Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hạ bàn cho chó

Yêu Cún

Sen cấp 5
Bài viết
1,435
Thích
665
Điểm
123
Best Tư vấn
0
Xu
640
Chủ Top
#1
YeuPetCún cưng hai chân sau bị yếu – đây là một căn bệnh không hiếm gặp có tên gọi khác là bệnh hạ bàn. Khi gặp tình trạng này, thông thường hai chân sau của chúng không thể đứng thẳng lên được. Khi đó phải xử lý như thế nào?

Đầu tiên, chúng ta nên kiểm tra xem chân sau có bị chấn thương hay bị vật gì đâm phải dẫn đến các cơn đau làm chúng không thể đứng thẳng lên được hay không. Nếu phát hiện hai chân sau có vết thương ngoài, rất có thể khi chúng ra ngoài dạo chơi bị trầy xước hoặc do “gây chiến” với những chú chó khác, gây tổn thương. Cũng không loại trừ việc có ai đó gây chấn thương cho cún cưng nhà bạn. Để giải quyết vấn đề này, trước hết hãy khử trùng chống viêm, băng bó vết thương cho chúng cẩn thận, tránh để tình trạng nhiễm trùng, quan sát một vài ngày nếu tình hình không cải thiện, hãy đưa chúng đi chụp chiếu để xem xương, cơ, các khớp chân có gặp vấn đề gì không.

Còn nếu khi kiểm tra chân thú cưng không hề bị tổn thương ngoài da, 2 chân sau của chúng bị gập hẳn xuống, hoặc có những chú chó bị nặng thì có khi gập cả phần cổ chân xuống đất khi chúng đứng. So sánh với bình thường khi chúng không bị bệnh thì chỉ đứng bằng phần đệm thịt ở dưới lòng bàn chân mà thôi. Khi xảy ra trường hợp này rất có thể là do các nguyên nhân sau đây:

1.Do hoạt động chạy nhảy quá nhiều


Hầu hết những người chủ hay có thói quen dắt thú cưng đi dạo, sau đó để chúng chạy nhảy thoải mái tự do, đối với sức khỏe của chúng mà nói thì đây là một việc làm có lợi, giúp cún cưng được hít thở bầu không khí xung quanh, tinh thần được thoải mái, vui vẻ, đồng thời rèn luyện các cơ, xương khớp. Nhưng để hoạt động quá nhiều trong thời gian dài như vậy mà nói, cơ thể chúng sẽ bị quá tải, dần dần dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng. Trong trường hợp này, hai chân sau bị yếu là điều hoàn toàn bình thường, chỉ cần cho chúng nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, đều đặn, tránh hoạt động mạnh, hai chân sẽ dần dần hồi phục và hoạt động lại như bình thường.

2. Do cún cưng không được tập thể dục thể thao vận động một cách thường xuyên.


Do người chủ của chúng không có thời gian chăm sóc, hay xích hoặc nhốt trong lồng, chuồng trại quá lâu. Đứng yên một chỗ quá lâu, không di chuyển nên bị chùn chân, để lâu tình trạng này sẽ dẫn tới cún bị mắc bệnh hạ bàn.

3. Không bổ sung canxi đầy đủ


Nói chung, sự thiếu hụt canxi không phải ngày một ngày hai mà thành, một chú chó ăn quá ít thức ăn giàu canxi, lâu dần sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi, một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hạ bàn. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý bổ sung canxi hợp lý và kịp thời, không nên cho chúng ăn dồn dập và quá nhiều thực phẩm giàu canxi, tránh trường hợp ngộ độc và phản tác dụng. Ngoài ra chó chúng tập thể dục, tắm nắng, hấp thụ vitamin D, thúc đẩy sự hấp thụ canxi và cho xương chắc khỏe. Bạn cứ tích cực dắt chó đi dạo cho chạy nhảy nền đất sần sùi ngày vài lần , sáng cho tắm nắng 1 tiếng từ 6h30 đến 7h 30 , bổ sung canxi 1 ngày 1 lần vào buổi sáng trước khi tắm nắng kèm với ăn nhẹ buổi sáng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung canxi, nhưng cần phân biệt rõ các sản phẩm, nên chọn sản phẩm nào có chứa công thức calcium phosphate, calcium và vitamin.

Đặc biệt, một số trường hợp khác bệnh này có thể do di truyền, thường có những triệu chứng trước khi bị bệnh như: chúng đang bước đi bình thường đột nhiên ngồi phụp xuống đắt, khi đi bộ dáng vẻ uể oải, mệt mỏi, chân xoắn lại hoặc ngần ngừ không muốn đi. Chân hoạt động không linh hoạt, nhanh nhẹn, dễ bị mệt, khi ngồi hai chân không gọn lại, hoặc phải đứng trong một thời gian dài thì hai chân sau cũng dễ bị yếu.

Ngoài ra, béo phì, lượng canxi dư thừa cũng trở thành nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh hạ bàn ( yếu chân sau) rất nhiều, nhưng không thể cứ xử lý một cách tùy tiện, phải tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết thích hợp. Căn bệnh này tương đối khó chữa, Tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của chó nhưng sẽ làm mất dáng của chó và đi lại có phần khó khăn, nhưng không phải là không thể chữa được. Nhất là với những chú nhỏ nhỏ tầm 2- 7 tháng tuổi, sẽ dễ chữa hơn rất nhiều, còn với những chú chó có kích thước lớn và từ 1 năm tuổi trở lên thì cách chữa tương đối khó khăn. Nhưng chỉ cần bạn kiên trì và áp dụng đúng phương pháp, chắc chắn sẽ giúp cún cưng đáng yêu thoát khỏi tình trạng khó khăn này, để chúng lại có thể hoạt động thoải mái bình thường.



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,874
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới