Cá đuôi kiếm nuôi ở nhiệt độ nào mới là chuẩn?

  • Người khởi tạo Yêu Cá
  • 0
  • 1,880

Yêu Cá

Sen cấp 4
Bài viết
435
Thích
4
Điểm
26
Best Tư vấn
0
Xu
700
Chủ Top
#1
Cá đuôi kiếm hay còn gọi là cá kiếm đỏ, cá hồng kim. Là một trong những giống cá cảnh đẹp được người chơi cá yêu thích. Loài cá này rất dễ nuôi, thích hợp trong các bể cá thủy sinh. Có thể nuôi chúng với các giống cá cảnh khác. Đặc biệt là cá bảy màu, cá mún…

Mặc dù là giống cá cảnh dễ nuôi nhưng bạn cũng luôn cần phải chú ý tới môi trường sống của chúng. Đặc biệt là nhiệt độ của nước trong bể. Bài viết hôm nay, bacsithuysẽ đề cập tới vấn đề này một cách cụ thể và chi tiết nhất.

Môi trường, nhiệt độ sống của cá đuôi kiếm


Vốn dĩ, đây là loại cá cảnh khá dễ nuôi, chúng có năng lực thích nghi mạnh. Chúng không kén ăn, không có yêu cầu về môi trường sống quá cao. Vậy nhiệt độ thích hợp nhất cho cá đuôi kiếm là bao nhiêu?




Cá đuôi kiếm thường thích môi trường nước Axit yếu hoặc Kiềm yếu. Độ pH thích hợp vào khoảng 7,2 – 7,4. Nhiệt độ nước từ 22°C – 26°C. Chúng có khả năng chịu lạnh tốt, có thể chịu được khi nhiệt độ xuống còn 15°C. Nếu nhiệt độ nước giảm xuống còn 10°C chúng cũng sẽ tồn tại được. Tuy nhiên, nhiệt độ ấm thích hợp nhất vẫn là 24°C.

Cá đuôi kiếm có thể chuyển đổi giới tính


Cá đuôi kiếm là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn tất cả các loại thức ăn. Bạn có thể tham khảo thêm các loại thức ăn cho cá phù hợp với cá đuôi kiếm. Hoặc một số các loài cá khác tại một số bài viết của YeuPet. Đây là giống cá có khả năng sinh sản mạnh. Cá khoảng 3 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu “dậy thì”. Đến khoảng 6 – 8 tháng là có thể sinh sản. Trong thời kỳ sinh sản, cá đuôi kiếm sẽ có hiện tượng chuyển đổi giới tính.




Một vài cá cái có thể chuyển thành cá đực. Một số con cái trở thành con đực sau khi sinh cá con. Và cơ thể dần biến thành con đực cho đến khi chúng có toàn bộ đặc điểm và chức năng của cá đực. Nếu số lượng cá đực trong bể tăng lên, điều này cũng không kì lạ.

Phân biệt giới tính của cá


Cá đuôi kiếm từ 6 – 8 tháng tuổi được coi là cá trưởng thành. Người nuôi cũng rất dễ phân biệt cá cái và đực. Cá cái có rìa ngoài của vây hình cong, không có đuôi kiếm, lớn hơn cá đực. Vây của cá đực sắc hơn, dáng người thon. Vây đuôi tạo thành bộ phận sinh dục hình que và chóp đuôi có bộ phân nhô ra giống như thanh kiếm. Cơ thể cá cái ngắn và mập, vây hậu môn có hình quạt.

Loài cá này thích hợp sống theo đàn. Nhiệt độ nước duy trì thích hợp cho sinh sản là 20 – 28°C. Khi đó, một vài con cá đực đuổi theo cá cái và trứng cá cái được thụ tinh trong cơ thể. Tỷ lệ đực : cái là 5:1.




Cá trưởng thành được nhân giống 4 – 5 tuần/lần trong điều kiện nhiệt độ phù hợp. Mỗi lần, cá bột có khoảng từ 20 – 30 con. Thậm chí có khi tới gần 100 con. Độ cứng nước thích hợp từ 6 9 9. Nồng độ Ion Hydro là 63,09 micromol/l – 100 micromol/l là tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về giống cá đuôi kiếm. Hy vọng thông qua bài viết này của bác sĩ thú y, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về giống cá cảnh này. Mọi thắc mắc bạn có thể gửi về page của chúng tôi để được giải đáp.

Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 6,265
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới