Những cách sơ cứu khi bị chó cắn nhanh nhất

Yêu Cún

Sen cấp 5
Bài viết
1,435
Thích
665
Điểm
123
Best Tư vấn
0
Xu
640
Chủ Top
#1
Cách sơ cứu khi bị chó cắn mang lại hiệu quả nhất. Giảm thiểu những lo lắng cho những người không may bị chó cắn gây ra vết thương hở. Chó cắn người xảy ra bởi rất nhiều lý do. Bạn có thể bị chó cắn bởi một chú chó con đang trong giai đoạn mọc răng. Hay thậm chí bị tấn công bởi một con chó lạ trên đường. Nếu không biết cách sơ cứu khi bị chó cắn kip thời, rất có thể bạn có nguy cơ mắc bệnh dại rất cao.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể áp dụng một số bước nhất định như bài viết dưới đây. Tuy nhiên, những gì chúng ta làm còn phải phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và tính nghiêm trọng của vết thương.

Các cách sơ cứu khi bị chó cắn ngoài da và gây ra vết thương hở


Sau đây sẽ là các bước sơ cứu khi bị chó cắn. Tùy vào lực tiếp xúc của bạn và chú chó dẫn tới các thương tổn về da. Có thể chỉ là vết xước nhẹ. Cũng có thể là một vết cắt dài và sâu. Sẽ có những cách sơ cấp cứu khi bị chó cắn khác nhau. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể.

Cách sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn là rửa vết thương dưới vòi nước. Sau đó làm sạch bằng oxy già hoặc cồn. Bôi kem kháng sinh ngoài da rồi dùng băng y tế băng vết thương lại.

Nếu vết thương sâu gây chảy máu. Hãy bình tĩnh và đừng quá sợ hãi. Trừ khi vết thương của bạn chảy máu quá nhiều hoặc máu phun ra mạnh. Hoặc vết thương ở cổ hoặc đầu thì hãy gọi cấp cứu ngay, chờ trong 5 phút. Máu chảy ra sẽ làm sạch vết thương.



Sau năm phút, nếu bạn có thể làm máu ngừng chảy thông qua áp lực trực tiếp lên vết thương thì hãy làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy với xà bông nhẹ. Còn nếu vết thương tiếp tục chảy máu thì hãy gọi cấp cứu ngay.

Không được sử dụng cồn, oxy già, iot hay thuốc đỏ với những vết thương hở. Bởi những loại này có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Thông thường, những vết thương hở không cần thiết phải băng bó. Nhưng nếu bạn có thể băng bó vết thương mà vẫn đảm bảo vết thương đã được rửa sạch thì sẽ tốt hơn. Điều đó sẽ giúp ích cho khoảng thời gian bạn đến được với cơ sở y tế gần nhất.

Sơ cứu khi bị chó cắn kịp thời có thể phòng chống bệnh dại


Cách sơ cứu khi bị chó cắn đúng cách có thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh dại. Theo Hội chữ thập Đỏ Mỹ, nếu bạn bị cắn bởi một con chó lạ thì bạn không nên cố dừng, bắt hay giữ nó. Hãy liên lạc với ban bảo vệ động vật càng sớm càng tốt để họ bắt chúng. Nếu chú chó đã cắn bạn có chủ thì hãy cho họ biết tên và số điện thoại của bạn.

Có như vậy, bạn mới có thông tin để kịp thời tiêm phòng bệnh dại. Và sau đó gọi sơ cấp cứu khi bị chó cắn để bạn được tiêm phòng bệnh dại ngay lập tức. Đặc biệt, nhớ kiểm tra chú chó ấy xem chúng đã được tiêm phòng dại chưa nhé.



Nếu chú chó cắn bạn bị tê liệt một phần, hung hăng. Thậm chí cư xử một cách kì lạ thì rất có thể nó đã bị dại. Đối với bất cứ vết cắn nào, hãy chắc chắn là vết thương được làm sạch và khử trùng hoàn toàn. Bởi vì mọi vết thương do động vật cắn đều có thể truyền vi khuẩn và gây nhiễm trùng.

Với cách sơ cứu khi bị chó nhà cắn cũng tương tự. Tuy nhiên, việc kiểm soát hành vi cắn của chó nhà có thể sẽ dễ dàng hơn so với những chú chó lạ. Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn thì không còn cách nào khác ngoài tiêm phòng dại. Kết hợp theo dõi dấu vết và sức khỏe của chú chó đã cắn bạn.

Một số điều cần lưu ý khi bị chó con cắn


Ở một thời kì nào đó, chó con thường cắn người. Đó là những gì chúng làm khi chúng đang mọc răng. Và chúng cắn người khi lớn hơn là bởi chúng muốn thiếp lập sự thống trị. Chó con cắn bạn không phải vì nó ghét bạn. Nó cắn bạn là bởi bạn đang ở chỗ chúng. Chúng cảm thấy thứ gì đó mềm mại và chúng có răng.



Đôi khi, một chú cún con có thể cắn xước da bạn. Nhưng điều quan trọng là đó chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của chúng. Để xử lý vấn đề này, bạn phải giữ bình tĩnh. Tránh đánh mắng có thể làm tổn thương đến cún con của bạn. Việc sơ cứu khi bị chó cắn khi còn nhỏ cũng không quá phức tạp. Thông thường chỉ là những dấu cắn in hằn rất nhẹ.

Để phá bỏ thói quen này bạn cần học những dấu hiệu khi chúng chuẩn bị cắn. Sau đó sửa thói quen bằng cách tóm vào cổ trước khi chúng có ý định cắn bạn. Làm như vậy có thể thay đổi bản năng cắn của chúng. Thậm chí có thể dạy chúng không làm như vậy nữa. Nếu bị cắn thì hầu hết đều là vết thương ngoài da. Bạn có thể xử lý rất nhẹ nhàng bằng cách rửa sạch với xà phòng. Hoặc khử trùng bằng oxy già và cồn.




Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,808
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới