Các nhà khoa học cũng như thú y trên thế giới cho rằng vấn đề về răng miệng không phải là hiếm gặp ở nhím lùn. Cũng giống như con người, nếu các bé nhím lùn muốn giữ được một hàm răng chắc khỏe thì việc đầu tiên cần phải làm là đánh răng thật sạch. Ở các nước Châu Âu, khi đến bác sĩ thú y, các bé sẽ được cho đánh răng bằng kem có hương vị thịt gà để các bé có thể thích ứng được với việc vệ sinh răng miệng.
Người nuôi tại Việt Nam có lẽ sẽ không nghĩ rằng nhím lùn nên được chăm sóc răng. Nhưng theo một thống kê, trong số 50 bé trưởng thành có ít nhất 3 bé mắc các vấn đề về răng. Những triệu chứng thường gặp ở bé nhím lùn khi mắc các vấn đề này là giảm cân, mất răng, một số thì bị áp xe răng hoặc có khối u.
Cách tốt nhất giúp bạn có thể kiểm tra răng của các bé là dùng đến que đè lưỡi gỗ, hãy dùng que, để lên miệng của chúng, chờ đến khi chúng cắn và quan sát các vết cắn còn in hằn trên que. Sau đó nên nhẹ nhàng quan sát tổng thể bên trong miệng của chúng.
Trong trường hợp nặng, miệng chúng có u nhọt chẳng hạn, bạn phải đem bé đến ngay bác sĩ thú y. Những khối u hàm không phải là hiếm, một số ít trong chúng có thể dẫn đến tử vong của bầy nhím lùn. Đôi khi các khối u khác nhau và có thể được trị khỏi, cũng có khi chúng trải dài dọc theo xương hàm và không thể loại bỏ.
Với áp xe răng, đôi khi răng được loại bỏ và được tiêm kháng sinh quy định để ngăn ngừa sự nhiễm trùng.
Với các vấn đề về răng, nhím lùn mắc phải các bệnh như trên cần được cho ăn với một chế độ đặc biệt. Chúng sẽ không phải nhai các loại thức ăn cứng, đòi hỏi phải có một chế độ ăn nhẹ nhàng hơn. Tốt nhất là nên đâm nhuyễn thức ăn, cho ăn thường xuyên hơn các loại quả nhiều vitamin.
Ngoài những vấn đề về răng, chúng tôi còn nhận thấy một vài trường hợp nhím lùn với vấn đề về lưỡi. Thỉnh thoảng, bé nhím lùn có thể cắn lưỡi, làm cho nó sưng lên quá lớn và nhô ra khỏi miệng. Trong khi điều này khủng khiếp, nhưng vết sưng sẽ giảm nhanh chóng trong vòng 24 tiếng. Thậm chí, còn đáng sợ hơn, với các bé nhím lùn không quá tinh ý, lưỡi của chúng có thể bị chúng cắn đứt. Cho đến nay, chúng tôi chỉ ghi nhận một trường hợp duy nhất. Mà nguyên nhân chính là gia chủ đã cho một số đồ chơi bằng sắt vào chuồng, bé liếm, gặp phải cạnh sắc bén, thế là….Trường hợp này đã dẫn đến tử vong. Lưu ý, không nên bỏ các loại đồ chơi nguy hai vào chuồng nhím lùn.
Người nuôi tại Việt Nam có lẽ sẽ không nghĩ rằng nhím lùn nên được chăm sóc răng. Nhưng theo một thống kê, trong số 50 bé trưởng thành có ít nhất 3 bé mắc các vấn đề về răng. Những triệu chứng thường gặp ở bé nhím lùn khi mắc các vấn đề này là giảm cân, mất răng, một số thì bị áp xe răng hoặc có khối u.
Cách tốt nhất giúp bạn có thể kiểm tra răng của các bé là dùng đến que đè lưỡi gỗ, hãy dùng que, để lên miệng của chúng, chờ đến khi chúng cắn và quan sát các vết cắn còn in hằn trên que. Sau đó nên nhẹ nhàng quan sát tổng thể bên trong miệng của chúng.
Trong trường hợp nặng, miệng chúng có u nhọt chẳng hạn, bạn phải đem bé đến ngay bác sĩ thú y. Những khối u hàm không phải là hiếm, một số ít trong chúng có thể dẫn đến tử vong của bầy nhím lùn. Đôi khi các khối u khác nhau và có thể được trị khỏi, cũng có khi chúng trải dài dọc theo xương hàm và không thể loại bỏ.
Với áp xe răng, đôi khi răng được loại bỏ và được tiêm kháng sinh quy định để ngăn ngừa sự nhiễm trùng.
Với các vấn đề về răng, nhím lùn mắc phải các bệnh như trên cần được cho ăn với một chế độ đặc biệt. Chúng sẽ không phải nhai các loại thức ăn cứng, đòi hỏi phải có một chế độ ăn nhẹ nhàng hơn. Tốt nhất là nên đâm nhuyễn thức ăn, cho ăn thường xuyên hơn các loại quả nhiều vitamin.
Ngoài những vấn đề về răng, chúng tôi còn nhận thấy một vài trường hợp nhím lùn với vấn đề về lưỡi. Thỉnh thoảng, bé nhím lùn có thể cắn lưỡi, làm cho nó sưng lên quá lớn và nhô ra khỏi miệng. Trong khi điều này khủng khiếp, nhưng vết sưng sẽ giảm nhanh chóng trong vòng 24 tiếng. Thậm chí, còn đáng sợ hơn, với các bé nhím lùn không quá tinh ý, lưỡi của chúng có thể bị chúng cắn đứt. Cho đến nay, chúng tôi chỉ ghi nhận một trường hợp duy nhất. Mà nguyên nhân chính là gia chủ đã cho một số đồ chơi bằng sắt vào chuồng, bé liếm, gặp phải cạnh sắc bén, thế là….Trường hợp này đã dẫn đến tử vong. Lưu ý, không nên bỏ các loại đồ chơi nguy hai vào chuồng nhím lùn.
- Nguồn
- nuoinhimlun