Cá Hồng Kim hay còn gọi là cá đuôi kiếm. Nó có tên khoa học là Xiphophorus Hellerii. Tên tiếng Anh là Green Swordtail. Là giống cá cảnh đẹp dễ nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc và nuôi cá Hồng Kim có thể mắc một số bệnh của cá. Vậy cá Hồng Kim hay gặp phải những căn bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của bacsithuyđể biết thêm chi tiết.
Bệnh đốm trắng
Người nuôi cá hẳn rất quan tâm đến những căn bệnh thường gặp ở cá. Khi nuôi cá Hồng Kim liệu mọi người đã nghiên cứu đầy đủ thông tin về chúng hay chưa. Bệnh ở cá nếu không kịp phát hiện điều trị sẽ có thể gây ra chết hàng loạt. Khi nuôi cá Hồng Kim, bệnh hay gặp nhất đó là bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng do kí sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis (Ich) có kích thước khá lớn gây ra. Ấu trùng tấn công vào da và mang cá, đa phần là ở da. Giai đoạn đầu của bệnh ở phần ngực, lưng, vây đuôi và bề mặt da có những đốm trắng. Sau một vài ngày, các đốm trắng lan toàn bộ cơ thể và cá mất khả năng di chuyển, lờ đờ và nổi trên mặt nước.
Cá biếng ăn, giảm trọng lượng cơ thể, rỉ máu trên da. Có lúc lắc lư trái phải, chúng thường bơi nghiêng người và cọ xát vào thành bể, cây thủy sinh và cát sỏi. Cơ thể dần mất thăng bằng. Bệnh tiến triển trong 5 – 10 ngày và tốc độ lây lan cực kỳ nhanh. Nếu không kịp thời điều trị, trong thời gian ngắn có thể chết rất nhiều cá.
Bệnh viêm ruột do vi khuẩn
Bệnh viêm ruột do vi khuẩn, nguyên nhân bệnh chủ yếu do cá ăn thực phẩm không sạch hoặc ăn quá nhiều. Dạ dày bị chướng không thể bài tiết và dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm ruột. Khi bị bệnh, bụng cá sưng lên. Xuất hiện ban đỏ, hậu môn lồi ra, cơ thể uể oải, lười ăn và phân có màu trắng. Nếu mổ bụng cá, sẽ phát hiện thành ruột bị tắc nghẽn và viêm. Bệnh nhẹ khi chỉ một phần ruột có màu đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, toàn bộ ruột sẽ có màu đỏ tím. Trong ruột không có thức ăn, chứa đầy chất nhầy màu vàng nhạt và có máu.
Nuôi cá Hồng Kim thường hay bị bệnh cảm lạnh
Cá Hồng Kim cũng sẽ bị cảm lạnh. Chúng ta đều biết rằng cá là động vật thay đổi nhiệt độ theo nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ nước thay đổi đột ngột và chênh lệch vượt quá 5°C, chúng sẽ cảm thấy khó chịu và thậm chí bị cảm lạnh.
Khi nuôi cá Hồng Kim mà bị bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi. Cá lười ăn, hành vi trở nên chậm chạp và bất thường. Nếu không giải quyết kịp thời, cá sẽ thoi thóp dần và chết.
Ngoài những căn bệnh vừa nêu, khi nuôi cá Hồng Kim còn có rất nhiều căn bệnh khác như thối vây cá, thối mang cá… Những căn bệnh này đều xuất phát từ nguyên nhân môi trường nuôi không phù hợp. Bởi vậy, để bảo đảm chúng luôn khỏe mạnh, việc nuôi cá phải khoa học.
Trên đây là những bệnh hay gặp ở cá Hồng Kim, nếu phát hiện kịp thời sẽ đảm bảo sức khỏe cho cá. Tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu bạn cần bác sĩ thú y hỗ trợ và tư vấn thêm về cách nuôi cá Hồng Kim có thể gửi tin nhắn về page của chúng tôi.
Bệnh đốm trắng
Người nuôi cá hẳn rất quan tâm đến những căn bệnh thường gặp ở cá. Khi nuôi cá Hồng Kim liệu mọi người đã nghiên cứu đầy đủ thông tin về chúng hay chưa. Bệnh ở cá nếu không kịp phát hiện điều trị sẽ có thể gây ra chết hàng loạt. Khi nuôi cá Hồng Kim, bệnh hay gặp nhất đó là bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng do kí sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis (Ich) có kích thước khá lớn gây ra. Ấu trùng tấn công vào da và mang cá, đa phần là ở da. Giai đoạn đầu của bệnh ở phần ngực, lưng, vây đuôi và bề mặt da có những đốm trắng. Sau một vài ngày, các đốm trắng lan toàn bộ cơ thể và cá mất khả năng di chuyển, lờ đờ và nổi trên mặt nước.
Cá biếng ăn, giảm trọng lượng cơ thể, rỉ máu trên da. Có lúc lắc lư trái phải, chúng thường bơi nghiêng người và cọ xát vào thành bể, cây thủy sinh và cát sỏi. Cơ thể dần mất thăng bằng. Bệnh tiến triển trong 5 – 10 ngày và tốc độ lây lan cực kỳ nhanh. Nếu không kịp thời điều trị, trong thời gian ngắn có thể chết rất nhiều cá.
Bệnh viêm ruột do vi khuẩn
Bệnh viêm ruột do vi khuẩn, nguyên nhân bệnh chủ yếu do cá ăn thực phẩm không sạch hoặc ăn quá nhiều. Dạ dày bị chướng không thể bài tiết và dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm ruột. Khi bị bệnh, bụng cá sưng lên. Xuất hiện ban đỏ, hậu môn lồi ra, cơ thể uể oải, lười ăn và phân có màu trắng. Nếu mổ bụng cá, sẽ phát hiện thành ruột bị tắc nghẽn và viêm. Bệnh nhẹ khi chỉ một phần ruột có màu đỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng, toàn bộ ruột sẽ có màu đỏ tím. Trong ruột không có thức ăn, chứa đầy chất nhầy màu vàng nhạt và có máu.
Nuôi cá Hồng Kim thường hay bị bệnh cảm lạnh
Cá Hồng Kim cũng sẽ bị cảm lạnh. Chúng ta đều biết rằng cá là động vật thay đổi nhiệt độ theo nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ nước thay đổi đột ngột và chênh lệch vượt quá 5°C, chúng sẽ cảm thấy khó chịu và thậm chí bị cảm lạnh.
Khi nuôi cá Hồng Kim mà bị bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi. Cá lười ăn, hành vi trở nên chậm chạp và bất thường. Nếu không giải quyết kịp thời, cá sẽ thoi thóp dần và chết.
Ngoài những căn bệnh vừa nêu, khi nuôi cá Hồng Kim còn có rất nhiều căn bệnh khác như thối vây cá, thối mang cá… Những căn bệnh này đều xuất phát từ nguyên nhân môi trường nuôi không phù hợp. Bởi vậy, để bảo đảm chúng luôn khỏe mạnh, việc nuôi cá phải khoa học.
Trên đây là những bệnh hay gặp ở cá Hồng Kim, nếu phát hiện kịp thời sẽ đảm bảo sức khỏe cho cá. Tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu bạn cần bác sĩ thú y hỗ trợ và tư vấn thêm về cách nuôi cá Hồng Kim có thể gửi tin nhắn về page của chúng tôi.
Nguồn Bacsithuy