Tiêm phòng cho mèo có khả năng bảo vệ chúng chống lại những bệnh đe dọa đến sự sống. Nhưng nó không phải là không có rủi ro. Gần đây, có nhiều tranh cãi về thời hạn phòng ngừa và thời điểm tiêm phòng, cũng như sự an toàn và cần thiết của các loại vắc-xin nhất định. Tất cả những điều này có ý nghĩa gì với mèo của bạn? Tiêm phòng là một phương pháp vừa có lợi vừa có rủi ro, chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng vì nó liên quan đến sự sống và sức khỏe của mèo. Bác sỹ thú y có thể quyết định một chế độ tiêm phòng tốt nhất và an toàn nhất cho mèo. Dưới đây là câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vắc-xin:
Vắc-xin chính xác là gì?
Vắc-xin giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể ngăn ngừa sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh. Đối với hệ miễn dịch, vắc-xin chứa những kháng nguyên giống như sinh vật gây bệnh nhưng không thực sự gây ra bệnh. Khi tiêm vắc-xin vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bị kích thích nhẹ. Nếu một con mèo đã từng mắc bệnh, bây giờ hệ miễn dịch của nó sẽ sẵn sàng để nhận biết và tấn công tác nhân gây bệnh một cách hữu hiệu hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Vắc-xin quan trọng như thế nào đối với mèo?
Vắc xin rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mèo. Tuy nhiên không phải tất cả mèo đều cần được tiêm phòng bệnh. Bạn nên thảo luận với bác sỹ thú y về phương pháp tiêm phòng phù hợp nhất đối với mèo của mình. Những nhân tố cần được xem xét, bao gồm: độ tuổi, tiền sử bệnh, môi trường và lối sống. Hầu hết các bác sỹ thú y đều khuyên bạn nên tiêm phòng những loại vắc-xin chính để bảo vệ sức khỏe của mèo.
Những vắc-xin chính là gì?
Hiệp hội các nhà chuyên môn về mèo của Mỹ đã phân loại vắc-xin thành hai loại: chính và phụ. Những loại vắc-xin chính được xem như là quan trọng đối với tất cả các loài mèo. Chúng giúp giảm đau và phòng tránh các vi rút gây bệnh ở mèo như bệnh viêm mũi – khí quản truyền nhiễm, ghẻ loại 1 và phòng ngừa bệnh dại. Những loại vắc-xin không chính sẽ được tiêm chủng tùy thuộc vào lối sống của từng con mèo. Chúng bao gồm những vắc-xin phòng vi rút gây bệnh bạch cầu, Bordetella, Chylamydophila (vi rút gây viêm nhiễm ở mắt dẫn đến viêm kết mạc) và vi rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo. Bác sỹ thú y sẽ quyết định loại vắc-xin nào tốt nhất đối với mèo của bạn.
Loại vắc-xin nào bắt buộc phải tiêm phòng theo luật?
Mỗi quốc gia có những luật riêng để quản lý tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại. Một số quốc gia bắt buộc tiêm phòng bệnh dại định kỳ hàng năm. Một số khác tiêm phòng định kỳ 3 năm 1 lần. Tuy nhiên ở hầu hết các quốc gia, chứng nhận tiêm phòng bệnh dại là bắt buộc.
Mèo trưởng thành nên được tiêm phòng định kỳ bao lâu?
Bác sỹ thú y có thể xác định lịch tiêm phòng tốt nhất cho mèo của bạn. Điều này phụ thuộc vào loại vắc-xin, độ tuổi, tiền sử bệnh, môi trường sống của mèo. Những con mèo trưởng thành có thể được tiêm phòng định kỳ hàng năm hoặc 3 năm một lần.
Mèo con nên được tiêm phòng khi nào?
Mèo con trong giai đoạn bú sữa mẹ, sẽ nhận được những kháng thể trong sữa mẹ nếu mèo mẹ có hệ miễn dịch tốt. Những kháng thể này sẽ giúp bảo vệ mèo con, ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm đến khi hệ miễn dịch của chúng phát triển. Khi mèo con ở độ tuổi từ 6 – 8 tuần tuổi, bác sỹ thú ý có thể bắt đầu tiến hành tiêm một loạt vắc-xin tiêm phòng trong khoảng 3 hoặc 4 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi.
Sử dụng vắc-xin có những rủi ro hay không?
Tiêm chủng sẽ kích thích nhẹ đến hệ miễn dịch của động vật để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm cụ thể. Sự kích thích này có thể dẫn đến hàng loạt triệu chứng khác nhau, từ đau nhức tại vết tiêm đến sốt và những phản ứng dị ứng. Một số các triệu chứng khác như khối u tại vết tiêm và các bệnh miễn dịch liên quan đến tiêm phòng. Như đã nói, vacxin đã cứu vô số sự sống và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm ở mèo, do vậy việc nhận thức được điều này là là điều cần thiết. Song giống như bất kỳ phương pháp y khoa nào, vắc-xin cũng có một số tác dụng phụ nhỏ. Tuy nhiên, rủi ro này nhỏ hơn rủi ro của bệnh. Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải nói với bác sỹ thú y về tiền sử bệnh của mèo trước khi tiêm phòng cho mèo.
Các triệu chứng có thể gặp sau khi tiêm phòng là gì?
Hầu hết mèo đều không có biểu hiện ốm sau khi tiêm phòng. Các phản ứng phụ của vắc-xin thường nhẹ và không kéo dài. Những dấu hiệu lâm sàng bao gồm:
– Sốt
– Lờ đờ
– Kém ăn
– Nôn mửa
– Tiêu chảy
– Sưng tấy và đỏ xung quang vết tiêm
– Đi khập khiễng
Bạn nên làm gì nếu bạn thấy những dấu hiệu phản ứng phụ của vắc-xin đối với mèo? Nếu bạn nghi nghờ mèo có phản ứng phụ với vắc-xin, hãy gọi ngay cho bác sỹ thú y.
Vắc-xin chính xác là gì?
Vắc-xin giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể ngăn ngừa sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh. Đối với hệ miễn dịch, vắc-xin chứa những kháng nguyên giống như sinh vật gây bệnh nhưng không thực sự gây ra bệnh. Khi tiêm vắc-xin vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ bị kích thích nhẹ. Nếu một con mèo đã từng mắc bệnh, bây giờ hệ miễn dịch của nó sẽ sẵn sàng để nhận biết và tấn công tác nhân gây bệnh một cách hữu hiệu hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Vắc-xin quan trọng như thế nào đối với mèo?
Vắc xin rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mèo. Tuy nhiên không phải tất cả mèo đều cần được tiêm phòng bệnh. Bạn nên thảo luận với bác sỹ thú y về phương pháp tiêm phòng phù hợp nhất đối với mèo của mình. Những nhân tố cần được xem xét, bao gồm: độ tuổi, tiền sử bệnh, môi trường và lối sống. Hầu hết các bác sỹ thú y đều khuyên bạn nên tiêm phòng những loại vắc-xin chính để bảo vệ sức khỏe của mèo.
Những vắc-xin chính là gì?
Hiệp hội các nhà chuyên môn về mèo của Mỹ đã phân loại vắc-xin thành hai loại: chính và phụ. Những loại vắc-xin chính được xem như là quan trọng đối với tất cả các loài mèo. Chúng giúp giảm đau và phòng tránh các vi rút gây bệnh ở mèo như bệnh viêm mũi – khí quản truyền nhiễm, ghẻ loại 1 và phòng ngừa bệnh dại. Những loại vắc-xin không chính sẽ được tiêm chủng tùy thuộc vào lối sống của từng con mèo. Chúng bao gồm những vắc-xin phòng vi rút gây bệnh bạch cầu, Bordetella, Chylamydophila (vi rút gây viêm nhiễm ở mắt dẫn đến viêm kết mạc) và vi rút gây suy giảm miễn dịch ở mèo. Bác sỹ thú y sẽ quyết định loại vắc-xin nào tốt nhất đối với mèo của bạn.
Loại vắc-xin nào bắt buộc phải tiêm phòng theo luật?
Mỗi quốc gia có những luật riêng để quản lý tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại. Một số quốc gia bắt buộc tiêm phòng bệnh dại định kỳ hàng năm. Một số khác tiêm phòng định kỳ 3 năm 1 lần. Tuy nhiên ở hầu hết các quốc gia, chứng nhận tiêm phòng bệnh dại là bắt buộc.
Mèo trưởng thành nên được tiêm phòng định kỳ bao lâu?
Bác sỹ thú y có thể xác định lịch tiêm phòng tốt nhất cho mèo của bạn. Điều này phụ thuộc vào loại vắc-xin, độ tuổi, tiền sử bệnh, môi trường sống của mèo. Những con mèo trưởng thành có thể được tiêm phòng định kỳ hàng năm hoặc 3 năm một lần.
Mèo con nên được tiêm phòng khi nào?
Mèo con trong giai đoạn bú sữa mẹ, sẽ nhận được những kháng thể trong sữa mẹ nếu mèo mẹ có hệ miễn dịch tốt. Những kháng thể này sẽ giúp bảo vệ mèo con, ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm đến khi hệ miễn dịch của chúng phát triển. Khi mèo con ở độ tuổi từ 6 – 8 tuần tuổi, bác sỹ thú ý có thể bắt đầu tiến hành tiêm một loạt vắc-xin tiêm phòng trong khoảng 3 hoặc 4 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi.
Sử dụng vắc-xin có những rủi ro hay không?
Tiêm chủng sẽ kích thích nhẹ đến hệ miễn dịch của động vật để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm cụ thể. Sự kích thích này có thể dẫn đến hàng loạt triệu chứng khác nhau, từ đau nhức tại vết tiêm đến sốt và những phản ứng dị ứng. Một số các triệu chứng khác như khối u tại vết tiêm và các bệnh miễn dịch liên quan đến tiêm phòng. Như đã nói, vacxin đã cứu vô số sự sống và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm ở mèo, do vậy việc nhận thức được điều này là là điều cần thiết. Song giống như bất kỳ phương pháp y khoa nào, vắc-xin cũng có một số tác dụng phụ nhỏ. Tuy nhiên, rủi ro này nhỏ hơn rủi ro của bệnh. Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải nói với bác sỹ thú y về tiền sử bệnh của mèo trước khi tiêm phòng cho mèo.
Các triệu chứng có thể gặp sau khi tiêm phòng là gì?
Hầu hết mèo đều không có biểu hiện ốm sau khi tiêm phòng. Các phản ứng phụ của vắc-xin thường nhẹ và không kéo dài. Những dấu hiệu lâm sàng bao gồm:
– Sốt
– Lờ đờ
– Kém ăn
– Nôn mửa
– Tiêu chảy
– Sưng tấy và đỏ xung quang vết tiêm
– Đi khập khiễng
Bạn nên làm gì nếu bạn thấy những dấu hiệu phản ứng phụ của vắc-xin đối với mèo? Nếu bạn nghi nghờ mèo có phản ứng phụ với vắc-xin, hãy gọi ngay cho bác sỹ thú y.
Nguồn Bacsithuy