Đối với người chơi bể cá cảnh thủy sinh, rêu và tảo luôn là 1 vấn đề gây đau đầu hàng đầu. Rêu tảo không chỉ khiến cho mất mỹ quan bể cá, mà còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và kí sinh trùng sinh sôi. Cản trở sự sinh trưởng của cây thủy sinh và cá.
Rong tảo rất khó để trị tận gốc, lâu dần sẽ khiến môi trường nước bị suy kiệt. Cá dễ mắc bệnh và chết. Gần đây bacsithuyđã nhận được khá nhiều câu hỏi về cách loại bỏ rong tảo trong bể cá cảnh thủy sinh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây rong tảo trong bể cá cảnh thủy sinh
Các loại rêu hại chủ yếu trong bể thủy sinh bao gồm tảo nâu, rêu chùm đen, tảo lam, cỏ mền, rêu xanh, rêu tóc, tảo sừng hươu… Trong đó loại phổ biến và phát triển sớm nhất là tảo nâu. Rêu tảo phát triển có thể làm cây thủy sinh khó phát triển, dẫn đến chết dần.
Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng nước bể đi xuống. Bể quá lâu không thay nước hoặc cho cá ăn quá nhiều. Thức ăn thừa và chất thải của cá khiến nồng độ photpho hoặc đạm tăng quá cao. Dẫn tới tảo nâu phát triển mạnh trong hồ cá. Tảo nâu thường bám vào cây thủy sinh, bề mặt kính và nền.
Một nguyên nhân khác khiến rêu hại phát triển là do mật độ cá quá dày. Vừa làm nước nhanh bẩn, vừa gây thiếu oxy trong nước. Cá nuôi quá dày rất dễ mắc bệnh. Một khi đã có dịch thì rất khó trị và dễ lây lan. Tỉ lệ phù hợp nhất là 1L nước tương ứng 1cm cá.
Loại bỏ tảo bằng cách thủ công
Hay còn gọi là phương pháp vật lý, chính là dùng tay để làm sạch bể cá. Sử dụng một chiếc giẻ lau, bàn chải hoặc miếng mút để cọ sạch thành bể. Sau đó lập tức thay hoàn toàn nước bể, hoặc thay một phần nếu thấy không quá bẩn.
Phương pháp này rất nhanh gọn, có hiệu quả ngay lập tức. Nhưng rất tốn công và mất thời gian. Hơn nữa rong tảo có thể sót lại ở những nơi bạn không thể kì cọ tới như kẽ đá hoặc giữa các viên sỏi.
Một cách khác để loại bỏ tảo là dùng hóa chất, có hiệu quả rất rõ rệt. Phương pháp này có thể loại bỏ nhanh chóng các loại tảo bám trên cây thủy sinh và gỗ lũa. Tuy nhiên lại có ảnh hưởng nhất định đối với hệ vi sinh và sinh vật sống trong bể cá cảnh thủy sinh.
Loại bỏ tảo bằng động vật ăn rêu
Đây là phương pháp được đa số người chơi thủy sinh lựa chọn nhờ tính an toàn cao. Phương pháp này ít gây ảnh hưởng đến chất lượng nước nhưng sau một thời gian mới thấy tác dụng. Tùy theo từng loài sinh vật người chơi lựa chọn.
Một số loại sinh vật ăn rêu tảo trong bể cá cảnh thủy sinh được nuôi phổ biến hiện nay
Rong tảo rất khó để trị tận gốc, lâu dần sẽ khiến môi trường nước bị suy kiệt. Cá dễ mắc bệnh và chết. Gần đây bacsithuyđã nhận được khá nhiều câu hỏi về cách loại bỏ rong tảo trong bể cá cảnh thủy sinh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây rong tảo trong bể cá cảnh thủy sinh
Các loại rêu hại chủ yếu trong bể thủy sinh bao gồm tảo nâu, rêu chùm đen, tảo lam, cỏ mền, rêu xanh, rêu tóc, tảo sừng hươu… Trong đó loại phổ biến và phát triển sớm nhất là tảo nâu. Rêu tảo phát triển có thể làm cây thủy sinh khó phát triển, dẫn đến chết dần.
Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng nước bể đi xuống. Bể quá lâu không thay nước hoặc cho cá ăn quá nhiều. Thức ăn thừa và chất thải của cá khiến nồng độ photpho hoặc đạm tăng quá cao. Dẫn tới tảo nâu phát triển mạnh trong hồ cá. Tảo nâu thường bám vào cây thủy sinh, bề mặt kính và nền.
Một nguyên nhân khác khiến rêu hại phát triển là do mật độ cá quá dày. Vừa làm nước nhanh bẩn, vừa gây thiếu oxy trong nước. Cá nuôi quá dày rất dễ mắc bệnh. Một khi đã có dịch thì rất khó trị và dễ lây lan. Tỉ lệ phù hợp nhất là 1L nước tương ứng 1cm cá.
Loại bỏ tảo bằng cách thủ công
Hay còn gọi là phương pháp vật lý, chính là dùng tay để làm sạch bể cá. Sử dụng một chiếc giẻ lau, bàn chải hoặc miếng mút để cọ sạch thành bể. Sau đó lập tức thay hoàn toàn nước bể, hoặc thay một phần nếu thấy không quá bẩn.
Phương pháp này rất nhanh gọn, có hiệu quả ngay lập tức. Nhưng rất tốn công và mất thời gian. Hơn nữa rong tảo có thể sót lại ở những nơi bạn không thể kì cọ tới như kẽ đá hoặc giữa các viên sỏi.
Một cách khác để loại bỏ tảo là dùng hóa chất, có hiệu quả rất rõ rệt. Phương pháp này có thể loại bỏ nhanh chóng các loại tảo bám trên cây thủy sinh và gỗ lũa. Tuy nhiên lại có ảnh hưởng nhất định đối với hệ vi sinh và sinh vật sống trong bể cá cảnh thủy sinh.
Loại bỏ tảo bằng động vật ăn rêu
Đây là phương pháp được đa số người chơi thủy sinh lựa chọn nhờ tính an toàn cao. Phương pháp này ít gây ảnh hưởng đến chất lượng nước nhưng sau một thời gian mới thấy tác dụng. Tùy theo từng loài sinh vật người chơi lựa chọn.
Một số loại sinh vật ăn rêu tảo trong bể cá cảnh thủy sinh được nuôi phổ biến hiện nay
- Cá tỳ bà
- Cá bống dọn bể
- Cá bút chì
- Cá molly
- Cá hồng cam
- Cá cờ
- Tép Amano
- Ốc Nerita
Nguồn Bacsithuy
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: