Thức ăn khô có hại cho chó, mèo như thế nào

Yêu Cún

Sen cấp 5
Bài viết
1,435
Thích
665
Điểm
123
Best Tư vấn
0
Xu
640
Chủ Top
#1
Với hơn 20 năm kinh nghiệm là bác sĩ thú y và người bảo hộ động vật cùng hàng ngàn giờ thực hành, nghiên cứu, tôi đã rút ra kết luận rằng thức ăn khô không hề thích hợp cho vật nuôi ăn thịt như chó và mèo. Tôi luôn cố gắng phản đối việc cho chó vào mèo ăn thức ăn khô nhưng đối với nhiều người thì điều này không đơn giản. Họ cho rằng thức ăn khô rất tiện lợi và giá cả cũng hợp lí, và đó là những lí lẽ vô cùng thuyết phục.

Vì vậy bài viết sau đây sẽ chỉ ra 10 lí do vì sao không nên cho thú cưng ăn đồ ăn khô, hi vọng rằng sẽ giúp ích những người nuôi chó, mèo muốn thú cưng của mình phát triển tốt và khỏe mạnh.

1. Thành phần/Nguyên liệu:

Thành phần chính sản xuất ra thức ăn khô là bột thịt gà, phụ phẩm trong thức ăn gia cầm và bột thịt xương, những nguyên liệu đã được lọc bớt mỡ. Quy trình chế biến phụ phẩm bắt đầu với nguyên liệu có nguồn gốc động vật được đưa vào máy xay cỡ lớn để nghiền nhỏ. Hỗn hợp thu được sẽ đem đi đun sôi trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày để chuyển sang dạng bột đặc. Chất béo nổi lên trên được tách ra và dùng cho mục đích khác, phần còn lại được đem phơi khô, thu được loại bột giàu protein dùng để làm thức ăn khô.

Một số loại phụ phẩm chế biến có thể có chất lượng tốt hơn hoặc kém hơn loại khác. Ví dụ như bột thịt gà khá sạch sẽ bởi nhà máy chế biến thường cộng tác với lò mổ gà. Mặt khác, bột thịt xương lại là những phế phẩm thải ra từ những nguyên liệu thô, bao gồm:

Những phần không phải thịt từ gia súc, gia cầm như ruột, phổi, lá lách, đầu, móng, vú, bào thai, gan bị nhiễm bệnh hoặc kí sinh trùng, khối u bị cắt bỏ, và những bộ phận khác con người không dùng.

Rác thải của nhà hàng hoặc thịt hết hạn ở siêu thị.

Xác chết động vật ở các trang trại.

Những con vật bị bệnh được đưa vào lò mổ.


Rất khó để nhận biết được nguyên liệu thực sự của bột thịt xương bởi tất cả những nguyên liệu trên đều được đem trộn lẫn để tạo thành thứ bột nâu khó xác định.

Nhưng Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Mĩ đã phát hiện ra rằng thức ăn cho chó chứa bột thịt xương hoặc chất béo động vật (đều đã được tinh lọc), khả năng cao còn có pentobarbital, một loại thuốc được dùng để đem lại cái chết êm ái cho động vật.

Ở một số loại thức ăn khô bày bán ở cửa hàng tạp hóa, hàng giảm giá hay cửa hàng lớn phân phối thức ăn cho vật nuôi như thịt qua chế biến đem lại rất ít lợi nhuận, vì vậy nhà sản xuất thường thay thế chúng bằng các loại phụ phẩm đã qua chế biến hoặc protein thực vật như bột ngũ cốc gluten, bột đậu nành, protein thực vật dạng đặc để đạt được lượng protein cho phép.

Những nguyên liệu khác trong bột gồm carbonhydraté, tinh bột (trong cả ngũ cốc lẫn rau giàu tinh bột), hỗn hợp vitamin và khoáng chất, nước. Trong chế độ ăn uống của chó và mèo trưởng thành không cần carbonhydrates, và trong tinh bột vốn đã có đủ lượng calo cần thiết. Và bởi vì không cần thiết, nên khi động vật hấp thụ carbonhydrates vào cơ thể, hầu hết lượng calo sẽ chuyển thành chất béo. Và rồi các bác sĩ thú y sẽ phải tự hỏi vì sao “nạn thú cưng béo phì” lại xảy ra.

Giá cả không phải là tiêu chí đáng tin để đánh giá chất lượng thức ăn khô, mặc dù giá thành rẻ đồng nghĩa với thành phẩn cũng rất rẻ, bởi nhà sản xuất phải mua nguyên liệu, chế biến, đóng gói và phân phối thành phẩm tới nhà phân phối, đồng thời phải trả lương cho nhân công và các chi phí khác. Thành phẩm sau đó sẽ được vào kho để bảo quản và cuối cùng sẽ đem chuyển đến cho các đại lý bán lẻ. Những cửa hàng này sẽ tính phí cho không gian trưng bày sản phẩm để bán. Nhưng khi bán với giá 1,5$/pound thì phải đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các bên, như vậy chi phí nguyên liệu trong 1 pound đó sẽ không quá 30 cents(0,3$). Và nếu nhà sản xuất bỏ tiền ra làm quảng cáo thì chi phí nguyên liệu phải thấp hơn nữa.

Một cuộc khảo sát về thức ăn khô cho mèo trên các trang web phổ biến cho thấy sự khác biệt lớn giữa giá cả và chất lượng sản phẩm. Thường những loại thức ăn bán ở hàng tạp hóa có giá 2$/pound, trong khi thức ăn hữu cơ và không có ngũ cốc bán hơn 3$/pound. Loại đắt nhất không phải là thức ăn hữu cơ, tự nhiên hay không hạt, mà là loại được quảng cáo rộng rãi nhất. Một tổ chức nghiên cứu về chế độ ăn cho mèo cảnh báo về mức giá 3.96$/pound thức ăn khô, trong khi thành phần hầu như không chứa thịt (mà chủ yếu là phụ phẩm gia súc, gạo, ngô). Còn về Hill’s Pescription Diets, công thức z/d ít gây dị ứng được bán với giá 6$/pound.

2. Chế biến

Để làm thức ăn khô, người ta trộn lẫn bột giàu protein với nhau để tạo nên thứ bột dính, sau đó được đưa vào máy ép để ép phẳng, cắt bột thành những khối nhỏ và tạo hình với áp suất và nhiệt độ cực lớn. Sau khi được đưa ra ngoài, chúng sẽ được chuyển tới guồng quay bằng dao nhọn để căt rời từng miếng, để nguội, tạo nên những hình dạng quen thuộc của từng thương hiệu riêng.


Việc xử lí nhiệt giúp các loại rau, củ quả và ngũ cốc dễ tiêu hóa hơn, nhưng lại ảnh hưởng tới protein có trong chúng. Protein được nấu không những khó hấp thu hơn mà còn bị biến đổi, thậm chí bị “biến tính” do nhiệt. Những protein bất thường này có thể là nguyên nhân gây dị ứng thức ăn, khi hệ thống miễn dịch phản ứng với những chất lạ.

Enzymes là loại protein đặc biệt hỗ trợ hàng ngàn phản ứng hóa học trong cơ thể, có đặc điểm là không bền và dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ tương đối thấp, nên enzyme trong thức ăn hàng ngày thường bị phân hủy trong quá trình chế biến. Kết quả là tuyến tụy buộc phải sản sinh ra lượng enzyme để bù lại lượng đã mất. Dần dần, tụy có thể bị quá tải và trương lên, dẫn đến viêm tụy, nguy hiểm đến tính mạng.

3. Carbohydrat

Carbohydrat là những phân tử chứa carbon(C), hidro (H) và oxi (O) – carbon và nước (H2O) – hay đường bột. Carbonhydrat thông dụng nhất là đường, và tất cả các loại carbonhydrate đều hình thành bằng việc thay đổi cấu trúc phân tử của đường. Chất xơ là một loại carbohydrat đặc biệt trong các tế bào thực vật giúp hấp thu được những chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Chó và mèo là động vật ăn thịt nên trong chế độ ăn uống tự nhiên của chúng cần nhiều protein và nước. Ví dụ, một con chuột chứa 8% tinh bột, chủ yếu là ở gan; những con mồi khác như chim, thỏ chứa 9 – 10% tinh bột. Có một ít trong số đó là đường glucozen, một loại năng lượng được tích lũy trong cơ bắp và gan, có thể có từ thức ăn không tiêu hóa được trong ruột con mồi. Chế độ ăn lí tưởng của động vật ăn thịt theo Robert Atkins là nhiều protein và chất béo, ít carbohydrat phức tạp từ thực vật.

Lượng tinh bột có trong thức ăn khô cho mèo chứa khoảng 30% carbohydrat, và khoảng 8% trong thực phẩm cho mèo và mèo con của hãng EVO (tình bột hầu hết bị thay thế bởi 44% protein và một lượng chất béo rất lớn, khoảng 47%), còn ở hãng Blue Buffalo Lite, con số này là 48%. Protein là thành phần đắt nhất; ngược lại, đường bột có giá rẻ nhất. Vì vậy, thức ăn càng rẻ sẽ chứa càng nhiều tinh bột.

Chó (và cả con người) lấy năng lượng trực tiếp từ tinh bột bằng cách phá vỡ cấu trúc của chúng thành đường đơn. Thay vì cung cấp năng lượng trực tiếp hay bổ sung lượng glycozen tích trữ trong gan và cơ bắp, đường được chuyển thành chất béo. Việc này diễn ra qua vài phản ứng sinh hóa, và đối với động vật có vú (trừ mèo) thì phản ứng này được thực hiện bởi enzyme glucokisane. Với mèo, cơ thể chúng chỉ đơn giản là không xử lí carbohydrat, thay vào đó chúng dùng protein và chất béo để tạo năng lượng, không có ngoại lệ. Ngoài ra, họ nhà mèo nói chung không có khả năng xử lí carbohydrat, thay vào đó sẽ biến chúng thành chất béo.

Một nhược điểm khác của carbohydrat là có chỉ số đường huyết cao, có nghĩa là đây là nhân tố làm tăng lượng đường trong máu cao hơn và nhanh hơn các chất khác. Lượng đường trong máu tăng kích thích sản xuất hormone insulin từ tuyến tụy. (Insulin là chất cho phép đường hấp thu vào tế bào, nơi chúng được dùng làm năng lượng). Nếu thiếu insulin, đường sẽ không thể đi tới tế bào gan mà bị giữ lại trong máu, gây rối loạn chuyển hóa đường.

Quá trình xử lí nhiệt làm gia tăng chỉ số đường huyết của carbohydrat. Trong một bắp ngô – nguyên liệu phổ biến để sản xuất thức ăn khô – có chỉ số đường huyết tương đương một thanh chocolate. Khi thức ăn khô trở nên thông dụng, mỗi chú mèo nhấm nháp nó trung bình 15 – 20 lần/ngày. Điều này đã gây ra tác động xấu tới lượng đường trong máu và khiến cho tụy phải tiết nhiều insulin để điều chỉnh hơn. Việc tiết quá nhiều insulin làm giảm khả năng điều chỉnh của tế bào và gây hiện tượng kháng insulin. Điều này lí giải vì sao thức ăn khô là nhân tố chính gây bệnh tiểu đường loại 2.

4. Calo

Hiện nay ở Mĩ có khoảng 50% chó và mèo bị thừa cân, nhiều trường hợp thậm chí bị béo phì. Thừa cân chẳng hề khiến chúng trở nên dễ thương hay mũm mĩm chút nào, mà sẽ làm giảm tuổi thọ thú nuôi của bạn, gây sự bất tiện và chắc chắn là nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh về thận, bàng quang, viêm khớp, suy gan, giảm khả năng tiêu hóa và miễn dịch, và tệ nhất là ung thư. Vì vậy, cho vật nuôi ăn thức ăn khô không có nghĩa là bạn giúp chúng đâu, mà chỉ khiến chúng trở nên ốm yếu hơn thôi.


Thức ăn khô chứa rất nhiều calo, chứ không phải thức ăn đóng hộp và thức ăn có độ ẩm cao. Chúng là nguyên nhân chính gây béo phì ở vật nuôi, rồi chính béo phì dẫn tới nhiều bệnh khác: tiểu đường, nôn mửa, nôn mửa mãn tính, tiêu chảy mãn tính, cao huyết áp, vấn đề về da và lông, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, viêm khớp, bệnh tim, hen suyễn, dị ứng da, viêm ruột, bệnh về bàng quang và thận.

5. Thiếu nước

Hiển nhiên là thức ăn khô không chứa nhiều nước. Điều này khá nghiêm trọng với mèo, bởi tổ tiên của chúng là loài meo hoang sống ở sa mạc. Và giờ đây, hậu duệ của chúng là mèo nhà, có những quả thận rất hiệu quả cho việc hấp thụ từng giọt nước cuối cùng trong bữa ăn. Vì vậy mèo rất ít khi khát nước và cũng hiếm khi phải bổ sung nước trừ khi trong người chúng chỉ còn 3% nước – một con số thấp đến nỗi bác sĩ thú y sẽ xem xét để truyền nước ngay lập tức. Còn chó thường dễ khát nước hơn nên sẽ uống nước đều đặn hơn, nên chúng ít khi bị mất nước

Mất nước là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe gồm sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, FLUTD (viêm đường tiết niệu ở mèo), táo bón và bệnh thận.

6 .Chất gây ô nhiễm tiềm tàng

Với những loại nguyên liệu mà nhà sản xuất đưa vào thức ăn vật nuôi như ngũ cốc có chứa thuốc trừ sâu, các loại động vật mắc bệnh hoặc bị chết thì nó sẽ chẳng có gì phải ngạc nhiên rằng một vài điều tồi tệ sẽ có thể xảy ra. Những nguyên liệu như này khi được sử dụng trong chế biến thức ăn vật nuôi sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc rất cao cùng với nhiều loại chất độc hại khác. Một số thì sẽ bị phân hủy khi chế biến còn một số khác thì không.

Vi khuẩn và độc tố vi khuẩn: những động vật bị giết mổ cũng như là những động vật bị chết bởi bệnh tật, thương tích hoặc những nguyên nhân ngẫu nhiên thì chúng sẽ đóng vai trò là nguồn nguyên liệu thịt, phế phẩm từ động vật ,bột thịt thừa cho việc chế biến thức ăn khô cho thú cưng. Sản phẩm chế biến từ thịt động vật thường được tìm thấy trong thức ăn vật nuôi khô bao gồm thịt xay từ thịt gà, phụ phẩm gia cầm, và bột thịt xương.

Động vật đã chết ở các trang trại có thể không được vận chuyển ngay đến nhà máy chế biến thịt trong nhiều ngày sau khi chết. Những xác chết có thể bị nhiễm nặng với các vi khuẩn như Salmonella và E. Coli phát ra từ những cơ quan tiêu hóa đang phân hủy, thối giữa. Vi khuẩn nguy hiểm E. Coli được ước tính có thể bị nhiễm trong hơn 50% các bữa ăn chứa thịt.

Trong khi quá trình chế biến thức ăn có thể sẽ giết chết những loại vi khuẩn, nó không loại bỏ hoàn toàn các nội độc tố mà một số vi khuẩn tạo ra trong quá trình phát triển của chúng. Những độc tố này có thể sống sót ngay cả trong quá trình chế biến, và có nguy cơ gây ra bệnh tật. Các nhà sản xuất thức ăn vật nuôi thì lại không kiểm tra sản phẩm của họ có nhiễm nội độc tố của vi khuẩn hay không.

Ngoài ra thì những loại hương liệu được phun vào thực phẩm khô cũng thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella khi mà rất nhiều bệnh của con người đã được chứng minh.

Thuốc: Bởi vì những loại động vật bị bệnh hoặc bị chết thường được dùng để chế biến thức ăn vật nuôi, vậy nên những loại thuốc được dùng để điều trị cho chúng cũng rất có thể sẽ xuất hiện trong sản phẩm thức ăn khô. Penicillin và pentobarbital chỉ là hai ví dụ về các loại thuốc có thể sẽ không bị biến đổi qua quá trình chế biến. Những loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi gia súc cũng góp phần gây ra sự kháng thuốc ở người.

Độc tố nấm: Chất độc từ nấm mốc hoặc nấm được gọi là độc tố nấm mốc. Việc canh tác trong những trang trại hiện đại, điều kiện thời tiết bất lợi, và việc sấy khô bảo quản sản phẩm từ vụ thu hoạch không được tốt có thể góp phần cho sự phát triển nấm mốc. Những thành phần nguyên liệu làm thức ăn cho vật nuôi có khả năng bị nhiễm độc tố nấm mốc nhất là những loại hạt như: lúa mì, ngô và cả bột cá. Đã có rất nhiều sự nhắc nhở, cảnh báo về những loại thức ăn vật nuôi với nguy cơ bị nhiễm bệnh và gây nên chết chóc ở thú cưng. Chúng liên quan đến một loại chất độc rất nguy hiểm được gọi là độc tố aflatoxin có trong thức ăn khô.

Dư lượng hóa chất: Thuốc trừ sâu và phân bón có thể để lại dư lượng trên sản phẩm chế biến từ thực vật. Các loại hạt ngũ cốc mà con người bị cấm sử dụng do dư lượng hóa chất còn sót lại đã được bởi Bộ nông nghiệp khuyến cáo. Tuy nhiên rất có thể chúng vẫn được dùng trong chế biến thức ăn vật nuôi.

GMO: Sản phẩm cây trồng biến đổi gen cũng được quan tâm. Tính đến năm 2009, 91% diện tích trồng đậu nành, 88% cotton và 85% ngô ở Mỹ được nhân giống biến đổi gen. Thức ăn thô là một thành phần phổ biến trong chăn nuôi gia súc, nó được sử dụng rộng rãi cũng như đậu nành và ngô. Đậu nành và ngô cũng được dùng trực tiếp trong nhiều loại thực phẩm vật nuôi. Một nghiên cứu gần đây (2010) cho thấy một tổn hại lớn cho gan và thận của chuột khi được cho ăn loại ngô biến đổi gen .

Acrylamide: Acrylamide là hợp chất gây ung thư. Khi thức ăn được nấu chín ở nhiệt độ cao khoảng 250˚F, asparagin (một loại axit amin) phản ứng với đường có trong thực phẩm tạo thành Acrylamide và Acrylamide có nhiều trong khoai tây và các loại ngũ cốc. Quá trình phản ứng hóa học như trên được gọi là phản ứng Maillard. Hầu hết thức ăn vật nuôi khô chứa hạt ngũ cốc hay các loại rau chứa tinh bột như khoai tây, và chúng được xử lý ở nhiệt độ cao (200-300 ° F dưới áp suất cao trong quá trình đun, còn đối với các thực phẩm đã nướng chín cần trên 500 ° F). Đây là điều kiện lí tưởng cho phản ứng Maillard. Trong thực tế, phản ứng Maillard là điều mong muốn trong sản xuất thức ăn vật nuôi vì nó tạo ra một hương vị ngon miệng, mặc dù nó làm giảm sinh khả dụng của một số axit amin, trong đó có taurine và lysine. Và những tác động tiềm tàng của acrylamide trong thức ăn vật nuôi là chưa được biết hết.

7 .Chất bảo quản.

Chất bảo quản là không cần thiết trong thực phẩm đóng hộp bởi vì đóng hộp tự bản thân nó là một quy trình bảo quản. Các nhà sản xuất thực phẩm khô cần đảm bảo rằng các loại thực phẩm khô phải có được tuổi thọ dài (thường là từ 12 đến 18 tháng) vẫn còn ăn được thông qua vận chuyển và bảo quản. Chất béo được sử dụng trong thức ăn vật nuôi được bảo tồn hoặc là dưới dạng tổng hợp hoặc là ở dạng chất bảo quản “tự nhiên”. Chất bảo quản tổng hợp bao gồm butylated hydroxyanisole (BHA) và butylated hydroxytoluene (BHT), propyl gallate, propylene glycol (cũng được sử dụng dưới dạng chất chống đông tự động ít độc hại) và ethoxyquin. Đối với những chất chống oxy hóa, thì không có nhiều thông tin rõ ràng về độc tính, mức độ an toàn, phản ứng sinh hóa của chúng. Nhưng chúng lại được sử dụng khá phổ biến trong quy trình bảo quản thực phẩm – nguồn thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày của thú cưng. Propylene glycol – giữ thực phẩm bán ẩm, hơi mềm và dẻo đã bị cấm trong thức ăn cho mèo vì nó gây ra thiếu máu ở mèo, nhưng nó vẫn được cho phép sử dụng trong thức ăn cho chó.





Một số tác nhân tiềm tàng có thể gây ra ung thư như: BHA, BHT, and etoxyquin là được phép dùng nhưng chỉ cho phép với một lượng khá thấp trong thức ăn của vật nuôi và thức ăn của con người. Việc sử dụng các hóa chất trong thức ăn vật nuôi chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và những tác nhân về lâu về dài này có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ethoxyquin chưa bao giờ được thử nghiệm về tính an toàn ở mèo. Mặc dù vậy, nó thường được sử dụng trong những chế độ ăn được kê theo đơn thuốc nổi tiếng.

8 .Bệnh gan

Gan là nơi đầu tiên tiếp nhận toàn bộ máu dịch chuyển trở về từ đường tiêu hóa. Đó là bởi vì gan là một cơ quan giải độc chính, với các hệ thống enzyme được đặt ở những vị trí để ngăn chặn và phá hủy nhiều chất độc tiềm tàng. Một số lượng lớn các tế bào máu trắng cũng nằm trong gan, sẵn sàng tấn công sinh vật xâm nhập.

Gan cũng có trách nhiệm sản xuất ra nhiều protein như albumin; tạo ra cholesterol (phân tử cơ sở để hình thành những hormones quan trọng); gan tạo ra mật, điều này là rất cần thiết cho tiêu hóa và hấp thụ chất béo.

Gan của mèo “đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi trong chế độ ăn uống”. Nếu một con mèo không ăn, gan của nó sẽ bị tình trạng căng thẳng và bắt đầu yêu cầu việc nạp thêm thức ăn. Để giải quyết tình huống này của mèo cưng thì sẽ cần tới việc giải phóng các mô mỡ xung quanh cơ thể của chú ấy – cái mà gan có thể tiếp nhận được thông qua các mạch máu chạy tới gan rồi cung cấp chúng cho các tế bào. Việc tích trữ chất béo nguy hiểm này có thể trở nên nghiêm trọng khi mà nó ngăn cản các tế bào hoạt động đúng cách, và thậm chí có thể gây nên sự đe dọa tính mạng. Bằng chứng của việc này là bệnh suy gan, hay còn được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ . Những chú mèo thừa cân, bèo phì và những chú mèo chỉ ăn chủ yếu các loại thức ăn khô sẽ có những nguy cơ cao nhất.


hông tiếp nhận những phản ứng như thế này và bắt đầu từ chối thức ăn bằng cách này hay cách khác , gây ra nôn mửa hoặc tiêu chảy. Mèo dường như đặc biệt nhạy cảm với việc nôn mửa như thế này và quả thực thì nôn là triệu chứng chính của dị ứng thực phẩm, cũng như bệnh viêm ruột toàn diện.

Dị ứng thức ăn thực sự khác biệt so với một chế độ ăn uống không dung nạp, có chọn lựa (kén ăn), mặc dù các triệu chứng có thể là như nhau. Bệnh dị ứng liên quan đến hệ miễn dịch, trong khi không dung nạp có thể chỉ đơn giản là một phản ứng xảy ra đối với một cái gì đó có trong thực phẩm (ví dụ như chất tạo màu, hoặc phụ gia khác). Dị ứng nói chung thường là với protein; nhưng có những protein không chỉ có trong thịt, mà còn tồn tại ở ngô, lúa mì và các loại ngũ cốc khác.

Cả hai dạng dị ứng thực phẩm và chế độ ăn uống không dung nạp sẽ xuất hiện phổ biến hơn nếu thú cưng của bạn sử dụng thức ăn khô hạt. Nhưng may mắn thay, cả hai dạng này đều có thể điều trị thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, loại bỏ các loại thức ăn khô ra khỏi bữa ăn của các chú ấy.

10. Thận và bàng quang

Cả chó và mèo đều có thể phát triển chứng viêm, sỏi trong thận và trong bàng quang.

Thú cưng nhà bạn có nguy cơ rất cao mắc phải những căn bệnh này nếu như chúng thường xuyên sử dụng thức ăn khô hạt.

Mèo có thể gặp phải một tình trạng gọi là “chứng rối loạn đường tiết niệu ở mèo” (thường được gọi là FLUTD, hoặc thuật ngữ cũ gọi là FUS – hội chứng tiết niệu ở mèo) Chúng đơn thuần là không chỉ là một loại bệnh. Trong thực tế, nó tồn tại ít nhất ở 3 loại khác nhau:

– Viêm bàng quang – Thuật ngữ này có nghĩa là “viêm ở bóng đái”. Đa số các trường hợp LUTD (khoảng 2/3) rơi vào danh mục của “viêm bàng quang tự phát” (viêm bàng quang không rõ nguyên nhân). Hội chứng ở mèo này rất giống với viêm bàng quang kẽ ở phụ nữ. Ở loại bệnh viêm này hầu như không có sự tham gia của vi khuẩn mà hầu hết là loại viêm “vô trùng”.

-Tinh thể : Đây là một điều kiện mà các tinh thể khoáng hình thành trong bàng quang. Có rất nhiều loại tinh thể ở chó, nhưng chỉ có hai loại là phổ biến ở mèo: sỏi struvite (còn gọi là magnesium ammonium phosphate), và canxi oxalate. Ở mèo đực thì chúng có xu hướng ngăn chặn sự hình thành các khối tinh thể có trong chất nhầy bị kích thích từ bàng quang. Những khối này có thể trượt xuống niệu đạo – nơi nó có thể mắc kẹt tại đó – vị trí niệu đạo bị thu hẹp ở phía cuối.

– Sỏi niệu: Đây là một loại sỏi có trong hệ thống nước tiểu. Chỉ có khoảng 20% của các trường hợp rối loạn đường tiết niệu LUTD liên quan đến sỏi ở bàng quang, một nửa trong số này là sỏi struvite và một nửa còn lại là sỏi canxi oxalate. Chúng tạo thành dễ dàng nhất khi nước tiểu đặc. Và khi nước tiểu đặc thì nó sẽ làm gia tăng những cơ hội cho các thành phần có trong nước tiểu va đập và dính lại với nhau tạo thành các tinh thể hoặc những viên sỏi. Sỏi struvite có thể được hòa tan bằng việc áp dụng một chế độ ăn tạm thời dành cho thú nuôi có chứa thành phần acidifed (nhớ là phải ở dạng đóng hộp). Nhưng đối với loại sỏi canxi oxalate thì chỉ có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.

Chó cũng có thể bị mắc chứng viêm bàng quang, tinh thể hoặc bị sỏi thận. Tuy nhiên, ở chó thì những bệnh này thường bị gây ra bởi vi khuẩn, một phần là do rất nhiều những chú chó phải nhịn đái trong nhiều giờ liên tục khi chủ hoặc người dám hộ của chúng đang ở nơi làm việc hoặc trường học. Hệ thống bảo vệ tự nhiên của nước tiểu bao gồm việc được đào thải nước tiểu ra ngoài và việc loại bỏ vi khuẩn cùng với nước tiểu. Chính vì vậy khi các chú chó phải nhịn tiểu, vi khuẩn có rất nhiều giờ định cư trong bóng đái và bắt đầu gây tàn phá.

1. Thức ăn khô- Thủ phạm gây ra bệnh bí đái viêm xuất huyết tiết niệu cho vật nuôi?

Trong thực tế, loại bệnh này có rất nhiều nguyên nhân để gây nên (ví dụ như mất nước do tiêu chảy, nhiễm giun sán, thiếu canxi do hoạt động dưới ánh nắng quá ít… ) nhưng chủ yếu vẫn là do thức ăn quá khô hoặc quá mặn gây ra là chủ yếu. Để tránh khỏi những tình trạng này, gia chủ phải chuẩn bị một không gian mở rộng rãi để con vật có thể chơi đùa cùng thiên nhiên, quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng (đặc biệt là nước và canxi) . Tuy nhiên, giống mèo Ba Tư lông dài mặt tịt (Persian) do di truyền nên hay bị thái hoá thận. Cần thay đổi tuyệt đối những món ăn mặn như cá kho bằng những món lạt hơn (có thể là cá hấp… ) và hạn chế thức ăn khô vào thực đơn của chúng! Luôn nhớ rằng không để mèo quá đói rồi lại ăn quá no sẽ gây nôn hoặc mắc chứng viêm tiết niệu. Luôn đủ nước và vận động, chạy nhẩy tự do, sẽ tăng hệ số tiêu hóa. Tránh ăn no lại nằm như heo! Việc mèo có cơ bắp chắc nịch chứng tỏ rằng nó đã ăn đủ và hoạt động tốt dưới mọi hình thức tự do, là một niềm vui sướng dành cho gia chủ nuôi mèo!

2. Thức ăn khô có chứa chất gây nghiện hay thuốc tăng trưởng?
Khó ai có thể trả lời được những câu hỏi này! Nhưng có lẽ, các loại thức ăn chế biến sẵn thường được chọn lọc gắt gao các thành phần nguyên liệu kỹ càng khiến con vật ngon miệng hơn và ăn nhiều hơn nên thường là béo hơn khi sử dụng các loại thức hơn chế biến sẵn ở nhà! Nhưng chủ nuôi cũng cần phải đề phòng cảnh giác và cũng cần phải thận trọng hơn khi chọn mua thức ăn khô mà không tự mình trả lời được câu hỏi này: “Có một chú mèo ta nào có thể nặng gần 7kg khi chỉ ăn thức ăn khô trong cả cuộc đời của nó không? ” cái đã… Ngoài ra, có thể thức ăn khô bị lẫn vào một số tạp chất khác (như melamine chẳng hạn… ) !


Cách tốt nhất để ngăn chặn tất cả các vấn đề liên quan đến bàng quang là luôn cho các chú chó, mèo nhà bạn đi tiểu kịp thời để chúng có thể loại bỏ những phần tử xấu ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Khi thú cưng của bạn ăn các loại thực phẩm khô thì chúng có nguy cơ sản sinh ra nước tiểu đặc – dẫn tới nhiều khả năng hình thành nên tinh thể hoặc sỏi thận. Vì vậy thức ăn ướt là rất cần thiết để có thể giữ cho bộ máy nước tiểu được khỏe mạnh, và nó đặc biệt quan trọng với những chú chó, mèo có tiền sử mắc những bệnh về bàng quang.

Chúng ta cần làm gì ?

Để cung cấp cho thú cưng của bạn những bữa ăn giàu protein và nước thì bạn nên cân nhắc tới những loại đồ ăn lành mạnh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn tự làm hoặc loại đồ ăn tươi sống.

Mặc dù thực phẩm đóng hộp đã được qua xử lí, chế biến nhưng bạn vẫn nên nấu lại nó một lần (trong khoảng thời gian ngắn ở nhiệt độ thấp hơn) tốt hơn so với thực phẩm khô đã bị nấu qua 2 lần (lần đầu trong quá trình xay thịt, lần sau trong quá trình đùn ép thịt). Và thức ăn đóng hộp cũng chứa nhiều lượng protein hơn thức ăn khô.

Thức ăn tự chế cũng rất lí tưởng nếu như bạn đang thực hiện theo một công thức nấu nướng cân bằng. Lưu ý : hầu hết các sách dạy nấu ăn hoặc công thức trên mạng đều là chế độ ăn không cân bằng và về lâu dài có thể gây ra những mối nguy hại. Khi bạn tự chế biến thức ăn cho thú cưng thì bạn phải hoàn toàn đảm bảo 100% chất lượng các nguyên liệu, và dĩ nhiên bạn có thể thêm những phụ gia cần thiết tùy theo nhu cầu của chú thú cưng của mình. Việc làm này sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn mua những thực phẩm dành cho vật nuôi được bày bán trên thị trường.


Chế độ ăn với những thành phần từ thịt sống có thể được thực hiện tại nhà, hoặc mua đông lạnh hoặc đông khô. Thậm chí chỉ cần thêm một chút thịt sống cho vào bất kỳ thực phẩm nào mà bạn đã mua cũng giúp cải tiến chất lượng bữa ăn cho thú cưng của bạn rất nhiều. Tuy nhiên, thịt sống luôn bị nhiễm vi khuẩn, và thậm chí có thể là nơi trú ngụ của các loại giun sán và các ký sinh trùng khác. Chó và mèo có khả năng kháng khuẩn Salmonella, Campylobacter, và chất gây nhiễm độc ở thịt thông thường khá là tốt; và trứng ký sinh trùng với u nang có thể vô hại bằng cách đông lạnh tại -4 ° F trong ba ngày trước khi sử dụng.
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,800
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới