Mèo bị tiêu chảy nặng kéo dài có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của thú cưng . Dấu hiệu thường bắt gặp như: bỏ ăn, nôn, phân nhão, ướt, đi ngoài nhiều lần ra máu, hôi tanh kèm theo các triệu chứng toàn thân khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới mèo bị tiêu chảy. Mỗi nguyên nhân sẽ biểu hiện nhiều mức độ khác nhau. Hãy cùng bác sĩ thú y tìm hiểu kĩ hơn về bệnh này nhé.
Mèo bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn và giun sán
Một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây viêm ruột cấp tính như: Salmonella, Camphylobacter, E.Coli… Cầu trùng Coccidia, Toxoplasma, Giardia… Đặc biệt mèo con dưới 2 tháng tuổi khả năng nhiễm rất cao.
Triệu trứng thường là gây nôn, tiêu chảy, to bụng, tỷ lệ tử vong tới 40% – 60% nếu không tẩy giun kịp thời. Chính vì vậy, hãy giữ vệ sinh chỗ ở của mèo cưng luôn sạch sẽ, tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Tẩy giun thường xuyên và theo định kỳ cho mèo con theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Chó con tẩy giun làm nhiều lần và giảm dần cho tới khi chúng trưởng thành. Đối với mèo trưởng thành cần tẩy giun định kỳ ít nhất một năm một lần. Nắm rõ lịch định kỳ để tẩy giun có hiệu quả và an toàn nhất.
Mèo bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa
Đột nhiên mèo bị tiêu chảy, phân lỏng có thể là do hệ tiêu hóa có vấn đề. Mèo vẫn ăn, không mệt mỏi ủ rũ, đầy bụng, không kịp đi đúng vào khay cát. Trong trường hợp này bạn cần kiểm tra lại thức ăn cho mèo. Hãy đảm bảo nó không bị nấm mốc, ôi thiu hay hết hạn sử dụng hay không?
Mèo có thể ăn xác động vật chết thối rữa: chuột, chim, thạch sùng… Thức ăn có thể làm cho hệ tiêu hóa của chúng rối loạn. Gây ra tình trạng đau bụng, ỉa chảy. Hoặc do ăn phải hóa chất độc. Ví dụ như : xăng dầu, than, chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng, thuốc diệt côn trùng, ve rận… Kèm theo đó là nôn liên tục để thải trừ chất độc, phân ướt, có máu.
Nếu co giật nhiều là rất trầm trọng, cần cấp cứu ngay. Tốt nhất nên cho mèo nhịn ăn 2 bữa, uống 1/2 viên Chlorocid 250mg với mèo < 1kg. Uống cả viên đối với mèo trên 1kg. Khi ăn kiêng tanh, mỡ và cho ăn ít một. Lưu ý là không cho mèo uống sữa bò sẽ rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của mèo.
Mèo bị tiêu chảy do dịch bệnh
Với mèo bị bệnh không được tiêm phòng dịch hoặc hết thời hạn miễn dịch, có thể mắc các bệnh do virus:
Mèo bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn và giun sán
Một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây viêm ruột cấp tính như: Salmonella, Camphylobacter, E.Coli… Cầu trùng Coccidia, Toxoplasma, Giardia… Đặc biệt mèo con dưới 2 tháng tuổi khả năng nhiễm rất cao.
Triệu trứng thường là gây nôn, tiêu chảy, to bụng, tỷ lệ tử vong tới 40% – 60% nếu không tẩy giun kịp thời. Chính vì vậy, hãy giữ vệ sinh chỗ ở của mèo cưng luôn sạch sẽ, tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Tẩy giun thường xuyên và theo định kỳ cho mèo con theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Chó con tẩy giun làm nhiều lần và giảm dần cho tới khi chúng trưởng thành. Đối với mèo trưởng thành cần tẩy giun định kỳ ít nhất một năm một lần. Nắm rõ lịch định kỳ để tẩy giun có hiệu quả và an toàn nhất.
Mèo bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa
Đột nhiên mèo bị tiêu chảy, phân lỏng có thể là do hệ tiêu hóa có vấn đề. Mèo vẫn ăn, không mệt mỏi ủ rũ, đầy bụng, không kịp đi đúng vào khay cát. Trong trường hợp này bạn cần kiểm tra lại thức ăn cho mèo. Hãy đảm bảo nó không bị nấm mốc, ôi thiu hay hết hạn sử dụng hay không?
Mèo có thể ăn xác động vật chết thối rữa: chuột, chim, thạch sùng… Thức ăn có thể làm cho hệ tiêu hóa của chúng rối loạn. Gây ra tình trạng đau bụng, ỉa chảy. Hoặc do ăn phải hóa chất độc. Ví dụ như : xăng dầu, than, chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng, thuốc diệt côn trùng, ve rận… Kèm theo đó là nôn liên tục để thải trừ chất độc, phân ướt, có máu.
Nếu co giật nhiều là rất trầm trọng, cần cấp cứu ngay. Tốt nhất nên cho mèo nhịn ăn 2 bữa, uống 1/2 viên Chlorocid 250mg với mèo < 1kg. Uống cả viên đối với mèo trên 1kg. Khi ăn kiêng tanh, mỡ và cho ăn ít một. Lưu ý là không cho mèo uống sữa bò sẽ rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của mèo.
Mèo bị tiêu chảy do dịch bệnh
Với mèo bị bệnh không được tiêm phòng dịch hoặc hết thời hạn miễn dịch, có thể mắc các bệnh do virus:
- Bệnh Feline Panleukopenia gây viêm ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh Care (Feline Distemper). Với triệu trứng tiêu chảy xuất huyết. Đặc biệt mèo con chết nhanh và tỷ lệ tử vong cao tới 90%
- Bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm FIP (Feline Infectious Peritonitis) do một chủng Coronavirus gây ra. Nó làm rối loạn tuần hoàn không cấp đủ dịch nuôi mô bào, mất nước, thiếu máu và tiêu chảy. Cuối cùng là suy gan, thận và nguy cơ tử vong cao
- Bệnh phức hợp virus Leukemia ở mèo Feline Leukemia Virus Disease Complex (FeLV) gây sốt. Mèo con bỏ ăn gầy yếu, nôn và tiêu chảy
- Bệnh suy giảm miễn dịch (FIV) Feline Immuodeficiency Infection. Với triệu trứng viêm hạc lâm ba, viêm loét da do thiếu máu cục bộ, tiêu chảy do liếm các dịch viêm
- Đối với tất cả các trường hợp mèo bị tiêu chảy đều rất nguy hiểm. Nên đưa mèo tới các phòng khám thú y gần nhất để điều trị. Chủ nhân nên chuẩn bị tinh thần trước đối với những trường hợp này. Thông tưởng tỷ lệ tử vong đều rất cao và khó có thể điều trị. Chính vì vậy, tốt nhất nên chăm sóc mèo con cẩn thận ngay từ khi mới nuôi. Tham khảo cách nuôi mèo con tại YeuPet.
Nguồn Bacsithuy