Chó con “mồ côi” mẹ khi chó mẹ không đủ khả năng chăm sóc, thường do những nguyên nhân sau:
– Chó mẹ không có sữa
– Chó mẹ có hành vi và tâm lý bất thường dẫn đến việc nuôi con không tốt
– Biến chứng sau khi sinh khó
– Chó mẹ chết sau khi sinh conViệc nuôi chó con “mồ côi” đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng, bài tiết phù hợp, hoạt động và ngủ trong môi trường vệ sinh sạch sẽ. Nuôi dưỡng chó con mồ côi là cả một quá trình mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn nhưng kết quả đạt được sẽ đem đến cho chúng ta niềm vui và những trải nghiệm rất bổ ích .
Nuôi chó“mồcôi” bằng phương pháp “thủ công” có thể thành công như chó con được mẹ nuôi, để đạt được điều đó chúng ta phải cân nhắc các yếu tố sau:
– Dinh dưỡng trước và sau khi cai sữa
– Vệ sinh
– Nhiệt độ và độ ẩm
– Phòng bệnh
– Cách chăm sóc và hòa nhập môi trường sống
Chó con khỏe mạnh trông bụ bẫm, cứng cáp, yên lặng và ngủ nhiều. Chó con không được khỏe thì có giọng yếu ớt, ngọ ngậy thường xuyên và kêu la nhiều. Nếu không được hỗ trợ, chúng sẽ trở nên yếu ớt, ít vận động và uể oải.
1. DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU KHI CAI SỮA
Nếu có thể, cho chó con bú sữa mẹ trong 12 tiếng đầu sau sinh. Chó con có thể hấp thụ kháng thể từ sữa đầu trong vòng 24 tiếng đầu tiên. Nếu chó mẹ vẫn có thể cho con bú, việc nuôi dưỡng chó con của chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn.
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất là vấn đề luôn được quan tâm khi nuôi chó con bằng phương pháp thủ công. Nếu chó mẹ không thể nuôi dưỡng và chăm sóc chó con, cần phải cho chó con bú bằng bình hoặc bằng ống xy lanh.
– Bình sữa là dụng cụ phổ biến, dễ sử dụng và được ưa thích nhưng có nhược điểm là không cho chó bú chính xác liều lượng theo công thức.
– Với ống xy lanh, người nuôi cần được hướng dẫn kĩ lưỡng để sử dụng đúng cách. Nếu người nuôi bất cẩn hoặc vô tình dùng không đúng cách có thể làm sữa trào lên phổi gây nghẹt thở cho chó con. Một số người nuôi thích sử dụng xylanh vì họ biết chính xác lượng dùng cho mỗi chó con.
Khi cho chó con bú, cho chúng nằm xấp, không cho nằm ngửa.
Hiện tại trên thị trường có một số loại “sữa thay thế sữa mẹ” (MILK REPLACER) với công thức hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của chó con. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể tự chế biến công thức. Tuy không hoàn toàn cung cấp đầy đủ dưỡng chất,nhưng có thể tạm thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong vài ngày khi chưa mua được sữa thay thế. Công thức như sau:
– 1 cốc sữa (bò hoặc dê)
– 1 ít muối (nhúm nhỏ)
– 3 lòng đỏ trứng gà (bỏ lòng trắng)
– 1 muỗng súp dầu bắp
– ¼ muỗng trà vitamin (dạng nước)
Lưu ý
– Không dùng sữa bò hay sữa dê thay cho “sữa thay thế sữa mẹ”, vì chúng không tương đồng nhau.
– Không dùng lòng trắng trứng sống vì có thể gây thiếu Biotin (vitamin H)
– Không dùng mật ong vì mật ong có thể chứa một số vi khuẩn gây tử vong cho chó con.
– Khi dùng “sữa thay thế sữa mẹ” hay sữa “tự chế biến”, nên pha chế 1 lần dùng cho 1 ngày và bảo quản trong tủ lạnh.
– Vệ sinh và làm khô bình sữa và núm vú hoặc xy lanh kỹ lưỡng trước và sau khi cho bú.
– Làm ấm sữa (36-38oC) trước khi cho bú.
– Khi cho chó con bú, cho chúng nằm xấp, không cho nằm ngửa.
– Khi cho chó bú bằng bình hoặc xylanh, phải rất cẩn thận tránh chó bị sặc và sữa vào phổi.
– Nên sử dụng bình sữa thay cho 2-3 xy lanh/ngày để tập phản xạ bú cho chó con. Việc này cũng giúp những chú chó con giảm khuynh hướng bú lẫn nhau, có thể gây tổn thương nhau.
– Chó con cần được ợ hơi (đưa hơi từ dạ dày ra) sau mổi lần bú. Giữ chó con đứng thẳng hoặc qua khỏi vai của bạn, vỗ nhè nhẹ vào lưng chó.
Liệu trình cho bú
– Tuần 1: Trong khoảng thời gian 48-72h đầu tiên, cho chó bú với tần suất 1 lần/2h. Những ngày sau đó 1 lần/3h/ban ngày, và 1 lần/4h/ban đêm.
– Tuần 2: 1 lần/4h/ban ngày; 1 lần /6h/ban đêm
– Tuần 3: Bắt đầu cho chó con dùng cháo: 3 lần/ngày bằng bình.
Cách pha chế cháo cho chó con
Cho 2 cốc thức ăn dành cho chó con và khoảng 350g “sữa thay thế sữa mẹ” vào máy trộn, cho lượng nước nóng vào đầy bình. Cho máy xay và trộn đều cho đến khi giống như bột ngũ cốc dùng cho trẻ em. (Liều lượng này có thể dùng đủ cho 6 chó con – giống chó có kích cỡ trung bình)
Nhu cầu Calo hàng ngày
Tuần Calo/Kg/ngày
1 132-152
2 154-174
3 176-196
4+ 198-220
2. VỆ SINH
Chó con mới sinh ra không thể tự đi phân, đi tiểu. Các tổ chức cơ vẫn chưa hoàn thiện để kiểm soát chức năng này do đó chúng cần phải được kích thích. Thông thường thì nhiệm vụ này do chó mẹ đảm nhận, chó mẹ thường liếm vào vùng hậu môn và bộ phận sinh dục để kích thích cho con đi phân, đi tiểu. Chó con mồ côi phải được người nuôi thực hiện nhiệm vụ này, nhất là sau mỗi lần cho bú. May mắn là việc này rất dễ dàng: dùng 1 miếng khăn mềm thấm nước ấm chà nhẹ vào vùng hậu môn và bộ phận sinh dục 1-2 phút. Có thể thực hiện trước và sau khi cho bú/ ăn sẽ giúp chó con khỏe mạnh hơn. Chó con cần được kích thích cho đến 21 ngày tuổi khi ruột và bàng quang đã đủ khỏe.
Luôn giữ chó sạch sẽ trước và sau khi cho bú/ăn.
Quan sát kỹ phân và nước tiểu của chó xem có dấu hiệu của bệnh hay không? Nước tiểu phải trong và có màu vàng nhạt. Nếu vàng đậm hoặc cam là chó không được cho bú/ăn đủ. Không nên cho bú/ăn nhiều trong 1 lần, nên cho bú/ăn nhiều lần. Phân chó con phải có màu nâu và sệt. Màu xanh là bị nhiễm khuẩn. Quá đặc là thức ăn thiếu khẩu phần, không đủ dinh dưỡng. Nếu phân quá đặc, cứng, nên cho chó con ăn thành nhiều lần trong ngày hơn là tăng lượng thức ăn /lần. Đôi khi có thể cho chó ăn nhiều hơn bình thường/lần nhưng không nên thường xuyên vì cho ăn quá nhiều có thể làm bụng phình to, đầy hơi, nôn mửa, và có thể trào vào phổi.
3. NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
Để chó con khỏe mạnh, chúng phải được ở trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Chúng không thể tự giữ được thân nhiệt hay tự rung mình để tạo nhiệt. Phải giúp chúng có thân nhiệt cần thiết bằng việc cung cấp các nguồn tạo nhiệt như: lò ấp, đèn nhiệt, đệm nước ấm, hoặc đệm nhiệt điện. Bất kể sử dụng nguồn nhiệt nào, quan trọng là không được để nhiệt độ quá cao làm chúng bị bỏng. Phải trang bị nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong khu vực.
Bóng đèn 25watt có thể cung cấp đầy đủ nhiệt độ cho chó con, nên để nhiệt kế dưới đèn để theo dõi nhiệt độ.
Nếu dùng tấm đệm nhiệt, phải bọc ngoài bằng khăn vải dày hoặc da cừu để tránh chó con bị bỏng.
– Tuần 1: Nhiệt độ 32 – 35oC; độ ẩm: 55 – 65%
– Tuần 2: Bắtđầugiảmdầnnhiệtđộ xuống 30oC; độ ẩm: 55 – 65%
– Tuần 3: Nhiệt độ: 27oC; độ ẩm: 55 – 65%
– Tuần 4: Nhiệt độ: 24oC; độ ẩm: 55 – 65%
– Tuần 5 trở đi: Nhiệt độ: 21oC; độ ẩm: 55 – 65%
Nếu chó con có thân nhiệt thấp, nên làm ấm từ từ trên 2 – 3h giúp chó đạt được thân nhiệt bình thường (khoảng 360C). Trước khi cho bú/ăn, chó con phải đạt được thân nhiệt bình thường.
Giữ môi trường có độ ẩm phù hợp với môi trường của người. Có thể tăng cường độ ẩm bằng cách phủ khăn ẩm trên chuồng/lồng. Không nuôi chó trong môi trường ẩm mốc vì chó con thường bị lạnh, nhiễm nấm mốc và bệnh đường hô hấp.
Kiểm soát độ ẩm phức tạp hơn kiểm soát nhiệt độ.
4. PHÒNG BỆNH
Phần lớn chó con mồ côi có nguy cơ nhiễm bệnh do vi rút như: Canine Distemper (Carrée), Parvovirus…Vì chúng mất mẹ và không được bú sữa đầu từ mẹ. Sữa đầu trong 24h sau khi sinh cung cấp rất nhiều kháng thể phòng bệnh. Khi được bú sữa đầu, chó con sẽ có hệ miễn dịch mạnh khỏe chống lại nhiều mầm bệnh. Do không có hệ miễn dịch tốt, chó con mồ côi nên sớm được tiêm phòng vaccine phù hợp.
Hiệp hội kí sinh trùng thú y Hoa Kỳ (AAVP) khuyến cáo liệu trình tẩy giun cho chó con:
– Bắt đầu tẩy giun lúc 2 tuần tuổi
– Lặp lại vào tuần 4, 6, và 8
– Sau đó tẩy giun 1 lần/tháng
Thực hiện liệu trình tẩy giun hàng tháng suốt năm bằng việc sử dụng các loại thuốc kết hợp giữa điều trị giun đường tiêu hóa và các loại kí sinh trùng khác để giảm thiểu rủi ro bệnh KST. Nếu không dùng các loại sản phẩm này thì phải thực hiện tẩy giun vào tuần 2, 4, 6, 8, và sau đó hàng tháng cho đến 6 tháng tuổi.
5. NUÔI DƯỠNG VÀ HÒA NHẬP MÔI TRƯỜNG
Chó con cần được kích thích phát triển hình vóc và tâm lý. Nếu chúng có các bạn cùng lứa, chúng sẽ kích thích lẫn nhau để phát triển. Ôm ấp chúng vào lòng mỗi khi bạn đánh thức chúng trước và sau khi cho bú/ăn.
Điều quan trọng là bắt đầu cho chúng tác động qua lại giữa các “bé” trong đàn vào thời điểm 5 – 6 tuần tuổi. Nên nhớ, chúng còn bé cần được chăm sóc cẩn thận, nhưng bắt đầu cho chúng tập làm quen với tiếng động, vuốt ve, tiếp xúc với người và thú cưng mới. Cho hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề phát sinh sau này.
KẾT LUẬN
Phải chăng nuôi dưỡng chó mồ côi là một công việc khó khăn, to tát? Các bạn không phải lo lắng vì có rất nhiều tài liệu cung cấp các thông tin hữu ích cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc thú y. Chỉ cần chúng ta dành đủ thời gian và sự quan tâm đúng mực, một ít kinh nghiệm, và kiến thức căn bản, chúng ta sẽ gặt hái được thành quả tích cực. Nuôi dưỡng được những chú chó con khỏe mạnh, “hạnh phúc” là một phần thưởng tuyệt vời.
– Chó mẹ không có sữa
– Chó mẹ có hành vi và tâm lý bất thường dẫn đến việc nuôi con không tốt
– Biến chứng sau khi sinh khó
– Chó mẹ chết sau khi sinh conViệc nuôi chó con “mồ côi” đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng, bài tiết phù hợp, hoạt động và ngủ trong môi trường vệ sinh sạch sẽ. Nuôi dưỡng chó con mồ côi là cả một quá trình mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn nhưng kết quả đạt được sẽ đem đến cho chúng ta niềm vui và những trải nghiệm rất bổ ích .
Nuôi chó“mồcôi” bằng phương pháp “thủ công” có thể thành công như chó con được mẹ nuôi, để đạt được điều đó chúng ta phải cân nhắc các yếu tố sau:
– Dinh dưỡng trước và sau khi cai sữa
– Vệ sinh
– Nhiệt độ và độ ẩm
– Phòng bệnh
– Cách chăm sóc và hòa nhập môi trường sống
Chó con khỏe mạnh trông bụ bẫm, cứng cáp, yên lặng và ngủ nhiều. Chó con không được khỏe thì có giọng yếu ớt, ngọ ngậy thường xuyên và kêu la nhiều. Nếu không được hỗ trợ, chúng sẽ trở nên yếu ớt, ít vận động và uể oải.
1. DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU KHI CAI SỮA
Nếu có thể, cho chó con bú sữa mẹ trong 12 tiếng đầu sau sinh. Chó con có thể hấp thụ kháng thể từ sữa đầu trong vòng 24 tiếng đầu tiên. Nếu chó mẹ vẫn có thể cho con bú, việc nuôi dưỡng chó con của chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn.
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất là vấn đề luôn được quan tâm khi nuôi chó con bằng phương pháp thủ công. Nếu chó mẹ không thể nuôi dưỡng và chăm sóc chó con, cần phải cho chó con bú bằng bình hoặc bằng ống xy lanh.
– Bình sữa là dụng cụ phổ biến, dễ sử dụng và được ưa thích nhưng có nhược điểm là không cho chó bú chính xác liều lượng theo công thức.
– Với ống xy lanh, người nuôi cần được hướng dẫn kĩ lưỡng để sử dụng đúng cách. Nếu người nuôi bất cẩn hoặc vô tình dùng không đúng cách có thể làm sữa trào lên phổi gây nghẹt thở cho chó con. Một số người nuôi thích sử dụng xylanh vì họ biết chính xác lượng dùng cho mỗi chó con.
Khi cho chó con bú, cho chúng nằm xấp, không cho nằm ngửa.
Hiện tại trên thị trường có một số loại “sữa thay thế sữa mẹ” (MILK REPLACER) với công thức hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của chó con. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể tự chế biến công thức. Tuy không hoàn toàn cung cấp đầy đủ dưỡng chất,nhưng có thể tạm thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong vài ngày khi chưa mua được sữa thay thế. Công thức như sau:
– 1 cốc sữa (bò hoặc dê)
– 1 ít muối (nhúm nhỏ)
– 3 lòng đỏ trứng gà (bỏ lòng trắng)
– 1 muỗng súp dầu bắp
– ¼ muỗng trà vitamin (dạng nước)
Lưu ý
– Không dùng sữa bò hay sữa dê thay cho “sữa thay thế sữa mẹ”, vì chúng không tương đồng nhau.
– Không dùng lòng trắng trứng sống vì có thể gây thiếu Biotin (vitamin H)
– Không dùng mật ong vì mật ong có thể chứa một số vi khuẩn gây tử vong cho chó con.
– Khi dùng “sữa thay thế sữa mẹ” hay sữa “tự chế biến”, nên pha chế 1 lần dùng cho 1 ngày và bảo quản trong tủ lạnh.
– Vệ sinh và làm khô bình sữa và núm vú hoặc xy lanh kỹ lưỡng trước và sau khi cho bú.
– Làm ấm sữa (36-38oC) trước khi cho bú.
– Khi cho chó con bú, cho chúng nằm xấp, không cho nằm ngửa.
– Khi cho chó bú bằng bình hoặc xylanh, phải rất cẩn thận tránh chó bị sặc và sữa vào phổi.
– Nên sử dụng bình sữa thay cho 2-3 xy lanh/ngày để tập phản xạ bú cho chó con. Việc này cũng giúp những chú chó con giảm khuynh hướng bú lẫn nhau, có thể gây tổn thương nhau.
– Chó con cần được ợ hơi (đưa hơi từ dạ dày ra) sau mổi lần bú. Giữ chó con đứng thẳng hoặc qua khỏi vai của bạn, vỗ nhè nhẹ vào lưng chó.
Liệu trình cho bú
– Tuần 1: Trong khoảng thời gian 48-72h đầu tiên, cho chó bú với tần suất 1 lần/2h. Những ngày sau đó 1 lần/3h/ban ngày, và 1 lần/4h/ban đêm.
– Tuần 2: 1 lần/4h/ban ngày; 1 lần /6h/ban đêm
– Tuần 3: Bắt đầu cho chó con dùng cháo: 3 lần/ngày bằng bình.
Cách pha chế cháo cho chó con
Cho 2 cốc thức ăn dành cho chó con và khoảng 350g “sữa thay thế sữa mẹ” vào máy trộn, cho lượng nước nóng vào đầy bình. Cho máy xay và trộn đều cho đến khi giống như bột ngũ cốc dùng cho trẻ em. (Liều lượng này có thể dùng đủ cho 6 chó con – giống chó có kích cỡ trung bình)
Nhu cầu Calo hàng ngày
Tuần Calo/Kg/ngày
1 132-152
2 154-174
3 176-196
4+ 198-220
2. VỆ SINH
Chó con mới sinh ra không thể tự đi phân, đi tiểu. Các tổ chức cơ vẫn chưa hoàn thiện để kiểm soát chức năng này do đó chúng cần phải được kích thích. Thông thường thì nhiệm vụ này do chó mẹ đảm nhận, chó mẹ thường liếm vào vùng hậu môn và bộ phận sinh dục để kích thích cho con đi phân, đi tiểu. Chó con mồ côi phải được người nuôi thực hiện nhiệm vụ này, nhất là sau mỗi lần cho bú. May mắn là việc này rất dễ dàng: dùng 1 miếng khăn mềm thấm nước ấm chà nhẹ vào vùng hậu môn và bộ phận sinh dục 1-2 phút. Có thể thực hiện trước và sau khi cho bú/ ăn sẽ giúp chó con khỏe mạnh hơn. Chó con cần được kích thích cho đến 21 ngày tuổi khi ruột và bàng quang đã đủ khỏe.
Luôn giữ chó sạch sẽ trước và sau khi cho bú/ăn.
Quan sát kỹ phân và nước tiểu của chó xem có dấu hiệu của bệnh hay không? Nước tiểu phải trong và có màu vàng nhạt. Nếu vàng đậm hoặc cam là chó không được cho bú/ăn đủ. Không nên cho bú/ăn nhiều trong 1 lần, nên cho bú/ăn nhiều lần. Phân chó con phải có màu nâu và sệt. Màu xanh là bị nhiễm khuẩn. Quá đặc là thức ăn thiếu khẩu phần, không đủ dinh dưỡng. Nếu phân quá đặc, cứng, nên cho chó con ăn thành nhiều lần trong ngày hơn là tăng lượng thức ăn /lần. Đôi khi có thể cho chó ăn nhiều hơn bình thường/lần nhưng không nên thường xuyên vì cho ăn quá nhiều có thể làm bụng phình to, đầy hơi, nôn mửa, và có thể trào vào phổi.
3. NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
Để chó con khỏe mạnh, chúng phải được ở trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Chúng không thể tự giữ được thân nhiệt hay tự rung mình để tạo nhiệt. Phải giúp chúng có thân nhiệt cần thiết bằng việc cung cấp các nguồn tạo nhiệt như: lò ấp, đèn nhiệt, đệm nước ấm, hoặc đệm nhiệt điện. Bất kể sử dụng nguồn nhiệt nào, quan trọng là không được để nhiệt độ quá cao làm chúng bị bỏng. Phải trang bị nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong khu vực.
Bóng đèn 25watt có thể cung cấp đầy đủ nhiệt độ cho chó con, nên để nhiệt kế dưới đèn để theo dõi nhiệt độ.
Nếu dùng tấm đệm nhiệt, phải bọc ngoài bằng khăn vải dày hoặc da cừu để tránh chó con bị bỏng.
– Tuần 1: Nhiệt độ 32 – 35oC; độ ẩm: 55 – 65%
– Tuần 2: Bắtđầugiảmdầnnhiệtđộ xuống 30oC; độ ẩm: 55 – 65%
– Tuần 3: Nhiệt độ: 27oC; độ ẩm: 55 – 65%
– Tuần 4: Nhiệt độ: 24oC; độ ẩm: 55 – 65%
– Tuần 5 trở đi: Nhiệt độ: 21oC; độ ẩm: 55 – 65%
Nếu chó con có thân nhiệt thấp, nên làm ấm từ từ trên 2 – 3h giúp chó đạt được thân nhiệt bình thường (khoảng 360C). Trước khi cho bú/ăn, chó con phải đạt được thân nhiệt bình thường.
Giữ môi trường có độ ẩm phù hợp với môi trường của người. Có thể tăng cường độ ẩm bằng cách phủ khăn ẩm trên chuồng/lồng. Không nuôi chó trong môi trường ẩm mốc vì chó con thường bị lạnh, nhiễm nấm mốc và bệnh đường hô hấp.
Kiểm soát độ ẩm phức tạp hơn kiểm soát nhiệt độ.
4. PHÒNG BỆNH
Phần lớn chó con mồ côi có nguy cơ nhiễm bệnh do vi rút như: Canine Distemper (Carrée), Parvovirus…Vì chúng mất mẹ và không được bú sữa đầu từ mẹ. Sữa đầu trong 24h sau khi sinh cung cấp rất nhiều kháng thể phòng bệnh. Khi được bú sữa đầu, chó con sẽ có hệ miễn dịch mạnh khỏe chống lại nhiều mầm bệnh. Do không có hệ miễn dịch tốt, chó con mồ côi nên sớm được tiêm phòng vaccine phù hợp.
Hiệp hội kí sinh trùng thú y Hoa Kỳ (AAVP) khuyến cáo liệu trình tẩy giun cho chó con:
– Bắt đầu tẩy giun lúc 2 tuần tuổi
– Lặp lại vào tuần 4, 6, và 8
– Sau đó tẩy giun 1 lần/tháng
Thực hiện liệu trình tẩy giun hàng tháng suốt năm bằng việc sử dụng các loại thuốc kết hợp giữa điều trị giun đường tiêu hóa và các loại kí sinh trùng khác để giảm thiểu rủi ro bệnh KST. Nếu không dùng các loại sản phẩm này thì phải thực hiện tẩy giun vào tuần 2, 4, 6, 8, và sau đó hàng tháng cho đến 6 tháng tuổi.
5. NUÔI DƯỠNG VÀ HÒA NHẬP MÔI TRƯỜNG
Chó con cần được kích thích phát triển hình vóc và tâm lý. Nếu chúng có các bạn cùng lứa, chúng sẽ kích thích lẫn nhau để phát triển. Ôm ấp chúng vào lòng mỗi khi bạn đánh thức chúng trước và sau khi cho bú/ăn.
Điều quan trọng là bắt đầu cho chúng tác động qua lại giữa các “bé” trong đàn vào thời điểm 5 – 6 tuần tuổi. Nên nhớ, chúng còn bé cần được chăm sóc cẩn thận, nhưng bắt đầu cho chúng tập làm quen với tiếng động, vuốt ve, tiếp xúc với người và thú cưng mới. Cho hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề phát sinh sau này.
KẾT LUẬN
Phải chăng nuôi dưỡng chó mồ côi là một công việc khó khăn, to tát? Các bạn không phải lo lắng vì có rất nhiều tài liệu cung cấp các thông tin hữu ích cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc thú y. Chỉ cần chúng ta dành đủ thời gian và sự quan tâm đúng mực, một ít kinh nghiệm, và kiến thức căn bản, chúng ta sẽ gặt hái được thành quả tích cực. Nuôi dưỡng được những chú chó con khỏe mạnh, “hạnh phúc” là một phần thưởng tuyệt vời.