Nếu bạn đang có ý định nuôi mèo mà chưa có chút kinh nghiệm nuôi mèo nào. Đừng bỏ qua bài viết này nhé. Những kinh nghiệm nuôi mèo của mình được chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn thấy, nuôi mèo không hề khó một chút nào. Chỉ cần có tình yêu tuyệt đối với những chú mèo, thì mọi chuyện lúc nào cũng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Kinh nghiệm nuôi mèo – độ tuổi nào phù hợp nhất
Với bản tính hiền lành nhưng không kém phần tinh nghịch, mèo luôn là thú cưng được yêu chiều nhất. Nhưng chiều chúng như thế nào để chúng không hư thì không phải ai cũng biết. Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ buổi bơ vơ mới về.
Bạn nên áp dụng triệt để câu này với những chú mèo con. Kinh nghiệm nuôi mèo con cần phải bình tĩnh, kiên nhẫn. Ngay từ khâu chọn mèo, đừng sốt ruột mà mang chúng về nuôi khi chưa đảm bảo ngày tuổi.
Khi mèo tách mẹ đồng nghĩa với việc bạn trở thành người mẹ thứ hai của chúng. Hệ tiêu hóa non nớt, đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh. Nặng hơn có thể chết.
Thế nên, bạn nên mang chúng về nuôi trong độ tuổi từ 8 – 10 tuần là đảm bảo nhất cho sự phát triển của mèo con. Lúc này, mèo con đã cai sữa và tự ăn cơm được.
Đặc biệt, khi nuôi một chú mèo con bạn nên đưa bé đi khám thú y, tiêm phòng đầy đủ tránh các tác nhân xấu làm ảnh hưởng tới sưc khỏe của mèo con. Bạn cần lên lịch khám cho chúng khoảng từ 2- 3 tháng tuổi là tốt nhất.
Xây dựng thói quen cho mèo con
Từ kinh nghiệm nuôi mèo đúc kết được cho thấy mèo vốn thích chạy nhảy, vui chơi nên việc để chúng chạy nhảy trong nhà là điều cần thiết.
Điều này giúp chúng thích nghi nhanh hơn với môi trường sống trong nhà. Xích buộc sẽ dẫn chúng hoang mang, sợ hãi… ảnh hưởng tới tính cách của chúng sau này.
Khi đã thích ngi với không gian sống, bạn nên rèn luyện thói quen về giờ giấc cho mèo. Từ việc ăn uống, đi vệ sinh như thế nào, ở đâu… Tránh những rắc rối phiền hà về sau khi mèo lớn sẽ khó mà rèn được.
Dinh dưỡng cho mèo con
Nếu chưa có kinh nghiệm nuôi mèo, bạn cần tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng dành cho mèo. Khi mèo con đã cai sữa và về ở với bạn, bạn có thể cho chúng ăn thức ăn khô.
Các sản phẩm này có thể sễ dàng tìm mua trong các cửa hàng thú cưng hay siêu thị.
Nếu khô quá có thể kết hợp với sữa để làm mềm thức ăn. Vì hệ tiêu hóa của mèo con có thể chưa quen với loại thức ăn này. Bạn cho ăn tầm 3 lần trong ngày cho đến khi mèo đã lớn đến độ 3 – 6 tháng tuổi thì giảm xuống còn 2 lần trong ngày là được.
Tạo môi trường thân thiện cho mèo con
Khi thay đổi môi trường sống, mèo con rất rụt rè và lo sợ trước mọi thứ xung quanh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bố trí sẵn một góc nhỏ kín đáo dành riêng cho nó, đặc biệt là khi trong nhà còn nuôi thêm các loài thú cưng khác.
Cứ để như thế khoảng vài tuần, tự khắc mèo con sẽ tập làm quen và thích nghi dần với môi trường mới.
Để tạo mối quan hệ thân thiết với chú mèo, bạn cần phải tiếp xúc và làm thân với nó ngay từ khi còn nhỏ. Thời gian là lúc mới bắt về được khoảng 1- 2 tuần. Ở độ tuổi 10 -12 tuần tuổi, mèo còn nhỏ nên dễ ‘bén hơi’ với chủ hơn.
Nếu để mèo lớn hay bắt mèo về nuôi khi nó đã lớn thì nó sẽ khó có thể quấn người, thậm chí là vẫn giữ nguyên thói quen cũ và những tập tính hoang dã.
Mỗi người sẽ có một kinh nghiệm nuôi mèo riêng, hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn. Còn bạn có kinh nghiệm nuôi mèo nào khác hãy chia sẻ bên dưới nhé. Chúc chú mèo của bạn luôn khỏe mạnh.
Kinh nghiệm nuôi mèo – độ tuổi nào phù hợp nhất
Với bản tính hiền lành nhưng không kém phần tinh nghịch, mèo luôn là thú cưng được yêu chiều nhất. Nhưng chiều chúng như thế nào để chúng không hư thì không phải ai cũng biết. Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ buổi bơ vơ mới về.
Bạn nên áp dụng triệt để câu này với những chú mèo con. Kinh nghiệm nuôi mèo con cần phải bình tĩnh, kiên nhẫn. Ngay từ khâu chọn mèo, đừng sốt ruột mà mang chúng về nuôi khi chưa đảm bảo ngày tuổi.
Khi mèo tách mẹ đồng nghĩa với việc bạn trở thành người mẹ thứ hai của chúng. Hệ tiêu hóa non nớt, đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh. Nặng hơn có thể chết.
Thế nên, bạn nên mang chúng về nuôi trong độ tuổi từ 8 – 10 tuần là đảm bảo nhất cho sự phát triển của mèo con. Lúc này, mèo con đã cai sữa và tự ăn cơm được.
Đặc biệt, khi nuôi một chú mèo con bạn nên đưa bé đi khám thú y, tiêm phòng đầy đủ tránh các tác nhân xấu làm ảnh hưởng tới sưc khỏe của mèo con. Bạn cần lên lịch khám cho chúng khoảng từ 2- 3 tháng tuổi là tốt nhất.
Xây dựng thói quen cho mèo con
Từ kinh nghiệm nuôi mèo đúc kết được cho thấy mèo vốn thích chạy nhảy, vui chơi nên việc để chúng chạy nhảy trong nhà là điều cần thiết.
Điều này giúp chúng thích nghi nhanh hơn với môi trường sống trong nhà. Xích buộc sẽ dẫn chúng hoang mang, sợ hãi… ảnh hưởng tới tính cách của chúng sau này.
Khi đã thích ngi với không gian sống, bạn nên rèn luyện thói quen về giờ giấc cho mèo. Từ việc ăn uống, đi vệ sinh như thế nào, ở đâu… Tránh những rắc rối phiền hà về sau khi mèo lớn sẽ khó mà rèn được.
Dinh dưỡng cho mèo con
Nếu chưa có kinh nghiệm nuôi mèo, bạn cần tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng dành cho mèo. Khi mèo con đã cai sữa và về ở với bạn, bạn có thể cho chúng ăn thức ăn khô.
Các sản phẩm này có thể sễ dàng tìm mua trong các cửa hàng thú cưng hay siêu thị.
Nếu khô quá có thể kết hợp với sữa để làm mềm thức ăn. Vì hệ tiêu hóa của mèo con có thể chưa quen với loại thức ăn này. Bạn cho ăn tầm 3 lần trong ngày cho đến khi mèo đã lớn đến độ 3 – 6 tháng tuổi thì giảm xuống còn 2 lần trong ngày là được.
Tạo môi trường thân thiện cho mèo con
Khi thay đổi môi trường sống, mèo con rất rụt rè và lo sợ trước mọi thứ xung quanh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bố trí sẵn một góc nhỏ kín đáo dành riêng cho nó, đặc biệt là khi trong nhà còn nuôi thêm các loài thú cưng khác.
Cứ để như thế khoảng vài tuần, tự khắc mèo con sẽ tập làm quen và thích nghi dần với môi trường mới.
Để tạo mối quan hệ thân thiết với chú mèo, bạn cần phải tiếp xúc và làm thân với nó ngay từ khi còn nhỏ. Thời gian là lúc mới bắt về được khoảng 1- 2 tuần. Ở độ tuổi 10 -12 tuần tuổi, mèo còn nhỏ nên dễ ‘bén hơi’ với chủ hơn.
Nếu để mèo lớn hay bắt mèo về nuôi khi nó đã lớn thì nó sẽ khó có thể quấn người, thậm chí là vẫn giữ nguyên thói quen cũ và những tập tính hoang dã.
Mỗi người sẽ có một kinh nghiệm nuôi mèo riêng, hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn. Còn bạn có kinh nghiệm nuôi mèo nào khác hãy chia sẻ bên dưới nhé. Chúc chú mèo của bạn luôn khỏe mạnh.
Nguồn Bacsithuy