Trách nhiệm nuôi và chăm sóc mèo không hề nhỏ, đặc biệt cần sự quan tâm và tài chính vững mạnh của cô/ cậu chủ. Tuy nhiên, việc nuôi mèo mang lại lợi ích nhiều hơn là trách nhiệm bỏ ra. Những khảo sát cũng chỉ ra sự gắn kết chặt chẽ giữa người và mèo là kết quả của việc nhận nuôi và chăm sóc mèo. Điều đó mang lại lợi ích cho xã hội và sức khỏa cộng đồng.
Bắt đầu nuôi mèo trong nhà hay ngoài trời?
Các bạn thường băn khoăn việc bắt đầu nuôi mèo trong nhà hay để rong chơi ngoài sân vườn? Người ta khuyên nên nuôi mèo trong nhà vì các lý do nêu sau đây. Mèo lang thang bên ngoài thường đánh nhau, ăn phải chất độc (ví dụ như chất bảo quản/ chất chống đông), bị xe tông và vô số các rắc rối khác. Ngoài ra, mèo thả rong thường bị nhiễm cả hai loại ký sinh trùng: kí sinh trùng ngoài da (như bọ chét và ve) và kí sinh trùng đường ruột (từ việc ăn các loài gặm nhấm – chuột – bị nhiễm bệnh). Hơn nữa, mèo nuôi ngoài trời có xu hướng giết các loài chim và các loại động vật nhỏ khác. Thêm vào đó, mèo thả rong không được triệt sản sẽ làm tăng số lượng mèo đi hoang một cách nhanh chóng và sinh ra những lứa mèo con không mong muốn. Hơn thế nữa, mèo nuôi ngoài trời lây truyền bệnh dịch một cách nhanh chóng cho các con mèo khác cũng như bị nhiễm bệnh dại khi tiếp xúc với các con vật hoang bị nhiễm bệnh. Đáng buồn thay, một khi mèo nhà bạn đã đi hoang thì chúng rất khó bỏ cái thói quen này.
Chế độ ăn uống của mèo con
Một chế độ ăn với chất dinh dưỡng hợp lý cho mèo nhà bạn là rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc, nhưng bạn thường bỏ qua và ít chú ý tới vấn đề này. Ngành công nghiệp thực phẩm cho thú cưng rất rộng lớn, và có rất nhiều sự lựa chọn. Hiển nhiên, các loại thức ăn cho mèo khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau. Thực phẩm khô nói chung là thích hợp hơn thực phẩm đóng hộp vì nó thúc đẩy răng và lợi khỏe mạnh (trong khi cả hai loại đều cung cấp các chất dinh dưỡng như nhau). Thương hiệu nổi tiếng về thức ăn cho mèo thường được chứng nhận bởi các bởi nghiên cứu khoa học và việc kiểm soát chất lượng chặt chẽ, do đó đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho vật nuôi của bạn. Điều này cực kì quan trọng đối với mèo, vì chúng cần chất béo chất lượng cao và protein trong chế độ ăn, cũng như các axit amin nhất định (bao gồm cả taurine), mà các chất này thường không có trong thức ăn của chó hay của người. Không bao giờ cho mèo nhà bạn ăn thức ăn của chó trong khẩu phần ăn hằng ngày. Chế độ ăn uống của mèo được xây dựng đặc biệt cho các giai đoạn sống khác nhau (như là con mèo con, mèo trưởng thành và mèo già). Các loại thức ăn cho mèo phù hợp với lứa tuổi được bán rộng rãi trên thị trường, rất dễ tìm tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thú cưng, hay mua online tại Pet Mart. Các bạn cũng cần lưu ý chế độ ăn đặc biệt dành riêng cho tình trạng sức khỏe của mèo (ví dụ như bệnh béo phì, rối loại đường tiết niệu, bệnh thận…) Những chế độ ăn này cần được làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Hầu hết mèo trưởng thành cần được cho ăn 1 hay 2 lần mỗi ngày, nhưng mèo con thì phải cho ăn thường xuyên hơn (Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại: Routin Care and Breeding of Cats: Kitten Care). Bữa ăn cần được sắp xếp tại một góc yên tĩnh, tránh xa sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống gia đình. Một số con mèo rất kén ăn cho nên bạn cần phải thử cho mèo nhà bạn ăn các loại thức ăn khác nhau (loại hạt khô hoặc thức ăn đóng hộp) hay của các thương hiệu khác nhau để thay đổi và biết được thức ăn yêu thích của chúng. Đối với những con mèo trưởng thành mà không bị béo phì hay thừa cân, bạn có thể để sẵn những hạt khô cho chúng ăn khi nào chúng thích.
Một trong những vấn đề lớn nhất khi chăm sóc mèo là cho chúng ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì và có thể mắc các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim, viêm khớp… cũng như làm giảm tuổi thọ của chúng. Chỉ cho mèo ăn khẩu phần với lượng thức ăn vừa đủ (hoặc kèm với một ít thức ăn của người). Bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn và gợi ý cho bạn loại thức ăn và lượng thức ăn phù hợp với mèo của bạn để duy trì cân nặng ổn định ở mức lý tưởng.
Mặt khác, bạn cũng cần quan sát để biết khi nào mèo ăn ít hơn lượng thức ăn hàng ngày, vì biếng ăn có thể là một dấu hiệu khi mèo mắc bệnh nặng. Nếu con mèo của bạn không chịu ăn hơn một ngày, lời khuyên tốt nhất cho bạn là đưa mèo đi khám thú y càng sớm càng tốt.
Nước sạch phải luôn luôn được để sẵn cho mèo nhà bạn. Tuy mèo thường uống ít nước hơn chó và một số con mèo chỉ cần nước trong thức ăn ẩm hoặc thực phẩm đóng hộp là đủ, bạn không bao giờ được hạn chế việc chúng uống nước trừ khi theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Cho mèo tập thể dục
Mèo ít vận động có xu hướng tăng cân và dễ bị bệnh nào đó (chẳng hạn như bệnh gan). Mặc dù việc cho mèo tập luyện sẽ gặp khó khăn hơn so với huấn luyện chó nhưng bạn có thể dùng một món đồ chơi để khuyến khích mèo nhà bạn tập thể dục và thúc đẩy hoạt động thể chất của chúng. Ví dụ, một loại đồ chơi phổ biến hiện nay là một đoạn cây ngắn, linh hoạt, có gắn một chiếc lông hoặc đồ vật nhỏ ở đầu gậy. Bạn có thể cầm đầu còn lại và nhử cho mèo nhảy lên và rượt theo đồ chơi. Bạn nên thay đổi nhiều loại đồ chơi hấp dẫn khác nhau để thu hút sự chú ý của mèo.
Nơi vệ sinh của mèo
Huấn luyện cho mèo bài tiết đúng nơi qui định nói chung là rất dễ vì theo bản năng, chúng có thói quen chôn/ vùi lấp phân của chúng. Bạn cần chuẩn bị hộp/ khay đựng cát là nơi đựng chất thải khi mèo đi vệ sinh. Trong nhà nếu nuôi nhiều con mèo, bạn cần phải mua ít nhất một khay đựng cát cho mỗi con. Trường hợp nhà bạn có nhiều tầng thì bạn cũng nên có khay đựng cát tại mỗi tầng. Hộp/ khay đựng cát cần phải được dọn dẹp sạch sẽ, nếu không mèo nhà bạn sẽ không chịu dùng để đi vệ sinh đúng chỗ, mà chúng còn làm đất vấy bẩn ra bên ngoài hộp. Bạn phải thay cát mỗi ngày cho sạch sẽ và rửa hộp thường xuyên, ít nhất một lần trong một tuần.
Bạn nên đặt hộp đựng cát tại nơi cố định, kín đáo, ít người qua lại trong nhà mà phải thuận tiện cho mèo của bạn dễ đến. Trên thị trường cũng có rất nhiều loại cát vệ sinh cho mèo, nhưng hầu hết chúng thường thích loại hạt nhỏ vón cục (chẳng hạn như những hạt làm từ đất sét). Từng loại hộp (kích thước khác nhau) hoặc vị trí đặt hộp trong nhà sẽ phụ thuộc vào từng con mèo khác nhau. Cần một vài lần thử nghiệm và thay đổi cho phù hợp. Sau một thời gian thành thói quen, thay đổi vị trí của cái hộp đột ngột sẽ làm cho mèo vấy bẩn ra bên ngoài hộp khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, việc vấy bẩn ra bên ngoài cũng là dấu hiệu mèo của bạn bị bệnh, hoặc gặp những vấn đề về hành vi và cần phải được đưa đi gặp bác sĩ thú ý để khám càng sớm càng tốt.
Bắt đầu nuôi mèo trong nhà hay ngoài trời?
Các bạn thường băn khoăn việc bắt đầu nuôi mèo trong nhà hay để rong chơi ngoài sân vườn? Người ta khuyên nên nuôi mèo trong nhà vì các lý do nêu sau đây. Mèo lang thang bên ngoài thường đánh nhau, ăn phải chất độc (ví dụ như chất bảo quản/ chất chống đông), bị xe tông và vô số các rắc rối khác. Ngoài ra, mèo thả rong thường bị nhiễm cả hai loại ký sinh trùng: kí sinh trùng ngoài da (như bọ chét và ve) và kí sinh trùng đường ruột (từ việc ăn các loài gặm nhấm – chuột – bị nhiễm bệnh). Hơn nữa, mèo nuôi ngoài trời có xu hướng giết các loài chim và các loại động vật nhỏ khác. Thêm vào đó, mèo thả rong không được triệt sản sẽ làm tăng số lượng mèo đi hoang một cách nhanh chóng và sinh ra những lứa mèo con không mong muốn. Hơn thế nữa, mèo nuôi ngoài trời lây truyền bệnh dịch một cách nhanh chóng cho các con mèo khác cũng như bị nhiễm bệnh dại khi tiếp xúc với các con vật hoang bị nhiễm bệnh. Đáng buồn thay, một khi mèo nhà bạn đã đi hoang thì chúng rất khó bỏ cái thói quen này.
Chế độ ăn uống của mèo con
Một chế độ ăn với chất dinh dưỡng hợp lý cho mèo nhà bạn là rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc, nhưng bạn thường bỏ qua và ít chú ý tới vấn đề này. Ngành công nghiệp thực phẩm cho thú cưng rất rộng lớn, và có rất nhiều sự lựa chọn. Hiển nhiên, các loại thức ăn cho mèo khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau. Thực phẩm khô nói chung là thích hợp hơn thực phẩm đóng hộp vì nó thúc đẩy răng và lợi khỏe mạnh (trong khi cả hai loại đều cung cấp các chất dinh dưỡng như nhau). Thương hiệu nổi tiếng về thức ăn cho mèo thường được chứng nhận bởi các bởi nghiên cứu khoa học và việc kiểm soát chất lượng chặt chẽ, do đó đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho vật nuôi của bạn. Điều này cực kì quan trọng đối với mèo, vì chúng cần chất béo chất lượng cao và protein trong chế độ ăn, cũng như các axit amin nhất định (bao gồm cả taurine), mà các chất này thường không có trong thức ăn của chó hay của người. Không bao giờ cho mèo nhà bạn ăn thức ăn của chó trong khẩu phần ăn hằng ngày. Chế độ ăn uống của mèo được xây dựng đặc biệt cho các giai đoạn sống khác nhau (như là con mèo con, mèo trưởng thành và mèo già). Các loại thức ăn cho mèo phù hợp với lứa tuổi được bán rộng rãi trên thị trường, rất dễ tìm tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thú cưng, hay mua online tại Pet Mart. Các bạn cũng cần lưu ý chế độ ăn đặc biệt dành riêng cho tình trạng sức khỏe của mèo (ví dụ như bệnh béo phì, rối loại đường tiết niệu, bệnh thận…) Những chế độ ăn này cần được làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Hầu hết mèo trưởng thành cần được cho ăn 1 hay 2 lần mỗi ngày, nhưng mèo con thì phải cho ăn thường xuyên hơn (Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại: Routin Care and Breeding of Cats: Kitten Care). Bữa ăn cần được sắp xếp tại một góc yên tĩnh, tránh xa sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống gia đình. Một số con mèo rất kén ăn cho nên bạn cần phải thử cho mèo nhà bạn ăn các loại thức ăn khác nhau (loại hạt khô hoặc thức ăn đóng hộp) hay của các thương hiệu khác nhau để thay đổi và biết được thức ăn yêu thích của chúng. Đối với những con mèo trưởng thành mà không bị béo phì hay thừa cân, bạn có thể để sẵn những hạt khô cho chúng ăn khi nào chúng thích.
Một trong những vấn đề lớn nhất khi chăm sóc mèo là cho chúng ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì và có thể mắc các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim, viêm khớp… cũng như làm giảm tuổi thọ của chúng. Chỉ cho mèo ăn khẩu phần với lượng thức ăn vừa đủ (hoặc kèm với một ít thức ăn của người). Bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn và gợi ý cho bạn loại thức ăn và lượng thức ăn phù hợp với mèo của bạn để duy trì cân nặng ổn định ở mức lý tưởng.
Mặt khác, bạn cũng cần quan sát để biết khi nào mèo ăn ít hơn lượng thức ăn hàng ngày, vì biếng ăn có thể là một dấu hiệu khi mèo mắc bệnh nặng. Nếu con mèo của bạn không chịu ăn hơn một ngày, lời khuyên tốt nhất cho bạn là đưa mèo đi khám thú y càng sớm càng tốt.
Nước sạch phải luôn luôn được để sẵn cho mèo nhà bạn. Tuy mèo thường uống ít nước hơn chó và một số con mèo chỉ cần nước trong thức ăn ẩm hoặc thực phẩm đóng hộp là đủ, bạn không bao giờ được hạn chế việc chúng uống nước trừ khi theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Cho mèo tập thể dục
Mèo ít vận động có xu hướng tăng cân và dễ bị bệnh nào đó (chẳng hạn như bệnh gan). Mặc dù việc cho mèo tập luyện sẽ gặp khó khăn hơn so với huấn luyện chó nhưng bạn có thể dùng một món đồ chơi để khuyến khích mèo nhà bạn tập thể dục và thúc đẩy hoạt động thể chất của chúng. Ví dụ, một loại đồ chơi phổ biến hiện nay là một đoạn cây ngắn, linh hoạt, có gắn một chiếc lông hoặc đồ vật nhỏ ở đầu gậy. Bạn có thể cầm đầu còn lại và nhử cho mèo nhảy lên và rượt theo đồ chơi. Bạn nên thay đổi nhiều loại đồ chơi hấp dẫn khác nhau để thu hút sự chú ý của mèo.
Nơi vệ sinh của mèo
Huấn luyện cho mèo bài tiết đúng nơi qui định nói chung là rất dễ vì theo bản năng, chúng có thói quen chôn/ vùi lấp phân của chúng. Bạn cần chuẩn bị hộp/ khay đựng cát là nơi đựng chất thải khi mèo đi vệ sinh. Trong nhà nếu nuôi nhiều con mèo, bạn cần phải mua ít nhất một khay đựng cát cho mỗi con. Trường hợp nhà bạn có nhiều tầng thì bạn cũng nên có khay đựng cát tại mỗi tầng. Hộp/ khay đựng cát cần phải được dọn dẹp sạch sẽ, nếu không mèo nhà bạn sẽ không chịu dùng để đi vệ sinh đúng chỗ, mà chúng còn làm đất vấy bẩn ra bên ngoài hộp. Bạn phải thay cát mỗi ngày cho sạch sẽ và rửa hộp thường xuyên, ít nhất một lần trong một tuần.
Bạn nên đặt hộp đựng cát tại nơi cố định, kín đáo, ít người qua lại trong nhà mà phải thuận tiện cho mèo của bạn dễ đến. Trên thị trường cũng có rất nhiều loại cát vệ sinh cho mèo, nhưng hầu hết chúng thường thích loại hạt nhỏ vón cục (chẳng hạn như những hạt làm từ đất sét). Từng loại hộp (kích thước khác nhau) hoặc vị trí đặt hộp trong nhà sẽ phụ thuộc vào từng con mèo khác nhau. Cần một vài lần thử nghiệm và thay đổi cho phù hợp. Sau một thời gian thành thói quen, thay đổi vị trí của cái hộp đột ngột sẽ làm cho mèo vấy bẩn ra bên ngoài hộp khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, việc vấy bẩn ra bên ngoài cũng là dấu hiệu mèo của bạn bị bệnh, hoặc gặp những vấn đề về hành vi và cần phải được đưa đi gặp bác sĩ thú ý để khám càng sớm càng tốt.
Nguồn Bacsithuy