Mặc dù khả năng lây nhiễm bệnh từ mèo sang người không cao. Nhưng chủ mèo vẫn cần cảnh giác và có các hiểu biết đề phòng. Trong chuyên mục cách chăm sóc mèo cảnh số này, bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn các bạn 3 căn bệnh có thể lây từ mèo sang người cần đề phòng.
Bệnh dại có khả năng lây nhiễm cao nhất
Thường xảy ra với mèo chưa được tiêm phòng dại định kỳ hàng năm. Được thả tự do có tiếp xúc với môi trường và động vật hoang dã : chó, chuột, cáo chồn… Mèo mới nuôi không rõ nguồn gốc.
Qua các vết xây xước, vết cắn, virus Dại từ nước dãi mèo xâm nhập cơ thể người, ủ bệnh khá lâu: từ 10 ngày đến 120 ngày, thậm chí 6 tháng mới phát bệnh. Nguy cơ tử vong rất cao nếu bị mèo Dại cắn không có các xử lý tiêm phòng vaccine.
Ký sinh trùng ngoài da
– Ve, rận, ghẻ cắn đốt gây dị ứng, mẩn tịt da của người.
– Nấm mèo, đặc biệt Ringworm rất dễ lây sang người tạo thành các vòng tròn đỏ trên da, viêm, ngứa lan ra nhiều nơi trên cơ thể.
Mèo ngứa gãi liên tục…cần kiểm tra ghẻ, rận hoặc nấm. Bệnh nấm mèo, loét sùi da, rụng lông. Vết tròn đỏ , ngứa ở da người.
Bệnh do Nguyên trùng Protozoa
Amoeba, Trichomonas, Coccidia, giardia…đặc biệt Toxoplasma gây các tiêu chảy ở mèo, thải qua phân, mặc dù hiếm xảy ra nhưng có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì Toxoplasma truyền từ mẹ qua bào thai gây xảy thai.
Các khuyến cáo quan trọng với chủ nuôi mèo
– Luôn luôn rửa tay bằng sà phòng sau khi tiếp xúc với mèo.
– Không nên để phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tiếp xúc với các chất thải của mèo: lông, phân, nước tiểu. Quản lý chặt chẽ, vệ sinh khay toilet của mèo.
– Rửa sạch ngay bằng sà phòng các vết cắn, vết xước do mèo cào, cắn. Trường hợp mèo cắn không rõ nguồn gốc, hoặc chưa tiêm vaccine, có tiếp xúc với động vật hoang dã, cần đi khám các Bác sỹ Dịch tễ học để tư vấn tiêm phòng bệnh Dại ngay.
– Mèo bị viêm loét da, rụng lông, ngứa ngáy cần khám BSTY, phải cách ly với người nếu bị nấm Ringworm.
Bệnh dại có khả năng lây nhiễm cao nhất
Thường xảy ra với mèo chưa được tiêm phòng dại định kỳ hàng năm. Được thả tự do có tiếp xúc với môi trường và động vật hoang dã : chó, chuột, cáo chồn… Mèo mới nuôi không rõ nguồn gốc.
Qua các vết xây xước, vết cắn, virus Dại từ nước dãi mèo xâm nhập cơ thể người, ủ bệnh khá lâu: từ 10 ngày đến 120 ngày, thậm chí 6 tháng mới phát bệnh. Nguy cơ tử vong rất cao nếu bị mèo Dại cắn không có các xử lý tiêm phòng vaccine.
Ký sinh trùng ngoài da
– Ve, rận, ghẻ cắn đốt gây dị ứng, mẩn tịt da của người.
– Nấm mèo, đặc biệt Ringworm rất dễ lây sang người tạo thành các vòng tròn đỏ trên da, viêm, ngứa lan ra nhiều nơi trên cơ thể.
Mèo ngứa gãi liên tục…cần kiểm tra ghẻ, rận hoặc nấm. Bệnh nấm mèo, loét sùi da, rụng lông. Vết tròn đỏ , ngứa ở da người.
Bệnh do Nguyên trùng Protozoa
Amoeba, Trichomonas, Coccidia, giardia…đặc biệt Toxoplasma gây các tiêu chảy ở mèo, thải qua phân, mặc dù hiếm xảy ra nhưng có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì Toxoplasma truyền từ mẹ qua bào thai gây xảy thai.
Các khuyến cáo quan trọng với chủ nuôi mèo
– Luôn luôn rửa tay bằng sà phòng sau khi tiếp xúc với mèo.
– Không nên để phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tiếp xúc với các chất thải của mèo: lông, phân, nước tiểu. Quản lý chặt chẽ, vệ sinh khay toilet của mèo.
– Rửa sạch ngay bằng sà phòng các vết cắn, vết xước do mèo cào, cắn. Trường hợp mèo cắn không rõ nguồn gốc, hoặc chưa tiêm vaccine, có tiếp xúc với động vật hoang dã, cần đi khám các Bác sỹ Dịch tễ học để tư vấn tiêm phòng bệnh Dại ngay.
– Mèo bị viêm loét da, rụng lông, ngứa ngáy cần khám BSTY, phải cách ly với người nếu bị nấm Ringworm.
Nguồn Bacsithuy