Mèo bị đau mắt – Chữa các bệnh mắt ở mèo

Yêu Mèo

Sen cấp 4
Bài viết
788
Thích
294
Điểm
73
Best Tư vấn
0
Xu
870
Chủ Top
#1
Mèo nhà mình liên tục nháy mắt chớp mắt, và bạn thấy cô bé đưa tay dụi mắt. Có thể đơn giản là mèo bị dị ứng, cũng có thể vấn đề nghiêm trọng hơn đang xảy ra? Chăm sóc mắt cho mèo thì quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, biết các vấn đề của mắt mèo sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng tới thị lực.

Mặc dù mèo không dễ bị các vấn đề về mắt như xu hướng ở loài chó chó, nhưng khi mèo phát triển các vấn đề về mắt, chúng thường bị mãn tính và nguy hiểm hơn. Dưới đây đề cập đủ 5 bệnh rối loạn mắt mèo có nguy cơ gặp phải, cung cấp thông tin xử lý và cách thức kiểm tra mắt mèo:

I. Hướng dẫn kiểm tra mắt mèo bị bệnh.​

  • Giữ mắt mèo nhắm lại một khoảng 5 -10 giây, sau đó vuốt nhẹ xuống (dụi) và bỏ tay ra để thấy mắt mèo tiếp tục chảy nước mắt hoặc nháy mắt, mèo khỏe mạnh không bị bệnh ở mắt sẽ không thể hiện như vậy, quá trình kiểm tra này không còn cần thiết nếu đã phát hiện được một trong số các triệu trứng bệnh đề cập trong bài viết.
  • Kiểm tra vùng lông xung quanh mắt xem có bị ướt.
II. Chữa đau mắt cho mèo.​

1/ Bệnh đau mắt đỏ ở mèo.


Đau mắt đỏ cũng được gọi là bệnh viêm kết mạc ở mèo – đây là bệnh mèo dễ mắc nhất và cũng nhẹ nhàng nhất trong phần lớn trường hợp, sen nuôi mèo có thể tự chữa khỏi bệnh tại nhà hoặc đưa đi khám thú y để biết rõ nguyên nhân.

Mèo có một lớp mô trong bảo vệ mắt.

Chức năng của lớp mô này là bảo vệ mắt khỏi vi rút, vi khuẩn (chỉ 1 phần thôi) hay vật thể nhỏ xâm nhập mắt mèo cưng. Tuy nhiên, chỉ cần một số kích ứng nhỏ và nhiễm trùng đã có thể gây nên bệnh đau mắt đỏ thường gặp ở mèo.

Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ / viêm kết mạc cho mèo:

Tỉa ngắn lông xung quanh mắt đối với mèo lông dài.

Giữ vệ sinh môi trường sống.

Tắm rửa, chải lông cho mèo định kỳ.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Triệu chứng đáng nói nhất là chảy nước mắt. Dịch mắt có thể nhìn đậm, rất rõ hoặc có màu xám, vàng nhờ, xanh lá cây hoặc thậm chí là màu đen sẫm, rỉ sét.

Phía trong của mắt có thể bị sưng hoặc đỏ tấy.

Một hoặc cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu khác của bệnh có khả năng thể hiện ở đường hô hấp, như hắt hơi hoặc chảy nước mũi.

Mèo có biểu hiện dùng tay liên tục dụi mắt cho đỡ ngứa.

Nguyên nhân:

  1. Dị ứng thực phẩm hoặc môi trường (bụi, dị vật).
  2. Tình trạng bẩn gây nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc virus.
  3. Kết quả của việc nhiễm trùng đường hô hấp lan đến mắt.
  4. Tự điều trị cho mèo bị đau mắt đỏ khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần:
  5. Sử dụng bông ẩm nhẹ nhàng lau mắt cho mèo hàng ngày.
  6. Kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi mắt (tham khảo ý kiến bác sĩ thú y) ví dụ thuốc mỡ Terramycin rất hiệu quả
  7. Mèo bị nặng hoặc chậm phát hiện có thể được đưa tới bác sĩ thú y để lên đơn thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm.

Câu hỏi: thuốc nhỏ mắt của người dùng cho mèo được không? – Thuốc nhỏ mắt của người có tác dụng tốt và dùng được cho mèo.
2/ Mắt mèo bị kích ứng / dị ứng.


Nguyên nhân: Đối với mèo, chất kích thích mắt có thể bao gồm các mùi hương mạnh như nước hoa, hóa chất tẩy rửa – dầu tắm cho mèo, khói thuốc lá và bụi. Bất cứ thứ gì lọt vào mắt mèo gây ra phản ứng khó chịu và có thể gây kích ứng.

Dấu hiệu và triệu chứng:

  1. Nheo mắt.
  2. Dụi mắt.
  3. Tấy đỏ và tiết dịch / gỉ mắt.

Điều trị:

Rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý rửa mắt bán tại các hiệu thuốc.


Câu hỏi: Mèo bị đau mắt nhỏ thuốc gì? – Thuốc nhỏ mắt cho mèo Bio-GentaDrop điều trị viêm.
3/ Viêm loét giác mạc.


Giác mạc (giác mạc là gì? – wiki) dễ bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân, trong đó chấn thương vật lý là khả năng dễ xảy ra nhất: qua các cuộc ẩu đả, đùa nghịch. Thậm chí chất hóa học cũng sẽ làm hỏng giác mạc, sữa tắm mèo, hóa chất bay vào mắt cũng là lý do khiến bạn muốn tránh xa tất cả những loại hóa chất và cẩn thận khi sử dụng các loại dầu gội sữa tắm.

Ngoài ra vi khuẩn, virus cũng gây bệnh cho giác mạc.

Triệu chứng:

Bạn có thể hiểu rằng loét giác mạc gây đau đớn. Để đối phó với cơn đau dữ dội này, hầu hết mèo sẽ dụi mắt bị ảnh hưởng bằng bàn chân hoặc cọ mắt vào thảm hoặc đồ nội thất nhưng càng dụi mèo càng đau mắt hơn. Để bảo vệ mắt, chúng sẽ nheo mắt, chớp mắt thật nhanh và mật độ nheo mắt liên tục. Thỉnh thoảng, dịch sẽ tích tụ ở khóe mắt hoặc chảy xuống mặt.

Điều trị:

  1. Viêm giác mạc có thể tự lành / tự khỏi khi bệnh nhẹ sau khi đã điều trị được triệu chứng:
  2. Loại bỏ vật thể lạ khỏi mắt mèo nếu có.
  3. Rửa mắt cho mèo dùng dung dịch an toàn.
  4. Sử dụng kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi mắt, thuốc đau mắt cho mèo.
  5. Các vết tổn thương ở giác mạc phần lớn không thể nhìn thấy bằng mắt thường và cần kiểm tra nhờ sự giúp đỡ của thú y – viêm giác mạc nặng ở mèo cần được điều trị phẫu thuật.
4/ Mèo bị tăng nhãn áp.


Tình trạng này là kết quả của áp lực trong mắt gây ra bởi sự tích tụ chất lỏng dư thừa. Bệnh tăng nhãn áp là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị càng nhanh càng tốt để ngăn ngừa mù vĩnh viễn hoặc biến dạng.

Nguyên nhân:

Một số tình trạng ngăn nước mắt chảy ra, mà tích tụ lại thì gây tăng nhãn áp. Ở đây đang đề cập tới các bất thường sau giải phẫu, nhiễm trùng, viêm, chấn thương mắt và đôi khi là khối u. Một số mèo có khuynh hướng di truyền đối với rối loạn này.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Mèo thường bị tăng nhãn áp sẽ có dấu hiệu đau đáng kể, có thể bao gồm dụi mắt và nheo mắt, mất bình tĩnh, quay cuồng và la hét hoặc khóc. Mắt có thể xuất hiện nhiều gỉ, chảy nước mắt hoặc sưng húp quanh mắt. Nếu trường hợp nghiêm trọng, nhãn cầu có thể bị sưng.

Điều trị:

Nếu bạn nghi ngờ mèo nhà bạn có triệu chứng tăng nhãn áp, hãy đưa cô ấy đến bác sĩ thú y ngay. Càng xử lý sớm càng giảm áp lực cho mắt, cơ hội cứu mắt càng tốt hơn.

Tuy, trong trường hợp nhẹ, bệnh tăng nhãn áp tự khỏi nhờ cơ thể hồi phục, nhưng vì tăng nhãn áp nhanh chóng khiến mắt mèo bị ảnh hưởng gây hậu quả nghiêm trọng – nên việc mang mèo đi kiểm tra sớm rất quan trọng khi phát hiện thấy mèo bị các triệu chứng kể trên.

5/ Mèo bị đục thủy tinh thể.



Đục thủy tinh thể được thấy như một khu vực mờ đục phát triển trên thấu kính mắt, ngăn ánh sáng chiếu vào phía sau mắt, dẫn đến mất thị lực và trong một số trường hợp bị mù hẳn.


Câu hỏi: Mèo bị đau mắt có lây không? Đau mắt ở mèo không lây nhiễm và không lây sang người.

Nguyên nhân:

Mặc dù đục thủy tinh thể có thể đơn giản là kết quả của sự lão hóa, nhưng chúng cũng có thể được gây ra bởi bệnh đái tháo đường hoặc do viêm màng bồ đào của mắt. Đục thủy tinh thể có thể do sốc điện hoặc tiếp xúc với bức xạ hoặc chất độc hại. Chúng cũng có thể là một dấu hiệu thiếu canxi.

Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Đục thủy tinh thể sẽ làm mắt có vệt màu trắng đục. Tuy nhiên, đục thủy tinh thể thường không được nhìn ra cho đến khi bệnh đủ nặng để làm suy giảm đáng kể thị lực, trong trường hợp đó, con mèo đáng thương bắt đầu có dấu hiệu mất thị lực, chẳng hạn như va quệt vào vật thể hoặc di chuyển chậm kiểu dò dẫm, đặc biệt là trong ánh sáng yếu.
  • Nếu đục thủy tinh thể là do đái tháo đường, mèo lúc này có thể thể hiện các triệu chứng như sụt cân, khát nước quá mức và… tiểu thường xuyên.

Điều trị:

Bạn nên gặp bác sĩ thú y để tìm kiếm nguyên nhân. Và, đối với bản thân đục thủy tinh thể, phẫu thuật để loại bỏ chúng và phục hồi thị lực là một lựa chọn, mặc dù bạn có thể thấy rằng con mèo của bạn có thể thích nghi nhẹ nhàng với việc mất thị lực miễn là bạn ý được giữ trong nhà và tránh khỏi những tình huống nguy hiểm.


Câu hỏi: Mèo con, mèo sơ sinh bị đau mắt phải làm sao? – Mèo từ 3 tuần tuổi có thể nhỏ thuốc điều trị.
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,688
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới