Những điều cần chú ý khi mang thú cưng đi khám bệnh

Yêu Mèo

Sen cấp 4
Bài viết
788
Thích
294
Điểm
73
Best Tư vấn
0
Xu
870
Chủ Top
#1
YeuPetLà một người chủ, khi mang một chú chó hay một chú mèo về nuôi, tức là bạn đã coi chúng như một thành viên, một người thân trong gia đình, và chẳng ai muốn người thân của mình bị bệnh cả, luôn mong muốn chúng có một cơ thể khỏe mạnh, nhưng chắc hẳn với cuộc sống và tuổi thọ trung bình là mười mấy năm của chúng, sẽ khó có thể tránh khỏi việc bạn sẽ phải đưa thú cưng nhà mình đến bệnh viện đôi ba lần. Vậy khi đưa vật nuôi đi thăm khám, bạn cần chú ý những điều gì?

1.Chú mèo và chú chó nhỏ không cần bạn phải ôm ghì ghì trong tay đâu


Với những vật nuôi có kích thước nhỏ bạn nhất định phải đặt chúng trong lồng hoặc túi di động ấm áp, an toàn! Nếu là đặt trong lồng, tốt nhất nên dùng vải phủ bên ngoài, để tránh việc chúng nhìn thấy sự thay đổi môi trường cũng như cảnh vật xung quanh, sự thay đổi đó sẽ làm chúng sợ hãi ở một mức độ nhất định. Trong bệnh viện thú y chắc chắn bạn và thú cưng sẽ gặp những con chó lớn hung dữ, thậm chí còn có những chú chó với tiếng sủa lớn không ngừng. Rồi mùi bệnh viện, mùi lạ từ những chú chó khác… Vì vậy, một chiếc lồng an toàn, thoải mái là vô cùng cần thiết.

Một chú chó lớn bị gãy xương hoặc bị tổn hại ở cơ quan nào đó, tốt nhất bạn nên chuẩn bị một chiếc xe đẩy nhỏ, trên đường đi đến bệnh viên hãy cố gắng giữ chúng ở một tư thế nhất định, không nên di chuyển nhiều, tránh gây những tổn thương khác, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

2.Hãy mang theo một chiếc đệm hoặc một chiếc chăn nhỏ


Khi vật nuôi bị bệnh, nhiệt độ cơ thể lúc đó sẽ giảm đi, cơ thể suy nhược, yếu ớt, hoặc sẽ bị sốt cao, gây nên trạng thái run rẩy. Hơn nữa những ai đã từng đi đến bệnh viện thú y cũng đều biết, cho dù là chiếc bàn nhỏ khi khám và chẩn đoán bệnh, hay nơi đặt lồng và vị trí của thú cưng đều làm bằng kim loại. Và dĩ nhiên, để thú cưng nằm trên tấm kim loại lạnh lẽo ấy thật chả tốt chút nào! Cho dù là mùa hè hay mùa đông đi chăng nữa, thì khi đưa thú cưng đi khám bệnh, bạn cũng nên mang theo một tấm đệm mỏng hoặc một chiếc chăn nhỏ để bảo vệ cơ thể cho chúng, như thế cũng khiến cho chú mèo hoặc chú chó nhà bạn an tâm hơn ít nhiều, vì đến bệnh viện đã sợ, lại còn phải nằm trên tấm kim loại như làm bằng băng ấy, thật chả thoải mái chút nào.

3.Hãy tìm một bác sĩ phù hợp


Có thể rất nhiều người nghĩ: chỉ cần là bệnh viện chuyên nghiệp với các trang thiết bị hiện đại thì việc thăm khám bệnh sẽ tốt đẹp cả thôi. Nhưng với thú cưng mà nói thì chúng cần “sự quen thuộc, thói quen” hơn, hãy tìm một bác sĩ phù hợp khám bệnh cho chúng để có thể giảm bớt bản tính tự vệ của chúng. Phù hợp ở đây không phải để chỉ một bác sĩ cực giỏi, có chuyên môn cực tốt, mà sự phù hợp thể hiện ở chỗ, họ mang đến cho chú chó/ chú mèo nhà bạn sự tin cậy, để chúng không phản ứng và chống đối lại. Thú cưng khi phải vào bệnh viện sẽ giống như trẻ con vậy, vô cùng sợ hãi. Vì sợ hãi mà chúng sẽ cắn sủa lung tung, thậm chí cào và làm bị thương các bác sĩ. Mỗi lần đưa thú cưng đến khám bệnh như vậy, “sự không phù hợp, không thích nghi đó” phải làm thế nào? Câu trả lời là hãy thử tìm cho chúng một bác sĩ đáng tin cậy xem sao.

4.Đừng để thú cưng của bạn lại gần những vật nuôi khác


Bệnh viện là nơi có quá nhiều vi khuẩn và virus tập trung, đến bệnh viện mục đích tuyệt đối chỉ là để khám bệnh mà thôi. Để cho thú cưng của bạn và những thú cưng khác tiếp xúc với nhau là điều vô cùng dễ dàng, nhưng nếu thế chỉ trong một thời gian ngắn, sự giao tiếp đó sẽ là cơ hội truyền bệnh thuận lợi, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm ( ví dụ như bọ chét, các bệnh về da, các bệnh nặng khác đều dễ dàng lan truyền). Đặc biệt là một số người họ chỉ mang chó mèo đến khám bệnh, nhưng những vấn đề liên quan đến sức khỏe của chúng họ chẳng hề nắm một chút kiến thức nào, có người họ nghĩ bệnh viện là nơi được vô trùng và vệ sinh sạch sẽ, đến bệnh viện là yên tâm, thú cưng nhà mình sẽ được chữa khỏi, và cứ thế họ vô tư để chúng đùa giỡn với nhau, đó là một trong những sai lầm quá nghiêm trọng và cực kỳ nguy hiểm. Là điều mà không ai mong muốn cả.

5.Khi phải truyền nước, bạn hãy an ủi thú cưng của mình


Khi truyền nước, các bác sĩ nhất định sẽ dùng băng gạc để cố định đầu kim truyền, những người chủ phải lập tức quan tâm đến tình trạng truyền. Sau đó, phải mất vài giờ những chú chó nhà bạn mới có thể hấp thụ được, dung dịch sẽ từ từ vào trong các cơ thịt, gây sưng, tạo cảm giác khá là đau. Cho nên tốt nhất khi đó bạn hãy ở bên thú cưng nhà mình, an ủi và động viên chúng. Vì bạn không làm công việc đó, sẽ chẳng ai có thời gian làm giúp bạn cả, các bác sĩ không thể ôm đồm và chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ cho từng chú chó, chú mèo được, và dĩ nhiên, bạn sẽ chẳng muốn nhìn thấy người bạn của mình đau đớn một mình đâu.

Rốt cuộc, khi thú cưng nhà mình bị bệnh, đừng chỉ đưa chúng đến bệnh viện là xong, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cũng như chuẩn bị những vật dụng cần thiết để bảo đảm thú cưng nhà bạn luôn thoải mái và bớt sợ hãi nhất! Một bệnh viện thú y chuyên nghiệp có thể khiến bạn an tâm khoản điều trị, nhưng bên cạnh đó hãy chủ động phối hợp với bác sĩ để “người bạn nhỏ” phục hồi sức khỏe nhanh và tốt nhất nhé.



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,779
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới