YeuPet – Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản khi huấn luyện chó.
Kỷ luật kịp thời:
Bạn chỉ nên kỷ luật con chó khi bạn “bắt quả tang” nó đang làm hành vi sai trái. Không bao giờ được trừng phạt “nguội “con chó vì một lỗi đã xảy ra trước đó rất lâu. Ví dụ, bạn về nhà thấy nó đi vệ sinh sai chỗ, nhưng không biết từ lúc nào. Bạn mắng mỏ hay đánh đập nó là vô ích. Nó không hiểu vì sao bị phạt và bạn chẳng dạy được nó điều gì qua sự trừng phạt đó.
Kỷ luật ở nhiều mức độ khác nhau:
Các mức độ kỷ luật nên được xây dựng và áp dụng từ nhẹ đến nặng tuỳ theo mức độ của hành vi sai trái. Ví dụ: trèo lên giường cần kỷ luật ở mức độ 1 thì bới thùng rác ở mức độ 5 và gầm gừ trước một em bé, cần kỷ luật ở mức độ 10.
Ở đây, không có một công thức nào cho thang kỷ luật. Thang 1 đến 10 là tuỳ theo từng người chủ quyết định, cũng tuỳ theo từng giống chó. Con nào có cá tính mạnh mới chịu nổi mức trừng phạt nặng. Con chó bản tính nhút nhát, hoặc giống chó hiền lành, mà bị trừng phạt ở mức cao sẽ có thể bị thui chột tính cách.
Lần đầu tiên cứng đầu có thể phạt mức 2, thì ngay lần tiếp theo có thể tăng vọt lên mức 8 mà không cần qua 3,4,5… Điều đó chứng tỏ uy thế của bạn trong quan hệ với nó.Phải dạy cho nó nhớ rằng, một khi bất tuân lệnh là sẽ bị trừng phạt.
Hình thức kỷ luật tương ứng với mỗi nấc thang từ 1 đến 10 là do bạn tự chọn, nhưng tuyệt đối tránh các biện pháp gây đau đớn hoặc vô nhân đạo đối với con chó.
Công bằng trong khi áp dụng kỷ luật:
Trong khi dạy chó, chỉ kỷ luật nó khi bạn biết chắc rằng nó đã hiểu và có thể thực hiện đúng yêu cầu của bạn, nhưng nó không chịu thực hiện. Kỷ luật khi nó chưa hiểu, chưa biết cách thực hiện là không công bằng . Kỷ luật vào lúc đó chỉ làm hỏng mối quan hệ của nó với bạn mà thôi.
Nếu nuôi nhiều chó, khi một con chó bé xông đến ăn tranh với một con chó lớn và bị con kia sủa cảnh cáo, rồi cắn, bạn không thể trừng phạt con chó lớn được. Đơn giản là con chó bé đã vi phạm trật tự bầy đàn và đã bị con lớn trừng trị. Nếu bạn trừng trị con chó lớn thì nó sẽ mất lòng tin vào bạn ngay. Ở đây, nhân vật có lỗi chính là bạn vì đã không có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa việc giành ăn. Luật của loài chó không có chữ “nhường trẻ em” như chúng ta, tuy nhiên cũng có một số giống chó sẵn sàng nhường chó cái và chó con. Trường hợp đó không phổ biến.
Tương tự như khi khen thưởng chó, hãy làm sao để chó “tuân lệnh của bạn” chứ không phải bị “khuất phục bởi đòn roi, vòng siết cổ”. Có một số con chó chỉ tuân lệnh bạn khi bạn nắm xích trong tay còn nó thì đang ở trong vòng siết cổ. Lúc không có những cái đó, nó không coi bạn ra gì hết. Bạn kỷ luật nó, nó còn có thể quay lại cắn luôn cả bạn đấy.
Dùng giọng nói của bạn để huấn luyện chó:
Ở một số nước (VN chẳng hạn) còn thiếu rất nhiều dụng cụ để dạy dỗ huấn luyện chó: chúng ta thiếu clicker, vòng cổ kỷ luật có gai (prong collar), vòng điều khiển từ xa (remote collar), vòng chống chó sủa (anti-barking collar), thậm chí đến một sợi xích chuyên dùng hay sợi dây da dùng trong luyện tập cũng không dễ kiếm, vậy thì có thể dùng giọng nói để điều khiển con chó là thích hợp nhất.
Hãy để ý phân tích kỹ điều này: trong đời sống thiên nhiên hoang dã, con vật nào càng to lớn, càng có uy lực thì âm thanh của nó phát ra càng có âm lượng lớn và âm sắc trầm. Voi, hổ, sư tử, tê giác đều có tiếng rống trầm đục, rất lớn và vang rất xa. Trong khi đó những con vật nhỏ thì phát ra âm thanh ở tần số cao hơn, âm lượng nhỏ hơn nhiều. Chó lớn cũng sủa trầm đục “uầng uầng” trong khi chó bé thì sủa “lách nhách”, giọng “the thé”
Hãy tận dụng điều này trong khi dạy chó, thay vì phải kiếm đầy đủ các dụng cụ phức tạp hoặc đánh đập chó bằng đòn roi.
Sau khi đã dạy chó hiểu tốt lệnh “Vào !” là thế nào, mỗi khi ra lệnh “Vào !” lần thứ nhất, bạn hãy nói bằng giọng bình thường, âm sắc vừa phải, không cần nghiêm khắc lắm. Nếu nó nghe lời, hãy khen thưởng nó ngay. Nhưng nếu nó không nghe lời, hãy nhắc lại lệnh “Vào !” một cách nghiêm khắc, với một âm sắc trầm hơn, âm lượng lớn hơn, có sắc thái mệnh lệnh hơn, để khiến nó phải tuân theo bạn. Nếu cần thì dứt khoát cầm dây dắt lôi cổ nó vào nhà. Nó sẽ hiểu ra rằng: nếu không tuân lệnh ngay từ lần đầu, khi bạn còn vui vẻ, thì nó sẽ bị “chỉnh huấn” một cách nghiêm khắc ngay lập tức.
Nhất quán về phương thức khen thưởng/kỷ luật:
Nếu bạn đã phạt nó về một hành vi nào, thì bất cứ khi nào nó tái phạm hành vi đó, nó cũng sẽ bị phạt.
Nhất quán về từ vựng khi dạy dỗ chó:
Bạn và các thành viên trong gia đình phải thống nhất với nhau những khẩu lệnh cho con chó. Ví dụ bạn đã dùng từ “ra” để dạy nó chạy từ trong nhà ra sân, thì bạn và cả nhà phải dùng từ “tránh” nếu bạn không muốn nó quấy rầy hay cản đường bạn khi ở trong nhà. Nếu bạn nói “tránh” mà người khác nói “ra”, con chó thông minh thì sẽ chạy ra sân, trong khi thực tế ta chỉ cần nó tránh đường là đủ. Đừng bắt con chó phải hiểu một từ theo “ngữ cảnh” khác nhau. Khả năng đó chỉ có ở con người mà thôi.
Nếu bạn muốn: kêu tên là nó phải chạy lại với bạn, thì tuyệt đối không được dùng tên để rầy la nó. Ví dụ bạn nhìn thấy nó đang bới đống rác, bạn nên la lên“Không ! hay No !” thay vì hét lên “ Weiko……..!” rồi chạy lại la rầy đánh mắng nó vì tội bới thùng rác. Nếu bạn thường hét “ Weiko………!” để la nó, nó sẽ gắn âm thanh đó với việc sắp bị la rầy trừng phạt. Sau này mỗi khi nghe tên, thay vì chạy lại với bạn, nó sẽ tìm cách chuồn thật xa để khỏi ăn đòn.
Đùa vui một chút: “ Weiko ! Lại đây !” mà nó chạy mất tiêu, đó mới chính là con chó khôn.
Giờ thì bạn lại có thêm 1 chiêu huấn luyện chó mới rồi nhé. Mời bạn theo dõi loạt bài về huấn luyện chó của chúng tôi để có thêm các kinh nghiệm mới.
Kỷ luật kịp thời:
Bạn chỉ nên kỷ luật con chó khi bạn “bắt quả tang” nó đang làm hành vi sai trái. Không bao giờ được trừng phạt “nguội “con chó vì một lỗi đã xảy ra trước đó rất lâu. Ví dụ, bạn về nhà thấy nó đi vệ sinh sai chỗ, nhưng không biết từ lúc nào. Bạn mắng mỏ hay đánh đập nó là vô ích. Nó không hiểu vì sao bị phạt và bạn chẳng dạy được nó điều gì qua sự trừng phạt đó.
Kỷ luật ở nhiều mức độ khác nhau:
Các mức độ kỷ luật nên được xây dựng và áp dụng từ nhẹ đến nặng tuỳ theo mức độ của hành vi sai trái. Ví dụ: trèo lên giường cần kỷ luật ở mức độ 1 thì bới thùng rác ở mức độ 5 và gầm gừ trước một em bé, cần kỷ luật ở mức độ 10.
Ở đây, không có một công thức nào cho thang kỷ luật. Thang 1 đến 10 là tuỳ theo từng người chủ quyết định, cũng tuỳ theo từng giống chó. Con nào có cá tính mạnh mới chịu nổi mức trừng phạt nặng. Con chó bản tính nhút nhát, hoặc giống chó hiền lành, mà bị trừng phạt ở mức cao sẽ có thể bị thui chột tính cách.
Lần đầu tiên cứng đầu có thể phạt mức 2, thì ngay lần tiếp theo có thể tăng vọt lên mức 8 mà không cần qua 3,4,5… Điều đó chứng tỏ uy thế của bạn trong quan hệ với nó.Phải dạy cho nó nhớ rằng, một khi bất tuân lệnh là sẽ bị trừng phạt.
Hình thức kỷ luật tương ứng với mỗi nấc thang từ 1 đến 10 là do bạn tự chọn, nhưng tuyệt đối tránh các biện pháp gây đau đớn hoặc vô nhân đạo đối với con chó.
Công bằng trong khi áp dụng kỷ luật:
Trong khi dạy chó, chỉ kỷ luật nó khi bạn biết chắc rằng nó đã hiểu và có thể thực hiện đúng yêu cầu của bạn, nhưng nó không chịu thực hiện. Kỷ luật khi nó chưa hiểu, chưa biết cách thực hiện là không công bằng . Kỷ luật vào lúc đó chỉ làm hỏng mối quan hệ của nó với bạn mà thôi.
Nếu nuôi nhiều chó, khi một con chó bé xông đến ăn tranh với một con chó lớn và bị con kia sủa cảnh cáo, rồi cắn, bạn không thể trừng phạt con chó lớn được. Đơn giản là con chó bé đã vi phạm trật tự bầy đàn và đã bị con lớn trừng trị. Nếu bạn trừng trị con chó lớn thì nó sẽ mất lòng tin vào bạn ngay. Ở đây, nhân vật có lỗi chính là bạn vì đã không có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa việc giành ăn. Luật của loài chó không có chữ “nhường trẻ em” như chúng ta, tuy nhiên cũng có một số giống chó sẵn sàng nhường chó cái và chó con. Trường hợp đó không phổ biến.
Tương tự như khi khen thưởng chó, hãy làm sao để chó “tuân lệnh của bạn” chứ không phải bị “khuất phục bởi đòn roi, vòng siết cổ”. Có một số con chó chỉ tuân lệnh bạn khi bạn nắm xích trong tay còn nó thì đang ở trong vòng siết cổ. Lúc không có những cái đó, nó không coi bạn ra gì hết. Bạn kỷ luật nó, nó còn có thể quay lại cắn luôn cả bạn đấy.
Dùng giọng nói của bạn để huấn luyện chó:
Ở một số nước (VN chẳng hạn) còn thiếu rất nhiều dụng cụ để dạy dỗ huấn luyện chó: chúng ta thiếu clicker, vòng cổ kỷ luật có gai (prong collar), vòng điều khiển từ xa (remote collar), vòng chống chó sủa (anti-barking collar), thậm chí đến một sợi xích chuyên dùng hay sợi dây da dùng trong luyện tập cũng không dễ kiếm, vậy thì có thể dùng giọng nói để điều khiển con chó là thích hợp nhất.
Hãy để ý phân tích kỹ điều này: trong đời sống thiên nhiên hoang dã, con vật nào càng to lớn, càng có uy lực thì âm thanh của nó phát ra càng có âm lượng lớn và âm sắc trầm. Voi, hổ, sư tử, tê giác đều có tiếng rống trầm đục, rất lớn và vang rất xa. Trong khi đó những con vật nhỏ thì phát ra âm thanh ở tần số cao hơn, âm lượng nhỏ hơn nhiều. Chó lớn cũng sủa trầm đục “uầng uầng” trong khi chó bé thì sủa “lách nhách”, giọng “the thé”
Hãy tận dụng điều này trong khi dạy chó, thay vì phải kiếm đầy đủ các dụng cụ phức tạp hoặc đánh đập chó bằng đòn roi.
Sau khi đã dạy chó hiểu tốt lệnh “Vào !” là thế nào, mỗi khi ra lệnh “Vào !” lần thứ nhất, bạn hãy nói bằng giọng bình thường, âm sắc vừa phải, không cần nghiêm khắc lắm. Nếu nó nghe lời, hãy khen thưởng nó ngay. Nhưng nếu nó không nghe lời, hãy nhắc lại lệnh “Vào !” một cách nghiêm khắc, với một âm sắc trầm hơn, âm lượng lớn hơn, có sắc thái mệnh lệnh hơn, để khiến nó phải tuân theo bạn. Nếu cần thì dứt khoát cầm dây dắt lôi cổ nó vào nhà. Nó sẽ hiểu ra rằng: nếu không tuân lệnh ngay từ lần đầu, khi bạn còn vui vẻ, thì nó sẽ bị “chỉnh huấn” một cách nghiêm khắc ngay lập tức.
Nhất quán về phương thức khen thưởng/kỷ luật:
Nếu bạn đã phạt nó về một hành vi nào, thì bất cứ khi nào nó tái phạm hành vi đó, nó cũng sẽ bị phạt.
Nhất quán về từ vựng khi dạy dỗ chó:
Bạn và các thành viên trong gia đình phải thống nhất với nhau những khẩu lệnh cho con chó. Ví dụ bạn đã dùng từ “ra” để dạy nó chạy từ trong nhà ra sân, thì bạn và cả nhà phải dùng từ “tránh” nếu bạn không muốn nó quấy rầy hay cản đường bạn khi ở trong nhà. Nếu bạn nói “tránh” mà người khác nói “ra”, con chó thông minh thì sẽ chạy ra sân, trong khi thực tế ta chỉ cần nó tránh đường là đủ. Đừng bắt con chó phải hiểu một từ theo “ngữ cảnh” khác nhau. Khả năng đó chỉ có ở con người mà thôi.
Nếu bạn muốn: kêu tên là nó phải chạy lại với bạn, thì tuyệt đối không được dùng tên để rầy la nó. Ví dụ bạn nhìn thấy nó đang bới đống rác, bạn nên la lên“Không ! hay No !” thay vì hét lên “ Weiko……..!” rồi chạy lại la rầy đánh mắng nó vì tội bới thùng rác. Nếu bạn thường hét “ Weiko………!” để la nó, nó sẽ gắn âm thanh đó với việc sắp bị la rầy trừng phạt. Sau này mỗi khi nghe tên, thay vì chạy lại với bạn, nó sẽ tìm cách chuồn thật xa để khỏi ăn đòn.
Đùa vui một chút: “ Weiko ! Lại đây !” mà nó chạy mất tiêu, đó mới chính là con chó khôn.
Giờ thì bạn lại có thêm 1 chiêu huấn luyện chó mới rồi nhé. Mời bạn theo dõi loạt bài về huấn luyện chó của chúng tôi để có thêm các kinh nghiệm mới.
Nguồn Bacsithuy