Thỏ Bệnh bại huyết và xuất huyết truyền nhiễm ở thỏ

Yêu Thỏ

Sen cấp 3
Bài viết
122
Thích
18
Điểm
18
Best Tư vấn
0
Xu
150
Chủ Top
#1
Khi thỏ con bị bệnh hoặc cần tiêm phòng vacxin cho thỏ (vắc xin). Do thỏ con đặc biệt mẫn cảm bẩm sinh, sau khi bị bệnh vẫn cần đến bệnh viện thú y để tiến hành quy trình này là một việc dày vò chúng. Nếu chủ nhân có thể thực hiện cho thỏ cưng của mình, vậy có thể bớt được không ít ắc rối. Nên làm thế nào tiến hành tiêm cho thỏ đây?

Trước khi tiến hành tiêm cho thỏ, chúng ta cần tìm hiểu những bệnh truyền nhiễm ở thỏ là gì? Sự khác biệt của bại huyết và xuất huyết truyền nhiễm ở thỏ

Bệnh xuất huyết truyền nhiễm ở thỏ

Nguyên nhân


Bệnh xuất huyết truyền nhiễm (Rabbit Hemorrhagic Disease – RHD)) do vi rút Calicivirus gây ra. Theo Ngô Đức 2012. Bệnh xuất huyết do vi rút trên thỏ do vi rút Calicivirus là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho cả thỏ nuôi kiểng và thỏ hoang dã. Mầm bệnh tấn công lên thỏ ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những biểu hiện lâm sàng chỉ quan sát được ở thỏ từ 2 tháng tuổi trở lên. Tỷ lệ chết trong đàn thỏ nuôi bị nhiễm bệnh có thể biến động từ 40 – 100%.

Phương thức truyền lây bệnh


Bệnh có thể lây truyền bằng nhiều con đường khác nhau, lây trực tiếp do tiếp xúc trực tiếp với thú bệnh hoặc gián tiếp thông qua xác thú đông lạnh hoặc các sản phẩm từ thỏ bênh; qua trang thiết bị, thức ăn bị nhiễm mầm bệnh; qua các véc tơ truyền bệnh từ chuột, người nuôi… Vi rút hiện diện trong dịch bài tiết, máu và nội tạng, trong giai đoạn muộn, vi rút có thể tìm thấy ở da và niêm mạc. Khả năng lây bệnh qua không khí và côn trùng trung gian chưa được chứng minh.

Triệu chứng


Bệnh có thể biểu hiện dưới 3 thể lâm sàng.

  • Thể siêu cấp tính: thỏ chết đột ngột sau khi bị nhiễm 10 – 12 giờ mà không có triệu chứng lâm sàng nào, biểu hiện rõ nhất là thỏ giãy giụa mạnh trước khi chết. Thể này thường gặp vào giai đoạn đầu của ổ dịch.
  • Thể cấp tính: thỏ sốt cao 41 độ C; lúc đầu thỏ có biểu hiện lờ đờ, di chuyển chậm chạp, trước khi chết trở nên bị kích động, chạy khắp chuồng, co giật, run cơ, kêu ré lên. Một vài thỏ có biểu hiện nghẹt thở do xoang mũi có dịch lẫn máu và bọt. Thể này thường xảy ra ở giai đoạn giữa của vụ dịch.
  • Thể mãn tính: thường thấy ở thỏ con dưới 3 tháng tuổi có trọng lượng cơ thể từ 1,0 – 2 kg và thường xảy ra ở giai đoạn sau của vụ dịch. Thỏ bị bệnh lờ đờ, giảm ăn và biếng ăn trong 1 – 2 ngày, biểu hiện gầy mòn, xù lông và tử vong.
Phòng trị bệnh


Khi thỏ đã phát bệnh việc điều trị hầu như không có kết quả do mầm bệnh là virus, vì vậy người nuôi chỉ phòng bệnh cho thỏ.

Việc phòng bệnh xuất huyết thỏ trước tiên là áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như: Kiểm dịch, cách ly nghiêm ngặt, không nhập thịt thỏ, con giống, thức ăn ở những vùng đang có dịch bệnh; công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại định kỳ, dùng các loại thuốc sát trùng chuồng trại.

Bệnh bại huyết do virus ở thỏ


Tên tiếng anh là RABBIT HAEMORRHAGIC DISEASE.

Nguyên nhân


Bệnh được báo cáo lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1984, và sau đó ở châu Âu, châu Á, Mexico và Hoa Kỳ.

Bệnh do virus Calici gây ra. Chủng virus này có mức độ độc tính khác nhau giữa các nước trên thế giới. Truyền lây do tiếp xúc trực tiếp với thỏ mang bệnh, hoặc do côn trùng có tiếp xúc với phân từ con vật mangmầm bệnh.

Triệu chứng


Thời gian ủ bệnh khoảng 1-3 ngày. Ở thể quá cấp, thỏ bị chết mà không có dấu hiệu lâm sàng. Ở thể cấp tính, thỏ bỏ ăn và ngủ lịm, thở khó, sốt cao từ 40-41oC nhưng nhiệt độ cơ thể giảm nhanh trước khi thỏ chết.

Ở thể á cấp tính, có triệu chứng chảy máu mũi, co giật, kêu la. Thỏ chết sau 2–3 giờ có biểu hiện trên. Bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao, từ 90–100%.

Phòng bệnh


Tiêm phòng vacxin cho thỏ: Dùng một trong các loại vắc-xin sau:

  1. Vắc-xin xuất huyết thỏ.
  2. Vắc-xin xuất huyết truyền nhiễm thỏ.
Chuẩn bị dụng cụ để tiêm vacxin cho thỏ

Xi-lanh


Loại nhựa vô trùng liền kim, dùng 1 lần rồi hủy. Dung tích xi-ranh tối đa 5ml (tốt nhất dùng loại 1-3ml) vì phần lớn lượng vaccine đã pha chỉ có khối lượng 1ml. Dùng xi-ranh dung tích lớn thuốc vào cơ thể không đủ lượng. Tuyệt đối không dùng chung xi-lanh cho nhiều thú cưng dễ lây truyền dịch bệnh từ thỏ có bệnh, ủ bệnh hoặc mang trùng.

Thuốc Vaccine


Phải bảo đảm giữ liên tục trong “dây truyền lạnh”. Nghĩa là từ khi nhập, sản xuất đến phân phối, bán lẻ, đến lúc pha tiêm lúc nào cũng bảo quản ở nhiệt độ 4- 8 độ. Tuyệt đối không để đóng băng, ngăn đá tủ lạnh (<0 độ), hoặc nhiệt độ >10 độ đều làm hỏng vaccine.

Cách tiêm phòng vacxin cho thỏ con


Dựa theo giải thích của bác sĩ thú y, tiêm phòng vacxin cho thỏ con thường ở cổ hoặc lưng. Tiêm vào cơ bắp thường ở phần hông hai bên xương sườn và cơ bắp trên bắp đùi. Phải chú ý, cơ bắp ở bắp đùi của thỏ con không thể cắm xi ranh lung tung. Tránh nhầm vào dây thần kinh hông.

Khi tiến hành tiêm phòng vacin cho thỏ con, chủ nhân nhất định phải cố định được cơ thể của chúng. Không được để chúng hoạt động loạn xạ. Nếu không thể làm được một mình, cần nhờ sự giúp đỡ của người khác. Nên dùng bông tẩm cồn 70% khử độc, ngón cái và ngón trỏ tay trái tập trung nắm trên cơ bắp của chân sau. Tay phải cầm ống tiêm nghiêng 30 độ so với cơ thể. Mũi kim cắm vào được 1,5 – 2cm, sau khi tiêm dung dịch vào. Dùng bông tẩm cồn ấn vào trên da vị trí vừa cắm kim, rút đầu kim ra.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được chủ nhân trong quá trình nuôi và chăm sóc thỏ của mình.




Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,874
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới