Nguyên nhân tiêm phòng vacxin cho chó thất bại là gì???

Yêu Cún

Sen cấp 5
Bài viết
1,435
Thích
665
Điểm
123
Best Tư vấn
0
Xu
640
Chủ Top
#1
Tiêm phòng vacxin cho chó là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chúng. Nhưng một số tường hợp, vacxin không có tác dụng bảo vệ hay ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Trong số rất nhiều lý do, phần lớn vấn đề không phải do vắc xin, mà là do phản ứng miễn dịch không phù hợp.

Dưới đây là hơn 10 lý do chủ nuôi có thể tham khảo để tránh trường hợp tiêm phòng cho chó thất bại:

Tiêm phòng vacxin cho chó thất bại do kháng thể của chó mẹ




Chó con mới sinh lấy sức kháng thể thông qua bú sữa mẹ. Kháng thể của chó mẹ trong thời gian tuần hoàn khác nhau, sức đề khác cũng sẽ khác nhau.

Mỗi một cơ thể đều có thời kỳ nhạy cảm, độ dài khác nhau, từ vài ngày đến vài tuần. Thời gian này kháng thể của chó mẹ cao đến mức vắc xin không phát huy được tác dụng. Nhưng khi thấp thì lại không thể chống lại bệnh truyền nhiễm. Tiêm phòng cho chó con trong thời kỳ này vẫn sẽ bị mắc bệnh.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với bệnh parvo, chó con dưới 6 tuần tiêm phòng chỉ có 25% hiệu quả. Khi 9 tuần có 40% hiệu quả, 16 tuần có 60% hiệu quả, 18 tuần có 95% hiệu quả.

Tiêm phòng cho chó thất bại do khoảng thời gian giữa các đợt tiêm phòng không đúng


Sau khi tiêm phòng, cơ thể sẽ không sản sinh kháng thể ngay lập tức. Cơ thể chó cần thời gian vài ngày đến vài tuần mới có thể sản sinh ra kháng thể hiệu quả. Ví dụ bệnh coronavirus sau 2–3 tuần tiêm phòng lần hai mới hoàn toàn miễn dịch.

Khoảng cách tiêm phòng giữa các mũi quá ngắn, sẽ xảy ra sự giao thoa giữa vắc xin. Nếu khoảng thời gian quá dài thì hiệu quả sẽ giảm đi, khoảng thời gian giữa hai loại vắc xin thường là 2 – 3 tuần, tất nhiên trừ bệnh dại.



Chủ nuôi nên đánh dấu lịch tiêm phòng cho chó của mình. Để đảm bảo mũi tiêm sẽ có hiệu quả tốt nhất. Tránh những rủi ro không đáng có.

Tiêm phòng vacxin cho chó thất bại do virus và vi khuẩn chủng loại khác nhau


Nếu virus hoặc vi khuẩn đột nhiên biến dạng, vậy tiêm phòng sẽ thất bại. Ví dụ, gần đây kiểm tra lâm sàng đã phát hiện ra virus parvo có sự thay đổi. Kết quả là tiêm phòng virus parvo thông thường đã thất bại.

Tiêm phòng vacxin cho chó thất bại do sử dụng không đúng loại vắc xin


Một số loại bệnh cần tiêm vắc xin đúng vị trí, như tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc mũi. Ngoài ra phải chú ý tiêm đúng liều lượng vắc xin. Chó dùng vắc xin phải dựa vào phần đầu, không phải trọng lượng cơ thể, độ tuổi,…

Sản phẩm không giống nhau sẽ có độ nhạy và sự phản ứng khác nhau đối với các bệnh truyền nhiễm, đối với sản phẩm độ nhạy cao có thể cần quá trình điều chỉnh tiêm phòng.



Tiêm phòng vacxin cho chó thất bại do suy giảm miễn dịch hoặc chó đang bị bệnh


Nếu hệ thống miễn dịch bị hỏng và không thể tạo ra phản ứng miễn dịch bình thường với thuốc, việc tiêm phòng sẽ thất bại.

Sốt có thể ngăn phản ứng miễn dịch của cơ thể chó. Nếu chó bị nhiễm một loại virus nào đó, phản ứng miễn dịch của thuốc tiêm phòng có khả năng suy giảm. Vì thế, chúng ta phải luôn chú ý chó cần tiêm phòng khi cơ thể khỏe mạnh.

Tiêm phòng vacxin cho chó thất bại do bị suy dinh dưỡng


Suy dinh dưỡng như thiếu vitamin A, E sẽ ức chế sự tổng hợp protein, từ đó sẽ giảm phản ứng miễn dịch. Dù đã tiêm phòng 7 bệnh cho chó, chủ nuôi cũng cần chú ý đến khẩu phần ăn để đảm bảo chúng có sức khỏe tốt nhất.

Tiêm phòng vacxin cho chó thất bại do bản thân vắc xin khiến miễn dịch thất bại




  • Vắc xin có hiệu quả trong một thời gian nhất định, quá hạn sẽ không thể sử dụng.
  • Chất lượng vắc xin hoặc dung dịch vắc xin loãng (nước cất và nước muối sinh lý) không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch.
  • Do quá trình lưu trữ và vận chuyển không phù hợp, vắc xin bị giảm hiệu quả dẫn đến không tạo được kháng thể cần thiết.
  • Hàm lượng của vắc xin không đủ.
  • Vắc xin bị tác nhân ô nhiễm gây ra (đặc biệt là mầm sống), sẽ gây cản trở hoặc hạn chế sản xuất kháng thể.
  • Dùng chủng độc quá mạnh để sản xuất vắc xin và không tiêu diệt nguồn sống không triệt để.
  • Miễn dịch được bổ trợ cấu hình không đúng cách.
Tiêm phòng bệnh cho chó thất bại do các thiết bị sử dụng để tiêm chủng


Ống tiêm không vô trùng, kim tiêm và ống nhỏ giọt sẽ khiến vắc xin bị giảm hiệu suất. Một số lô vacxin không tiệt trùng hoặc bị pha loãng bởi nước không tinh khiết. Hoặc sử dụng nước chứa clo pha loãng vắc xin sẽ giảm hoạt tính miễn dịch, dẫn đến thất bại.

Di chuyển vắc xin từ kho đông lạnh dưới hàng chục độ không nên đặt trong tủ lạnh một khoảng thời gian, cố gắng thu nhỏ nhiệt độ pha loãng, để không bị quá nóng khiến vắc xin bị giảm vi khuẩn độc lực.

Nhiều người quan tâm nên tiêm phòng cho chó ở đâu Hà Nội. Nhưng chất lượng dịch vụ tiêm phòng cho chó ở Hà Nội không phải nơi nào cũng như nhau. Chủ nuôi nên tìm tới những cơ sở được cấp phép để đảm bảo việc phòng bệnh cho thú cưng của mình.

Nếu bạn quan tâm tiêm phòng dại cho chó ở đâu, hãy hỏi ý kiến những người nuôi có kinh nghiệm.




Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,837
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới