Kinh nghiệm nuôi chó không phải ai cũng biết

Yêu Cún

Sen cấp 5
Bài viết
1,435
Thích
665
Điểm
123
Best Tư vấn
0
Xu
640
Chủ Top
#1
Nắm rõ kinh nghiệm nuôi chó thì mới có thể giúp cho chú cún của bạn khỏe mạnh. Không phải bạn cứ ra cửa hàng chọn một em nhanh nhẹn về và cho ăn thật nhiều, tắm sạch sẽ là được. Vậy phải làm thế nào? Bài viết này YeuPet.vnsẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm nuôi chó cần thiết trước khi đón chúng về nhà mới.

Lựa chọn địa chỉ mua chó tin cậy


Tốt nhất mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ. Hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng. Đó là những bé nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, có “sổ sức khoẻ” đi kèm dán tem các loại vaxin đã tiêm phòng bệnh dịch và ngày tẩy giun sán định kỳ.



Bạn nên mua chó con trên 2 tháng tuổi nhanh nhẹn và hoạt bát. Chó con ở độ tuổi này sẽ dễ nuôi và ổn định hơn. Trước tiên là chúng đã có thể tách mẹ và cai sữa. Việc ăn dặm đã ổn định, chó con bắt đầu làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Cơ thể cũng đã dần ổn định hơn. Việc chăm sóc và huấn luyện sẽ đơn giản hơn.

Kinh nghiệm nuôi chó khi mới về nhà


Đầu tiên hãy kiểm tra sức khoẻ: Bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y có kinh nghiệm khám sức khoẻ tổng thể và trực tiếp tư vấn cách chăm sóc cho cún của bạn. Có thể yêu cầu bác sĩ cấp sổ khám bệnh nếu chưa có để tiện theo dõi.

Chuẩn bị chỗ ở của cún: Chỗ ở chó cún cần thoáng mát, ấm, có đủ không khí. Không nên cho cún nằm điều hoà và nằm trước quạt vì như vậy cún rất dễ có khả năng bị nhiễm lạnh, ho. Tránh để chó cún ở vị trí cao như cửa sổ, ban công, cầu thang…



Tắm cho cún: khi vừa mua cún về bạn không nên tắm cho cún bằng nước ngay. Nếu thấy cún hôi có thể tắm khô. Nếu tắm ngay, cún rất dễ có khả năng bị viêm phổi và kế phát sang các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Những đêm đầu tiên xa mẹ, xa chủ cũ chó con có thể kêu sủa. Bạn hãy âu yếm vuốt ve để cún con yên tâm trong vòng tay bạn.

Kinh nghiệm nuôi chó trong việc ăn uống


Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. Bao gồm Protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin. Không nên lạm dụng thuốc hoặc thức ăn tổng hợp. Rất lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa, cá tanh, mỡ, ăn quá mặn. Đặc biệt không cho chó ăn phổi, gan bò lợn vì gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư. Tốt nhất hãy cho cún ăn ruốc thịt hoặc cháo thịt không mỡ.

Cho cún con ăn khoảng 3 – 4 bữa ngày. Chỉ cho ăn gần no thì dừng. Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn. Nước uống sạch và luôn đầy đủ. Dụng cụ cho ăn như bát, đĩa… phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo.



Chó con rất thích gặm, mài răng, rất hay cắn nát giày dép… không những hỏng đồ mà còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa. Bạn nên để chó tránh xa các thứ này. Hãy tìm mua những cục xương gặm canxi, đồ chơi dành riêng cho chó tại Pet Mart để ngăn chặn vấn đề này.

Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường: nôn, bỏ ăn, buồn rầu, tiêu chảy, nghi ốm, phải ngừng cho ăn hoặc uống sữa. Nên mời bác sĩ thú y tới để kiểm tra.

Những thức ăn cấm kỵ đối với chó


Có một số loại thức ăn có thể gây nguy hiểm được chia sẻ từ những người có kinh nghiệm nuôi chó lâu năm. Bạn nhất định không được cho cún con ăn hoặc hạn chế nhất có thể.

  • Thức ăn nóng, lạnh, đồ ăn cay, mặn, đồ ăn ngọt, các đồ hun khói.
  • Các loại cá nước ngọt. Chỉ nên cho ăn các loại cá biển đã nấu chín.
  • Không nên cho chó ăn xương. Lý do đầu tiên là do chúng không thể tiêu hóa hấp thụ được. Thứ 2 là xương có thể gây nên chứng táo bón, tắc ruột…Đặc biệt nguy hiểm là các loại xương ống. Nhất là những loại như xương gà, có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột.



  • Không nên cho chó ăn quá nhiều mì, các loại đậu, bánh mỳ trắng, khoai tây…
  • Nhất quyết không được cho chó ăn các loại xúc xích, giò… bởi vì các loại thực phẩm này rất độc hại đối với chó. Chúng làm hỏng gan và có thể làm cho chó chết ngay trước khi trưởng thành
  • Không được cho chó ăn các sản phẩm ngọt, nhất là các loại kẹo. Đồ ngọt làm mất đi sự ngon miệng và phá vỡ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn làm hỏng men răng và có ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt)
  • Không được cho chó ăn thịt mỡ lợn, cừu, trứng gà sống
  • Trong thức ăn chó không nên cho các loại gia vị như ớt, sốt cà chua cay, hạt tiêu…
  • Không cho chó ăn các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng.
Kinh nghiệm nuôi chó trong việc chăm sóc sức khỏe


Đối với từng giai đoạn phát triển sẽ có những chế độ chăm sóc khác nhau. Nên bổ sung thêm bột dinh dưỡng cho chó để thú cưng luôn đầy đủ dưỡng chất cần thiết

  • Dưới 2 tháng tuổi: cho ăn 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 5 giờ
  • Từ 2 – 4 tháng: cho ăn 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ
  • Từ 4 – 6 tháng: cho ăn 4 lần/ngày
  • Từ 6 – 10 tháng: cho ăn 3 lần/ngày
  • Từ 10 tháng trở lên: cho ăn 2 lần/ngày như đối với chó lớn



Một số lưu ý trong chăm sóc y tế cho chó con:

  • Đối với chó dưới 6 tháng tuổi: nên dùng thuốc tẩy giun cho chó ngay sau khi được 1 tháng tuổi. Sau đó mỗi tháng tẩy lại 1 lần cho đến khi được 6 tháng tuổi.
  • Đối với chó trên 6 tháng tuổi nên tẩy giun 3 – 4 tháng một lần
  • Bạn cần thiết phải tiêm phòng bệnh cho chó của bạn. Nếu muốn nuôi chúng lâu dài bởi những bệnh tật sau đây là rất nguy hiểm cho tính mạng của chúng. Một số bệnh nguy hiểm như: Carre(Carre Distemper), Pavovirus (Canine Pavovirus), Viêm gan (Adenovirus type 1), bệnh hô hấp( Adenovirus type 2), bệnh phó cúm( Parainfluenza), Leptospirs

Thông thường những bệnh trên thường tiêm chung trong một mũi vacxin. Riêng tiêm phòng dại cần phải tiêm nhắc lại mỗi năm. Hy vọng với những kinh nghiệm nuôi chó trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc cún con thật khỏe mạnh.



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,787
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới