Đây là những điều bạn phải biết để chăm sóc mèo được tốt

Yêu Mèo

Sen cấp 4
Bài viết
788
Thích
294
Điểm
73
Best Tư vấn
0
Xu
870
Chủ Top
#1
Khi nuôi một chú mèo con hay trưởng thành thì chúng ta luôn cần quan tâm tới sức khỏe của chúng. Để luôn đảm bảo mèo cưng ăn ngủ đầy đủ, có dẻo dai và năng động trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là những cách chăm sóc cơ bản mà bác sĩ thú y đã tích lũy được. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Chải lông cho mèo


Mèo là loài động vật chăm chuốt để bản thân. Theo nghiên cứu chúng thường dành 30-40% thời gian cuộc đời để chăm chuốt đến bộ lông và sự sạch sẽ của mình.

Nhưng đừng nghĩ rằng chúng ta không cần phải chải chuốt thay chúng. Với những mèo lông dài hay lông ngẵn thì ta đều thực sự cần sẵm những chiếc lược để làm mượt bộ lông.

Lược chải lông mèo sẽ giúp bộ lông của mèo khỏe khoắn hơn. Tỉ lệ rụng lông sẽ giảm xuống và những dị vật như bọ chét sẽ không có “đất dung thân” trên cơ thể mèo.

Hãy lựa chọn loại lược có cấu trúc phù hợp với lông của mèo.

Kiểm tra sức khỏe qua việc chải lông cho mèo


Trong khi chải lông cho mèo bạn cần quan sát thật kĩ xem trên da mèo có bọ chét hoặc ký sinh trùng khác không? Có bị tấy đỏ bất thường, u bưới gì không? Hay bất khì một vấn đề nào khác về da không?

Nếu có, bạn cần trị liệu ngay tại nhà với những con bọ chét hay ký sinh trùng đang bám trên cơ thể mèo. Bằng những loại sữa tắm hay thuốc trị bọ chét cho mèo.

Với những tình trạng xấu khác của da, bạn cần đưa mèo đến ngày cơ sở khám thú y để bác sĩ ở đó có thể chuẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh cho mèo.

Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y thường xuyên


Mèo cũng giống như một thành viên trong gia đình. Vậy nên chúng cũng cần được đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Không khác lắm với con người chúng ta, mèo cũng nên được đi khám định kỳ 2 lần 1 năm. Việc khám như vậy tất nhiên sẽ gây tốn kém về chi phí cho chúng ta, nhưng đổi lại “người bạn” của chúng ta sẽ luôn duy trì được thể trạng khỏe mạnh tối ưu.

Mỗi kỳ kiểm tra sức khỏe toàn diện sẽ bao gồm:

  • Tai – mũi – họng
  • Răng – hàm – mặt
  • Đo chỉ số sinh tồn
  • Bệnh da liễu như: viêm da, nấm, ghẻ, kí sinh trùng
  • Tiêm chủng tăng cường, tẩy giun, diệt bọ chét
  • Test những bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo như: Giảm bạch cầu ở mèo (FPV), sán lá, suy thận…

Bên cạnh việc khám tổng quan như vậy. Các bác sĩ thú y sẽ giúp chúng ta chuẩn đoán các căn bệnh về tâm sinh lí của mèo. Không những thế, còn là những chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với thể trạng và độ tuổi mèo lúc bây giờ. Hãy đưa thú cưng đến phòng khám thú ý định kỳ bạn nhé!

Triệt sản cho mèo


Chắc hẳn việc triệt sản cho mèo không còn xa lạ với chúng ta – những người đã, đang và sẽ nuôi mèo. Bởi lợi ích nó đem lại là rất nhiều.

Mèo triệt sản sẽ giảm thiểu hành vi “bỏ nhà đi bụi” hay phóng uế bừa bãi.

Ngoài ra, mèo triệt sản còn giúp bạn không phải lo lắng mỗi khi chúng đi động dục vào ban đêm sẽ gặp nguy hiểm. Hay phát ra những tiếng kêu rên rợn người.

Về thể chất, triệt sản giúp khắc phục tình trạng mang thai ngoài ý muốn và các bệnh như pyometra.

Nhiều chủ còn lo lắng về số lượng mèo con ra đời nhiều sẽ không có khả năng để chăm sóc hết. Vậy triệt sản chính là cách giúp bạn khắc phục khó khăn đó.

Theo các bác sĩ thu y thì thời gian chăm sóc mèo triệt sản có thể dao động từ 2-6 tháng tuổi. Khi ấy mèo đang trong quá trình phát triển và trưởng thành. Cũng như chưa đi động dục lần nào.

Chải răng cho mèo


Không chỉ riêng thú cưng mèo, mà tất cả các thú cưng khác, việc chải răng cho mèo là rất cần thiết. Việc chải răng sẽ giúp mèo tránh được những căn bệnh về răng miệng như hôi miệng, răng yếu hay cao răng,…

Bạn có thể tham khảo cách chải răng sau:

  • Hãy sử dụng kem đánh răng cho mèo chuyên dụng và chải răng thường xuyên hàng ngày bằng bàn chải.
  • Chải thật nhanh cho mèo, không quá 30 giây
  • Phải kiểm tra mảng bám tích tụ trên bề mặt răng thường xuyên để vệ sinh kịp thời
  • Lưu ý, hãy cho mèo nếm trước vị kem đánh răng nhé.

Có thể bạn không biết những việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp mèo ngăn ngừa các bệnh trong khoang miệng và nâng cao tuổi thọ.

Vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp cho mèo


Sau khi đã tập chải răng cho mèo xong, bạn cần lên kế hoạch vệ sinh răng chuyên nghiệp khi cần thiết. Việc chải răng dù tốt đến đâu cũng không thể làm sạch hiệu quả 100% mảng bám và tích tụ trên răng mèo, trong khoang miệng cũng như dưới phần nướu.

Việc bạn đưa mèo đến phòng khám thú y để vệ sinh răng chuyên nghiệp cũng sẽ là một thuận lợi để bác sĩ có thể kiểm tra răng miệng một cách tổng quát.

Bệnh răng miệng sẽ bao gồm các dấu hiệu sau:

  • Hôi miệng
  • Răng lỏng lẻo
  • Răng bị đổi màu hoặc răng bị bao phủ bởi cao răng
  • Nhạy cảm hoặc đau trong miệng
  • Chảy máu
  • Chảy nước dãi rất nhiều hoặc bỏ ăn, trong khi đang cố gắng ăn
  • Chán ăn hoặc sụt cân

Chúc bạn sẽ có một quá trình nuôi mèo và chăm sóc chúng thành công. Luôn vui vẻ bên chú mèo đáng yêu bạn nhé!



Nguồn Bacsithuy​
 

HangNga

Sen cấp 1
Bài viết
14
Thích
3
Điểm
3
Best Tư vấn
0
Xu
0
Pet
akita, samoyed,
#3
Bài viết này rất hay và bổ ích
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,745
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới