Cá hải tượng (Arapaima gigas) là loài cá sống ở nước ngọt có kích thước “khủng” nhất thế giới (tối đa có thể dài tới 3m, nặng đến 2 tạ). Chúng được phát hiện lần đầu tiên tại lưu vực dòng sông Amazon. Đây là một trào lưu mới trong giới chơi cá cảnh. Vì được liệt vào động vật quý hiếm, số lượng rất hạn chế nên cá hải tượng càng được các “đại gia” săn lùng.
Khác biệt giữa cá hải tượng và cá tai tượng châu Phi
Do sự giống nhau về tên gọi, nhiều người lầm tưởng rằng cá hải tượng là cá tai tượng Châu Phi, nhưng điều đó hoàn toàn sai. Cá tai tượng Châu Phi (hay còn gọi là cá heo lửa) có bề ngoài hung dữ nhưng thực ra lại rất hiền. Chiều dài của chúng chỉ khoảng 0,5m, trọng lượng khoảng 3kg (khi trưởng thành). Điểm đặc biệt của loài cá cảnh này là chúng có bộ não khá phát triển. Chúng nhận diện được gia chủ, mỗi khi gia chủ đến gần chúng sẽ có những hành động như mừng rỡ, quấn quýt.
Ngoài sự khác biệt về kích thước, hai loài cá này còn khác nhau về màu sắc:
– Cá hải tượng: màu chủ đạo là màu vàng ghi, trên thân có lớp vảy rất to màu đỏ hồng đậm, lấp lánh màu xanh lơ tối.
– Vay ở lưng, cổ và đuôi chủ yếu là màu đỏ đậm.
– Cá tai tượng Châu Phi: mỗi dòng có màu khác nhau, tuy nhiên nhìn chung trên thân của chúng thường có 1 màu nền và nhiều đốm màu khác kết hợp, như nền da màu cam đốm đen hoặc nền nâu đậm đốm cam sáng …
Có thể thấy, cá hải tượng vượt xa cá tai tượng Châu Phi về kích thước và giá trị, vậy việc nuôi và chăm sóc giống cá cảnh khổng lồ này có phức tạp và khó khăn không, hãy tham khảo kỹ thuật nuôi cá hải tượng dưới đây.
Kỹ thuật nuôi cá hải tượng
Có 2 yếu tố quan trọng nhất cần phải đảm bảo khi nuôi cá hải tượng.
– Trước tiên, phải đảm bảo về kỹ thuật xây bể và môi trường nước lý tưởng cho cá.
– Thứ hai, phải đảm bảo nguồn thức ăn luôn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn.
Bể, hoặc hồ, nuôi cá hải tượng
Kích thước bể: Thông thường bể nuôi cá hải tượng không được quá nhỏ vì tốc độ sinh trưởng của chúng rất nhanh. Do đó nên làm bể dài và rộng (4mx4m), có thể chứa được tối thiểu 600 lít nước.
Nên xây nắp bể để tránh cá nhảy ra ngoài. Không nên đổ nước đầy bể vì cá không có không gian để trao đổi không khí (chúng có tập tính cứ khoảng 15-20’ là phải ngoi lên mặt nước để thở).
Môi trường nước: điều kiện môi trường nước lý tưởng cho cá hải tượng là nhiệt độ phải đảm bảo ở mức trên 240C và dưới 300C; pH = 6 – 7; dH = 9 – 10.
Vì đặc tính sống ở tầng đáy và giữa nên nhu cầu về oxy của cá hải tượng không cần cao, vì thế không cần sử dụng máy xục khí thường xuyên hay trồng nhiều cây vào bể.
Thức ăn cho cá hải tượng
Nguồn thức ăn chủ yếu của cá hải tượng là các động vật nhỏ hơn như các loài cá tạp, thịt động vật đã được sơ chế từng miếng nhỏ, các loài giáp xác như tôm, tép, cua, các loài nhuyễn thể … Lượng thức ăn cá hải tượng có thể tiêu thụ trung bình khoảng 5 kg/con (cá đạt chiều dài khoảng 1,5m).
Ngoài những loại thức ăn tươi sống trên, cá hải tượng cũng có thể ăn những thức ăn trộn sẵn có bán trên thị trường (độ đạm 40%).
Cá hải tượng là động vật đẻ trứng, độ tuổi sinh sản của chúng là khoảng 4 – 5 tuổi. Mùa sinh sản thường rơi vào những tháng mưa (tháng 7 – tháng 11). Trong một năm chúng có thể sinh sản từ 5 – 6 lần. Cá hải tượng con 1 năm tuổi, nếu được cung cấp dinh dưỡng và điều kiện môi trường thuận lợi có thể đạt trọng lượng 12 – 15 kg.
Việc nuôi cá hải tượng ở Việt Nam hiện nay
Việc kinh doanh hay nhập khẩu cá hải tượng hiện vẫn còn hạn chế vì chúng là động vật cần được bảo vệ. Do việc nhập khẩu và nhân giống hạn chế, nên giá cá hải tượng ở Việt Nam hiện nay rất, dao động từ vài triệu tới vài chục triệu tùy vào kích thước và khối lượng. Có những con cá hải tượng siêu khủng, nặng hàng tạ có thể được định giá tới cả trăm triệu.
Cá hải tượng không chỉ là loài cá cảnh cao cấp nuôi trong nhà để thể hiện “sự đắng cấp” của những gia đình quyền quý. Theo quan niệm của văn hóa phương đông, cá hải tượng còn mang ý nghĩa phong thủy, mang đến sự phồn vinh và tài lộc cho gia chủ. Về điểm này thì hải tượng đặc biệt giống với cá rồng.
Khác biệt giữa cá hải tượng và cá tai tượng châu Phi
Do sự giống nhau về tên gọi, nhiều người lầm tưởng rằng cá hải tượng là cá tai tượng Châu Phi, nhưng điều đó hoàn toàn sai. Cá tai tượng Châu Phi (hay còn gọi là cá heo lửa) có bề ngoài hung dữ nhưng thực ra lại rất hiền. Chiều dài của chúng chỉ khoảng 0,5m, trọng lượng khoảng 3kg (khi trưởng thành). Điểm đặc biệt của loài cá cảnh này là chúng có bộ não khá phát triển. Chúng nhận diện được gia chủ, mỗi khi gia chủ đến gần chúng sẽ có những hành động như mừng rỡ, quấn quýt.
Ngoài sự khác biệt về kích thước, hai loài cá này còn khác nhau về màu sắc:
– Cá hải tượng: màu chủ đạo là màu vàng ghi, trên thân có lớp vảy rất to màu đỏ hồng đậm, lấp lánh màu xanh lơ tối.
– Vay ở lưng, cổ và đuôi chủ yếu là màu đỏ đậm.
– Cá tai tượng Châu Phi: mỗi dòng có màu khác nhau, tuy nhiên nhìn chung trên thân của chúng thường có 1 màu nền và nhiều đốm màu khác kết hợp, như nền da màu cam đốm đen hoặc nền nâu đậm đốm cam sáng …
Có thể thấy, cá hải tượng vượt xa cá tai tượng Châu Phi về kích thước và giá trị, vậy việc nuôi và chăm sóc giống cá cảnh khổng lồ này có phức tạp và khó khăn không, hãy tham khảo kỹ thuật nuôi cá hải tượng dưới đây.
Kỹ thuật nuôi cá hải tượng
Có 2 yếu tố quan trọng nhất cần phải đảm bảo khi nuôi cá hải tượng.
– Trước tiên, phải đảm bảo về kỹ thuật xây bể và môi trường nước lý tưởng cho cá.
– Thứ hai, phải đảm bảo nguồn thức ăn luôn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn.
Bể, hoặc hồ, nuôi cá hải tượng
Kích thước bể: Thông thường bể nuôi cá hải tượng không được quá nhỏ vì tốc độ sinh trưởng của chúng rất nhanh. Do đó nên làm bể dài và rộng (4mx4m), có thể chứa được tối thiểu 600 lít nước.
Nên xây nắp bể để tránh cá nhảy ra ngoài. Không nên đổ nước đầy bể vì cá không có không gian để trao đổi không khí (chúng có tập tính cứ khoảng 15-20’ là phải ngoi lên mặt nước để thở).
Môi trường nước: điều kiện môi trường nước lý tưởng cho cá hải tượng là nhiệt độ phải đảm bảo ở mức trên 240C và dưới 300C; pH = 6 – 7; dH = 9 – 10.
Vì đặc tính sống ở tầng đáy và giữa nên nhu cầu về oxy của cá hải tượng không cần cao, vì thế không cần sử dụng máy xục khí thường xuyên hay trồng nhiều cây vào bể.
Thức ăn cho cá hải tượng
Nguồn thức ăn chủ yếu của cá hải tượng là các động vật nhỏ hơn như các loài cá tạp, thịt động vật đã được sơ chế từng miếng nhỏ, các loài giáp xác như tôm, tép, cua, các loài nhuyễn thể … Lượng thức ăn cá hải tượng có thể tiêu thụ trung bình khoảng 5 kg/con (cá đạt chiều dài khoảng 1,5m).
Ngoài những loại thức ăn tươi sống trên, cá hải tượng cũng có thể ăn những thức ăn trộn sẵn có bán trên thị trường (độ đạm 40%).
Cá hải tượng là động vật đẻ trứng, độ tuổi sinh sản của chúng là khoảng 4 – 5 tuổi. Mùa sinh sản thường rơi vào những tháng mưa (tháng 7 – tháng 11). Trong một năm chúng có thể sinh sản từ 5 – 6 lần. Cá hải tượng con 1 năm tuổi, nếu được cung cấp dinh dưỡng và điều kiện môi trường thuận lợi có thể đạt trọng lượng 12 – 15 kg.
Việc nuôi cá hải tượng ở Việt Nam hiện nay
Việc kinh doanh hay nhập khẩu cá hải tượng hiện vẫn còn hạn chế vì chúng là động vật cần được bảo vệ. Do việc nhập khẩu và nhân giống hạn chế, nên giá cá hải tượng ở Việt Nam hiện nay rất, dao động từ vài triệu tới vài chục triệu tùy vào kích thước và khối lượng. Có những con cá hải tượng siêu khủng, nặng hàng tạ có thể được định giá tới cả trăm triệu.
Cá hải tượng không chỉ là loài cá cảnh cao cấp nuôi trong nhà để thể hiện “sự đắng cấp” của những gia đình quyền quý. Theo quan niệm của văn hóa phương đông, cá hải tượng còn mang ý nghĩa phong thủy, mang đến sự phồn vinh và tài lộc cho gia chủ. Về điểm này thì hải tượng đặc biệt giống với cá rồng.
Nguồn: PetCanh