Theo nhiều dân chơi, thú nuôi chó, mèo, cá cảnh... đã quá phổ biến với giới trẻ. Do đó, nhiều người đã chọn nuôi một loại thú cưng lạ và khác biệt, đó là trăn.
Nuôi trăn cảnh đang trở thành mốt của giới trẻ gần đây. Với nhiều người, nuôi trăn cảnh còn là con vật phong thủy có thể giải hạn. Vì thế, một số bạn trẻ đã đổ xô đi “săn” loại hàng nóng này vừa để thỏa trí đam mê, vừa mong gặt hái được thành công, may mắn trong cuộc sống.
1. Thú chơi siêu độc
Tại Hà Nội, TP HCM và một vài TP lớn khác, những con trăn có kích thước to lớn, hung dữ được khá nhiều người nuôi trong nhà chỉ để... làm cảnh. Phong trào này thực ra đã có từ khá lâu, nhưng thời gian gần đây mới rộ lên thành mốt khi được nhiều bạn trẻ chú ý. Theo những dân chơi động vật độc, dị chuyên nghiệp thì khoảng một năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn mới thực sự trở nên sôi động. Nếu những loại thú nuôi khác như chim có thể huấn luyện để hót, nói, bay trình diễn, chó được huấn luyện thành “thám tử”, hoặc trở thành người bạn đồng hành, giúp đỡ chủ nhân... thì trăn đang được một số tay chơi huấn luyện kỹ năng “săn mồi”. Nói thì tưởng đùa nhưng thú vui này đúng là có thật, “kiểu như nhiều người thích chơi gà chọi, chó săn vậy”, Thuật, một dân chơi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trăn làm cảnh cho biết cái thú mà dân chơi trăn vẫn nói với nhau.
Theo lời Thuật, anh hiện là chủ nhân của một con trăn Myanmar có chiều dài hơn 2m. Thế nhưng con trăn này vẫn chưa là gì so với những thành viên cùng chung sở thích với Thuật. “Bạn em còn sở hữu con trăn khủng hơn nhiều, nó dài tới hơn 2,5m và đặc biệt săn mồi rất “thiện”, trước đây khi nó còn nhỏ bạn em vẫn mang theo người, nhưng giờ thì chịu rồi”, Thuật cho biết. Để có được một chú trăn biết săn mồi, chủ nhân của chúng thường để đói vật nuôi của mình, đồng thời nuôi nó biệt lập nhằm mục đích khơi dậy bản năng tự nhiên bên trong loại động vật máu lạnh này. Thuật nói thêm thú chơi “đắt đỏ” này không phải ai cũng theo được, bởi bình thường giá trăn cũng đã rất đắt chứ đừng nói tới trăn cảnh. Tham khảo trên một vài trang mua bán trăn cảnh trên mạng mới thấy thấm câu nói của Thuật, giá trung bình của một con trăn đã nuôi được vài tháng cũng đã lên tới 2,5 - 5 triệu đồng/con, còn trăn non mới ấp cũng có giá từ 500 nghìn đồng/con, tuy nhiên người mới chơi thường không dám mua trăn non bởi nếu không có kinh nghiệm nuôi thì sẽ rất khó để chúng đạt đến tuổi trưởng thành.
Để hiểu thêm về thú chơi độc và lạ này của giới trẻ tại các TP lớn, chúng tôi đã liên hệ với Thanh, một người có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trăn cảnh. Có mặt tại nhà Thanh, chúng tôi được chứng kiến một con trăn lớn không kém con trăn của Thuật là mấy được thả trong lồng đặt nơi phòng khách. Thời điểm chúng tôi tiếp cận, con trăn này đang ở thời kì chuẩn bị lột da nên nó khá hung dữ. Thanh cho biết, vào thời điểm “nhạy cảm” này ngay cả Thanh, người gần gũi nhất với nó cũng phải dùng gậy và roi điện mở cửa chuồng để… đề phòng. Thanh chia sẻ: “Con trăn này bình thường rất hiền lành nhưng ở giai đoạn lột da nó sẽ “ghét” tiếp xúc với con người và có thể tấn công bất cứ ai chạm tay vào nó”. Cũng theo Thanh cho biết thêm: “Hiện nay, có hai loại trăn được người chơi ưa chuộng nhất, đó là trăn Myanmar và trăn bóng tròn (Ball Python). Trăn Myanmar có bề ngoài to lớn trong khi trăn Python có vẻ ngoài “khiêm tốn” hơn khá nhiều”. Khác với các loại thú cưng, các công đoạn chăm sóc trăn rất công phu. Trăn vốn là động vật hoang dã, thích sống trong môi trường tự nhiên và đặc biệt rất... sợ lạnh. Vì vậy, ngoài hệ thống lồng kính, máng nước, cành cây để “leo trèo” thì người nuôi cũng phải trang bị cho thú cưng hệ thống sưởi để trăn không bị nhiễm lạnh vào mùa đông.
Một chú trăn cảnh bóng tròn được chào bán trên mạng
2. Cảnh báo không thừa
Theo những bạn trẻ đã và đang nuôi trăn cảnh cho biết: Trái với hình dáng bên ngoài trông khá hung hãn nhưng bản tính của loài vật này rất hiền. Nếu chủ nhân dành nhiều tình cảm cho chúng thì việc tiếp xúc với vật nuôi này sẽ rất đơn giản. Tuy nhiên, thực tế lại không hẳn như vậy, đã có không ít những vụ việc mà các chú trăn cảnh đã khiến cho chủ nhân của chúng phải một phen lao đao. Trung Hiếu, từng sở hữu cùng lúc 2 chú trăn Myanmar và trăn bóng tròn cho biết: “Hồi mới nuôi em chưa có kinh nghiệm chăm sóc, nên cho trăn ăn nhiều quá thành ra trăn chán ăn, tưởng là trăn không có nhu cầu ăn uống mấy nên em để bẵng đi một thời gian dài, chú trăn đói quá quay sang tấn công cả chủ nhân khi em mở cửa lồng để vệ sinh, cũng may là kích thước của nó còn nhỏ, chứ lớn thêm chút nữa thì gay, kể từ lần đó em không còn sở thích với loại vật nuôi này nữa”.
Giới trẻ đang rộ lên mốt nuôi trăn cảnh.
Những chú trăn được nuôi đến kích cỡ lớn thực sự cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm khó lường. Ở Việt Nam từng có trường hợp trăn được nuôi làm vật cưng đã “tiêu hóa” một chú chó của khổ chủ. Và về mặt khoa học, những chú trăn trưởng thành cực đại thừa sức “nuốt sống” một đứa trẻ. Ở Mỹ từng có vụ việc tương tự khi một con trăn cảnh Myanmar đã cuốn chết một em bé 2 tuổi gây rúng động dư luận nước này. Tại Việt Nam vào năm 2007, một con trăn nuôi đã cuốn chết chủ nhân của nó là ông Nguyễn Việt H, tại nhà riêng trên đường Chi Lăng (phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) trong lúc ông đang dọn chuồng để cho trăn ăn. Vợ ông H cho biết: “Khi người nhà phát hiện la toáng lên, tôi chạy ngay ra sau nhà thì thấy đầu con trăn đang cuốn vào cổ chồng tôi, ghì mặt vào lưới sắt. Tôi lao tới gỡ đầu con trăn ra, lúc này chồng tôi đã bất động, tắt thở, con trăn cũng không siết chặt nữa”.
Con trăn sát chủ là con đực, nặng khoảng trên 40kg, ông H nuôi 14 năm nay. Việc con trăn bất ngờ lao lên siết cổ ông H theo nhận định có thể trăn đang đói, khi mở cửa quét dọn ông H có cầm theo con chuột, trăn đánh hơi và lao lên như một phản xạ tự nhiên. Nếu ông H vứt con chuột vào cho trăn ăn trước (như mọi lần) khi dọn chuồng thì sự cố đáng tiếc có thể không xảy ra. Theo ông Lê Văn Lắm, một chuyên gia nuôi trăn cho hay, những con trăn đực thường rất hung dữ. Vì thế, khi cho ăn nên vuốt ve, âu yếm nó, nhất là lúc trăn đang ăn, cùng với đó cần huấn luyện cho trăn dạn người hơn không nên để trăn quá biệt lập dễ khiến cho loại động vật ăn thịt này “nhớ” lại bản năng sống tự nhiên.
TS. Võ Văn Sự, Bộ môn Động vật quý hiếm và đa dạng sinh học (Viện Chăn nuôi) cho biết thêm, việc nuôi động vật ngoại lai làm cảnh cũng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho môi trường. “Bằng chứng nhãn tiền là câu chuyện mà người Mỹ đang phải khắc phục khi họ phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu tập tính sinh sản và ăn uống của trăn Myanmar, qua đó các nhà khoa học Mỹ hy vọng rằng họ có thể tìm ra phương thức khống chế mối đe dọa của chúng đối với các sinh vật hoang dã khác tại Mỹ trong tương lai, bởi loại trăn cảnh từng được ưa chuộng tại Mỹ đã không còn là mốt khi người dân phóng sinh rất nhiều loại vật này ra môi trường. Nếu 25 năm trước, các nhà nghiên cứu phải mất rất nhiều thời gian để tìm thấy một con trăn Myanmar tại Florida, thì giờ họ có thể dễ dàng tìm thấy 15 con chỉ trong một ngày”, TS Sự phân tích. Chúng ta đã từng biết tới vấn nạn rùa tai đỏ tàn phá môi trường tự nhiên đến thế nào khi chúng được phóng sinh, vậy nên câu chuyện nuôi trăn cảnh có nguồn gốc ngoại lai cũng cần phải được tính đến như là một cách “rút kinh nghiệm” để câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng” sẽ không tái diễn.
Theo baomoi
Nuôi trăn cảnh đang trở thành mốt của giới trẻ gần đây. Với nhiều người, nuôi trăn cảnh còn là con vật phong thủy có thể giải hạn. Vì thế, một số bạn trẻ đã đổ xô đi “săn” loại hàng nóng này vừa để thỏa trí đam mê, vừa mong gặt hái được thành công, may mắn trong cuộc sống.
1. Thú chơi siêu độc
Tại Hà Nội, TP HCM và một vài TP lớn khác, những con trăn có kích thước to lớn, hung dữ được khá nhiều người nuôi trong nhà chỉ để... làm cảnh. Phong trào này thực ra đã có từ khá lâu, nhưng thời gian gần đây mới rộ lên thành mốt khi được nhiều bạn trẻ chú ý. Theo những dân chơi động vật độc, dị chuyên nghiệp thì khoảng một năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn mới thực sự trở nên sôi động. Nếu những loại thú nuôi khác như chim có thể huấn luyện để hót, nói, bay trình diễn, chó được huấn luyện thành “thám tử”, hoặc trở thành người bạn đồng hành, giúp đỡ chủ nhân... thì trăn đang được một số tay chơi huấn luyện kỹ năng “săn mồi”. Nói thì tưởng đùa nhưng thú vui này đúng là có thật, “kiểu như nhiều người thích chơi gà chọi, chó săn vậy”, Thuật, một dân chơi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trăn làm cảnh cho biết cái thú mà dân chơi trăn vẫn nói với nhau.
Theo lời Thuật, anh hiện là chủ nhân của một con trăn Myanmar có chiều dài hơn 2m. Thế nhưng con trăn này vẫn chưa là gì so với những thành viên cùng chung sở thích với Thuật. “Bạn em còn sở hữu con trăn khủng hơn nhiều, nó dài tới hơn 2,5m và đặc biệt săn mồi rất “thiện”, trước đây khi nó còn nhỏ bạn em vẫn mang theo người, nhưng giờ thì chịu rồi”, Thuật cho biết. Để có được một chú trăn biết săn mồi, chủ nhân của chúng thường để đói vật nuôi của mình, đồng thời nuôi nó biệt lập nhằm mục đích khơi dậy bản năng tự nhiên bên trong loại động vật máu lạnh này. Thuật nói thêm thú chơi “đắt đỏ” này không phải ai cũng theo được, bởi bình thường giá trăn cũng đã rất đắt chứ đừng nói tới trăn cảnh. Tham khảo trên một vài trang mua bán trăn cảnh trên mạng mới thấy thấm câu nói của Thuật, giá trung bình của một con trăn đã nuôi được vài tháng cũng đã lên tới 2,5 - 5 triệu đồng/con, còn trăn non mới ấp cũng có giá từ 500 nghìn đồng/con, tuy nhiên người mới chơi thường không dám mua trăn non bởi nếu không có kinh nghiệm nuôi thì sẽ rất khó để chúng đạt đến tuổi trưởng thành.
Để hiểu thêm về thú chơi độc và lạ này của giới trẻ tại các TP lớn, chúng tôi đã liên hệ với Thanh, một người có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trăn cảnh. Có mặt tại nhà Thanh, chúng tôi được chứng kiến một con trăn lớn không kém con trăn của Thuật là mấy được thả trong lồng đặt nơi phòng khách. Thời điểm chúng tôi tiếp cận, con trăn này đang ở thời kì chuẩn bị lột da nên nó khá hung dữ. Thanh cho biết, vào thời điểm “nhạy cảm” này ngay cả Thanh, người gần gũi nhất với nó cũng phải dùng gậy và roi điện mở cửa chuồng để… đề phòng. Thanh chia sẻ: “Con trăn này bình thường rất hiền lành nhưng ở giai đoạn lột da nó sẽ “ghét” tiếp xúc với con người và có thể tấn công bất cứ ai chạm tay vào nó”. Cũng theo Thanh cho biết thêm: “Hiện nay, có hai loại trăn được người chơi ưa chuộng nhất, đó là trăn Myanmar và trăn bóng tròn (Ball Python). Trăn Myanmar có bề ngoài to lớn trong khi trăn Python có vẻ ngoài “khiêm tốn” hơn khá nhiều”. Khác với các loại thú cưng, các công đoạn chăm sóc trăn rất công phu. Trăn vốn là động vật hoang dã, thích sống trong môi trường tự nhiên và đặc biệt rất... sợ lạnh. Vì vậy, ngoài hệ thống lồng kính, máng nước, cành cây để “leo trèo” thì người nuôi cũng phải trang bị cho thú cưng hệ thống sưởi để trăn không bị nhiễm lạnh vào mùa đông.
Một chú trăn cảnh bóng tròn được chào bán trên mạng
2. Cảnh báo không thừa
Theo những bạn trẻ đã và đang nuôi trăn cảnh cho biết: Trái với hình dáng bên ngoài trông khá hung hãn nhưng bản tính của loài vật này rất hiền. Nếu chủ nhân dành nhiều tình cảm cho chúng thì việc tiếp xúc với vật nuôi này sẽ rất đơn giản. Tuy nhiên, thực tế lại không hẳn như vậy, đã có không ít những vụ việc mà các chú trăn cảnh đã khiến cho chủ nhân của chúng phải một phen lao đao. Trung Hiếu, từng sở hữu cùng lúc 2 chú trăn Myanmar và trăn bóng tròn cho biết: “Hồi mới nuôi em chưa có kinh nghiệm chăm sóc, nên cho trăn ăn nhiều quá thành ra trăn chán ăn, tưởng là trăn không có nhu cầu ăn uống mấy nên em để bẵng đi một thời gian dài, chú trăn đói quá quay sang tấn công cả chủ nhân khi em mở cửa lồng để vệ sinh, cũng may là kích thước của nó còn nhỏ, chứ lớn thêm chút nữa thì gay, kể từ lần đó em không còn sở thích với loại vật nuôi này nữa”.
Giới trẻ đang rộ lên mốt nuôi trăn cảnh.
Những chú trăn được nuôi đến kích cỡ lớn thực sự cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm khó lường. Ở Việt Nam từng có trường hợp trăn được nuôi làm vật cưng đã “tiêu hóa” một chú chó của khổ chủ. Và về mặt khoa học, những chú trăn trưởng thành cực đại thừa sức “nuốt sống” một đứa trẻ. Ở Mỹ từng có vụ việc tương tự khi một con trăn cảnh Myanmar đã cuốn chết một em bé 2 tuổi gây rúng động dư luận nước này. Tại Việt Nam vào năm 2007, một con trăn nuôi đã cuốn chết chủ nhân của nó là ông Nguyễn Việt H, tại nhà riêng trên đường Chi Lăng (phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) trong lúc ông đang dọn chuồng để cho trăn ăn. Vợ ông H cho biết: “Khi người nhà phát hiện la toáng lên, tôi chạy ngay ra sau nhà thì thấy đầu con trăn đang cuốn vào cổ chồng tôi, ghì mặt vào lưới sắt. Tôi lao tới gỡ đầu con trăn ra, lúc này chồng tôi đã bất động, tắt thở, con trăn cũng không siết chặt nữa”.
Con trăn sát chủ là con đực, nặng khoảng trên 40kg, ông H nuôi 14 năm nay. Việc con trăn bất ngờ lao lên siết cổ ông H theo nhận định có thể trăn đang đói, khi mở cửa quét dọn ông H có cầm theo con chuột, trăn đánh hơi và lao lên như một phản xạ tự nhiên. Nếu ông H vứt con chuột vào cho trăn ăn trước (như mọi lần) khi dọn chuồng thì sự cố đáng tiếc có thể không xảy ra. Theo ông Lê Văn Lắm, một chuyên gia nuôi trăn cho hay, những con trăn đực thường rất hung dữ. Vì thế, khi cho ăn nên vuốt ve, âu yếm nó, nhất là lúc trăn đang ăn, cùng với đó cần huấn luyện cho trăn dạn người hơn không nên để trăn quá biệt lập dễ khiến cho loại động vật ăn thịt này “nhớ” lại bản năng sống tự nhiên.
TS. Võ Văn Sự, Bộ môn Động vật quý hiếm và đa dạng sinh học (Viện Chăn nuôi) cho biết thêm, việc nuôi động vật ngoại lai làm cảnh cũng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho môi trường. “Bằng chứng nhãn tiền là câu chuyện mà người Mỹ đang phải khắc phục khi họ phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu tập tính sinh sản và ăn uống của trăn Myanmar, qua đó các nhà khoa học Mỹ hy vọng rằng họ có thể tìm ra phương thức khống chế mối đe dọa của chúng đối với các sinh vật hoang dã khác tại Mỹ trong tương lai, bởi loại trăn cảnh từng được ưa chuộng tại Mỹ đã không còn là mốt khi người dân phóng sinh rất nhiều loại vật này ra môi trường. Nếu 25 năm trước, các nhà nghiên cứu phải mất rất nhiều thời gian để tìm thấy một con trăn Myanmar tại Florida, thì giờ họ có thể dễ dàng tìm thấy 15 con chỉ trong một ngày”, TS Sự phân tích. Chúng ta đã từng biết tới vấn nạn rùa tai đỏ tàn phá môi trường tự nhiên đến thế nào khi chúng được phóng sinh, vậy nên câu chuyện nuôi trăn cảnh có nguồn gốc ngoại lai cũng cần phải được tính đến như là một cách “rút kinh nghiệm” để câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng” sẽ không tái diễn.
Theo baomoi