Tìm hiểu bệnh và chữa bệnh cho Thằn lằn con

Yêu Bò sát

Sen cấp 3
Bài viết
128
Thích
67
Điểm
18
Best Tư vấn
0
Xu
125
Chủ Top
#1
Mặc dù có rất nhiều loại bệnh tật khác nhau, với mỗi cá thể thằn lằn con cũng đều có những biểu hiện riêng. Tuy nhiên dù là giống loại gì, chúng đều không tránh khỏi nguy cơ mắc những bệnh thông thường. Khi đã nắm bắt được đặc điểm và tình trạng sức khỏe của thằn lằn con việc nuôi dưỡng sẽ dễ dàng hơn. Tuy là loài bò sát được nuôi nhiều nhất hiện nay, nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc chúng. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của bacsithuyđể hiểu rõ hơn về thú cưng của bạn.



Nội dung chính
  1. Nhiễm trùng mắt
  2. Kí sinh trùng ở thằn lằn con
  3. Bệnh chuyển hóa xương ( MBD – Metabolic Bone Disease )
  4. Hoại tử da ở thằn lằn con
Nhiễm trùng mắt


Trong các giai đoạn phát triển của mình thì thằn lằn con có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Do việc thích nghi với môi trường chưa cao. Đồng thời khả năng đề kháng còn yếu kém. Một trong những bệnh hay gặp đó là nhiễm trùng mắt. Đặc biệt là các giống thằn lằn phồ biến như thằn lằn da báo, thằn lằn mắt ếch…

Triệu chứng chủ yếu của bệnh là thằn lằn con nhắm mắt trong một thời gian dài. Nhìn ủ rũ không có tinh thần, tình trạng ăn uống cũng kém đi. Nếu là nhắm mắt thông thường thì không có vấn đề gì, chỉ cần đừng nhắm mãi không mở là được.




Nguyên nhân gây bệnh thường do đèn UVB chiếu sáng quá mạnh. Tình trạng thiếu nước, không khí và môi trường xung quanh ô nhiễm khiến phần mắt của thằn lằn nhiễm trùng. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần giảm bớt thời gian chiếu sáng của đèn UVB. Sau đó cho dùng thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol 2 lần/ngày, dùng trong khoảng 1 tuần. Nếu mắt mở được nhưng vẫn bị đỏ, có thể dùng thuốc mỡ tra mắt Erythromycin thêm vài hôm nữa.

Kí sinh trùng ở thằn lằn con


Đây là vấn đề mà rất nhiều loài bò sát gặp phải. Kí sinh trùng bên ngoài cơ thể thường có thể quan sát được từ bề mặt da. Còn với kí sinh trùng bên trong cơ thể, phải xem xét từ tình trạng chất thải của thằn lằn con. Nguyên nhân thường gặp là do không kịp thời xử lí lớp lót ổ. Tốt nhất nên dùng giấy báo để lót. Vì đây là một loại vật liệu rất tiện dụng, cứng cáp, sạch sẽ lại dễ dọn dẹp.




Đối phó với kí sinh trùng bên ngoài nên dùng phương pháp ngâm, tắm thuốc. Với kí sinh trùng bên trong, nên dùng thuốc tẩy giun. Tuy nhiên cần chú ý không nên dùng với liều lượng quá lớn, nếu không sẽ gây tác dụng phụ. Có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ thú y.

Bệnh chuyển hóa xương ( MBD – Metabolic Bone Disease )


Bệnh này thường xảy ra khi duy trì thói quen ăn uống không lành mạnh trong một thời gian dài. Đồng thời thiếu sự chiếu sáng của đèn UVB dẫn đến thiếu Canxi hoặc do thừa Canxi và các chất dinh dưỡng khác khiến xương dị dạng.

Triệu chứng của thằn lằn con gồm hàm dưới mềm, yếu, sưng to, ủ rũ, phần xương ở sống lưng, chân. Phần đuôi co rút hoặc lồi lên thất thường, rút gân, động tác khó khăn. Thậm chí không thể leo trèo. Sau khi điều trị khả năng tử vong do bệnh MBD khá thấp nhưng tỉ lệ tàn phế rất cao.




Nếu muốn MBD cách xa thằn lằn của bạn, hãy thực hiện các điều sau: Để ý, quan sát kết hợp các loại thức ăn cho thằn lằn. Nếu bạn dùng bóng UVB chiếu sáng, tốt nhất qua 6 – 8 tháng nên thay 1 lầ. Ánh sáng tự nhiên luôn là nguồn sáng tốt nhất cho thằn lằn của bạn. Có thể cho chúng thường xuyên phơi nắng nếu có điều kiện.

Hoại tử da ở thằn lằn con


Đối với trường hợp thằn lằn con bị hoại tử da bạn có thể sử dụng 1 viên Amoxicillin và 1 ống Gentamicin đồng thời hòa vào nước nóng. Sau đó ngâm phần da bệnh vào đó một thời gian. Tuy nhiên thời gian hồi phục khá lâu.

Thực ra dù là nuôi thỏ, chó mèo, chim hay rắn, thằn lằn… thì phương pháp điều trị tốt nhất vẫn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Dù cho có thể chữa khỏi nhưng mắc bệnh một lần cũng gây tổn hại rất lớn đến cơ thể chúng. Trong quá trình nuôi dưỡng hàng ngày, phải chú ý đến độ thông thoáng của môi trường nuôi. Đảm bảo vệ sinh, kịp thời xử lí chất thải của chúng.




Đối với thằn lằn nên ngâm tắm nước ấm thường xuyên. Nếu trời đẹp hãy mang chúng ra phơi nắng bổ sung Canxi. Hơn nữa, không được xem thường sức khoẻ của thằn lằn con. Nếu chúng có biểu hiện thất thường, đột nhiên chán ăn, lười ăn, bỏ ăn thì chủ nuôi nhớ phải cẩn thận chú ý nhé. Nếu là người mới, bạn có thể tham khảo cách nuôi thằn lằn cảnh tại YeuPet

Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể rút ra được kinh nghiệm chăm sóc thằn lằn cho riêng mình. Tránh để cho chúng bị nhiễm bệnh mới điều trị. Nếu bạn cần bác sĩ thú y hỗ trợ, có thể gửi tin nhắn về page của chúng tôi.



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,688
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới