có triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Cách phòng tránh là đảm bảo môi trường nuôi dưỡng tốt. Nuôi thỏ trong chuồng trại hợp vệ sinh. Không nên nuôi thỏ chung với các vật nuôi khác.

Định kỳ sát trùng chuồng trại 10 ngày/lần. Khi thời tiết thay đổi, hoà kháng sinh vào nước cho thỏ uống trong 3 ngày liên tiếp.

Bệnh viêm da chân




Nếu thỏ bị mất đệm lót chân sẽ dễ mắc bệnh viêm da chân. Phần chân của thỏ không giống của chó mèo, không những có thể bảo vệ phần chân trong môi trường khô hanh, còn có thể phòng tránh di dạng chân.

Bệnh viêm da chân này có tốc độ lây truyền rất nhanh. Tuy không trực tiếp khiến thỏ tử vong nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thỏ. Đặc biệt là ở thỏ mới sinh. Đặc biệt bệnh này có thể truyền sang người đặc biệt là trẻ em và người có sức đề kháng yếu.

Cách chữa bệnh là thêm 75% griseofulvin (thuốc kháng sinh chống nấm) vào 250g thức ăn. Cho thỏ ăn liên tục trong 3 – 4 tuần. Tuyệt đối không dùng trong thời gian dài, dễ gây những tác dụng phụ không mong muốn.




Nguồn Bacsithuy​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,783
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới