Những điều cần biết và chữa bệnh suy dinh dưỡng ở chó

Yêu Cún

Sen cấp 5
Bài viết
1,435
Thích
665
Điểm
123
Best Tư vấn
0
Xu
640
Chủ Top
#1
Những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở chó con. Cơ thể có mỡ thừa, bộ lông xơ xác và thiếu sức sống là những dấu hiệu dễ nhận thấy ở những chú chó suy dinh dưỡng. Biên tập viên Tim Falk đã tiến hành một cuộc nghiên cứu nhằm tìm ra cách cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho cún cưng của bạn.

Các cụ có câu, “Ăn gì bổ nấy”. Điều này không chỉ đúng với con người chúng ta mà còn đúng với những chú chó nữa. Việc cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho từng độ tuổi, kích thước cơ thể và lối sống sẽ quyết định sức khoẻ cũng như tinh thần của chú chó.

Vậy làm sao để biết chắc chắn chú chó nhà mình có được cung cấp đủ dinh dưỡng hay không? “Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, không phải trường hợp nào cũng là do thức ăn không đủ chất.” – Bác sĩ Melissa Meehan (bác sĩ thú y kiêm phát thanh viên truyền hình/radio, làm việc tại Phòng khám Thú y Canterbury – TP. Melbourne) cho biết – “Một chú chó có chế độ ăn lí tưởng vẫn có thể bị suy dinh dưỡng nếu hệ tiêu hoá hấp thu không tốt”.


Những điều cần biết và chữa bệnh suy dinh dưỡng ở chó
Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở chó con


1. Thang điểm Tình trạng Cơ thể (TTC): Các bác sĩ thú y đánh giá trọng lượng của con vật dựa trên điểm Tình trạng Cơ thể của nó. Thang điểm có giá trị từ 1 đến 9. Trong đó, điểm 1 đại diện cho tình trạng gầy hốc hác, còn điểm 9 đại diện cho tình trạng béo phì. Điểm 5 được xem là điểm lí tưởng. Với một chú chó sở hữu số điểm lí tưởng này thì khi đặt tay lên người chú, ta có thể sờ thấy xương sườn mà không sờ thấy chút mỡ thừa nào. Nhìn từ trên xuống ta sẽ thấy rõ phần eo, còn nhìn nghiêng ta sẽ thấy bụng chú hơi thót.

2. Lông xơ xác, viêm da, da tróc vảy: “Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể. Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi chế độ ăn thiếu dinh dưỡng – các loại a-xít béo đặc biệt cần thiết như trong cá, tinh dầu anh thảo và tinh dầu hạt lanh – ảnh hưởng xấu đến da và lông.” – Bs. Melissa nói.

3. Răng miệng không sạch: “Răng của những chú chó chỉ được ăn những thức ăn ướt, nhão thường bị tích tụ mảng bám. Bạn thử tưởng tượng xem, liệu ta có thể không đánh răng trong vòng một năm (hoặc thậm chí là 12 năm như một số chú chó già tôi từng biết) mà không cần đi khám nha khoa không?” – Bs. Melissa giải thích. Hiện nay trên thị trường có một dòng thức ăn khô giàu dinh dưỡng, với hình dạng được thiết kế đặc biệt (dạng viên hoặc dạng que) để làm sạch răng khi nhai, giúp làm giảm mảng bám đáng kể. Tuy nhiên, đánh răng hàng ngày vẫn là cách vệ sinh răng miệng tốt nhất.

4. Những vấn đề về đại tiện: Tuy rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi đại tiện nhiều lần và mỗi lần đi lại thải ra một lượng phân lớn, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là thức ăn kém chất lượng. “Nhiều loại thức ăn kém chất lượng có chứa một lượng lớn các-bon hi-đrát khó tiêu. Điều này có nghĩa là thức ăn chỉ được nạp vào rồi thải ra khỏi cơ thể chú chó mà không được hấp thu.” – Bs. Melissa cho biết. Bên cạnh đó, việc chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp với chú chó, hoặc chất lượng của các thành phần trong thức ăn thay đổi thất thường còn gây táo bón và tiêu chảy.


Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở chó con

5. Chậm phát triển: Chó con cần lượng protein, chất béo cũng như canxi lớn hơn so với chó trưởng thành để có thể phát triển cứng cáp và khoẻ mạnh. Những giống chó có kích thước cơ thể khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Do đó, những chú cún con phải được ăn một chế độ ăn chất lượng cao dành riêng cho kích thước cơ thể hay giống nòi của chúng. Ta không nên cho chó trưởng thành ăn thức ăn của chó con, tránh tình trạng béo phì. Hãy hỏi bác sĩ thú y về thời điểm thích hợp để chuyển sang dùng thức ăn dành cho chó trưởng thành, nhằm bắt kịp tốc độ phát triển của chú chó.

6. Dị ứng và suy giảm miễn dịch: “Nói đến vấn đề thức ăn ảnh hưởng đến sức khoẻ thì chó cũng không khác gì con người.” – Bs. Melissa nói – “Theo như tôi nhận thấy ở các bệnh thú của mình, những chú chó có chế độ ăn thiếu chất thường mắc nhiều bệnh dị ứng và bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch hơn so với những chú chó có chế độ ăn giàu dinh dưỡng”.

7. Thiếu năng lượng: Chó choai, chó làm việc và chó hiếu động cần nhiều ca-lo hơn so với chó già, chó chỉ ngồi một chỗ hoặc ít vận động, Nếu nhu cầu ca-lo của chú chó không được đáp ứng qua chế độ ăn, chú chó sẽ bị sụt cân và rơi vào trạng thái mệt mỏi, bơ phờ. Còn nếu chú chó ăn những thức ăn khó tiêu hoá, cơ thể chú sẽ không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng.


Chúng ta nên làm gì khi chó bị suy dinh dưỡng?


Nếu chú chó của bạn có 1 trong 7 dấu hiệu trên thì bạn cần phải hành động ngay. Cách tốt nhất là phải chắc chắn rằng mình đang cho cún cưng ăn những thức ăn phù hợp. “Hiện nay, các loại thức ăn có sẵn dành cho chó trên thị trường vẫn là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất.” – Bs. Margie Roser (người xây dựng một chương trình về thú cưng được phát sóng hàng tuần trên đài 2CC Canberra) cho biết – “Ta có thể tìm thấy những thương hiệu thức ăn cao cấp ở cửa hàng vật nuôi hoặc phòng khám thú y. Chúng có những công thức đáp ứng nhu cầu của từng giai đoạn, lối sống. Thậm chí còn có cả những chế độ ăn đáp ứng nhu cầu của từng giống chó. Ví dụ như chế độ tốt cho lông phù hợp với giống Golden Retriever và Poodle, hay chế độ tốt cho xương khớp cũng như cơ bắp phù hợp với giống Dachshund”.

Biết rằng dùng thức ăn chất lượng cao hơn sẽ tốn kém hơn, nhưng ít nhiều bạn vẫn cần cho cún cưng ăn thức ăn sẵn để cơ thể chú hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và thải ra ít hơn. Nói cách khác, cún cưng của bạn sẽ đi đại tiện ít hơn và mùi phân cũng đỡ khó chịu hơn. “Động vật ăn thức ăn sẵn có tuổi thọ cao hơn so với động vật ăn thức ăn nhà nấu. Điều này có được là nhờ vào sự cân bằng chính xác giữa các chất chống ô-xi hoá, vitamin và khoáng chất, cùng sự hỗ trợ trong việc giữ gìn răng miệng khoẻ mạnh.” – Bs. Margie nói.


Chúng ta nên làm gì khi chó bị suy dinh dưỡng?

“Việc chế biến thức ăn tại nhà để cân bằng năng lượng, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho chó gần như là việc bất khả thi. Chó mèo ăn thịt sống cũng có nguy cơ lây bệnh và nhiễm ký sinh trùng.” – bà giải thích.

Trong trường hợp chú chó của bạn có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt, trên thị trường cũng có rất nhiều loại thức ăn được sản xuất với công thức đặc biệt, tương tự như các công thức mà bác sĩ thú y chỉ định. Có những chế độ ăn được lựa chọn để hỗ trợ điều trị các bệnh như bệnh thận, viêm khớp hay rối loạn chức năng nhận thức (mất trí nhớ).

Nếu bạn chưa chắc chắn chế độ ăn nào là phù hợp với cún cưng nhà mình thì tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ thú y. Một khi đã được áp dụng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi và mức độ hoạt động, chú cún cưng của bạn sẽ trở thành một điển hình hoàn hảo cho chế độ ăn giàu dinh dưỡng.


Chó bị suy dinh dưỡng cần điều trị như thế nào?


Bs. Margie đã chỉ ra những nguyên nhân chính gây ra dấu hiệu suy dinh dưỡng:

• Thiếu hụt ca-lo dẫn đến tình trạng sụt cân, mệt mỏi, hơi thở hôi, cuối cùng là thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

• Thiếu hụt chất béo và các a-xít béo khiến lông xơ xác, da tróc vảy, thậm chí khiến da dị ứng. Bổ sung Omega 3, 6 có thể làm giảm dị ứng.

• Thiếu hụt vitamin A sẽ gây nhiễm trùng da và mù loà. Dầu gan cá là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào.

• Vitamin D3 trong dầu gan cá có ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi. Thiếu vitamin này chú chó sẽ bị còi xương (xương mềm).

• Vitamin E là một chất chống ô-xi hoá quan trọng. Vitamin này có tác dụng chống nhiễm trùng, được tìm thấy ở thực phẩm có màu xanh lá cây và ngũ cốc.

• Vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sự trao đổi chất. Nếu thiếu những vitamin này, chú chó sẽ chậm phát triển, bị tổn thương da và có những dấu hiệu xấu về thần kinh.

• Vitamin C cũng là một chất chống ô-xi hoá quan trọng, và cũng đóng vai trò chống nhiễm trùng trong cơ thể.


Chó bị suy dinh dưỡng cần điều trị như thế nào?
Vấn đề về trọng lượng cơ thể của chó


Dù đại đa số mọi người thường đổ dồn sự chú ý vào chuyện làm sao để giúp cứn cưng của mình giảm đi vài kg thì trên thực tế, đôi khi chó cũng cần phải được tăng cân.

Khi được cô chủ Angie Marthews cứu về, chú chó Labrador lai có tên Pumpkin chỉ nặng 3-4kg và là một chú chó nhút nhát, rụt rè. “Người nó gầy trơ cả xương sườn, lông thì bết cục. xơ xác.” – Cô Angie kể lại – “Các bác sĩ thú y đã chỉ định một chế độ ăn để giúp Pumpkin tăng cân. Không lâu sau, trọng lượng cơ thể và các tình trạng nói chung của Pumpkin đã dần được cải thiện”.

Bs. Margie chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt cân ở chó. Từ giun sán, dị ứng với thức ăn cho đến các bệnh về tiêu hoá, thậm chí là ung thư. Nếu thấy cún cưng nhà mình có biểu hiện sụt cân, hãy đưa chú đi khám bác sĩ ngay.


“Đi khám bác sĩ là một bước quan trọng trong việc ngăn chặn các bệnh tiềm ẩn có thể gây nên tình trạng sụt cân bất thường.” – Bs. Melissa cho biết – “Nếu kết luận cho thấy chú chó không mắc bệnh gì, bác sĩ sẽ chỉ định một chế độ ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cũng như ca-lo của chú chó. Ta cần phải tính toán lượng ca-lo hàng ngày để đảm bảo rằng các nhu cầu thể chất của chú chó luôn được đáp ứng một cách đầy đủ”.

© YeuPet



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,811
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới