Hướng dẫn chăm sóc mèo từ A đến Z

hiennguyen1308

Sen cấp 1
Mod
Bài viết
31
Thích
24
Điểm
28
Best Tư vấn
0
Xu
2
Pet
Chó
Chủ Top
#1
Ngày nay, xu thế nuôi thú cưng đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Có thể là chó, là mèo, hay là chim, v.v… rất nhiều loài có thể trở thành vật nuôi. Chúng chính là những người bạn ở bên lúc ta vui, và cả khi ta buồn.

Mỗi loài đều có các đặc điểm khác nhau. Chó mang đến sự trung thành và tình nghĩa cho chủ. Chim mang đến tiếng hót mua vui mỗi sớm bình mình. Và Mèo mang đến sự đáng yêu với tính cách khôi hài và hành vi trìu mến.

Qua điều tra thực tế của Hiệp hội Bảo vệ động vật Thế giới, bên cạnh chó, mèo chính là hình tượng vật nuôi lí tưởng dành cho các Sen yêu thú cưng.

Và tất nhiên, cũng giống như những đứa trẻ thơ, để mèo luôn khỏe mạnh và vui vẻ, chúng ta cần có những phương pháp chăm sóc và tạo môi trường sống lí tưởng cho mèo.

Hãy tiếp thu những kiến thức bổ ích mà FamiPet chuẩn bị cung cấp sau đây để bạn có một cuộc sống hạnh phúc bên chú mèo cưng đáng yêu của mình nhé!

Bài viết này sẽ gồm những phần sau:

  • Quá Trình Nhận Nuôi Mèo
  • Quá Trình Huấn Luyện Mèo
  • Quá Trình Chăm Sóc Mèo
  • Quá Trình Duy Trì Sức Khỏe Cho Mèo

I, QUÁ TRÌNH NHẬN NUÔI MÈO
A, Cân nhắc giữa mèo con và mèo trưởng thành.

Xét về mọi mặt điều kiện của bạn, liệu bạn phù hợp để nuôi mèo con hay nuôi mèo trưởng thành?

Sau đây sẽ là sự phân tích để bạn có thể lựa chọn một cách đúng đắn nhất nhé!

Cân nhắc nuôi mèo trưởng thành.
  1. ƯU ĐIỂM

  • Mèo trưởng thành thường trầm tĩnh, mọi tính cách của chúng đều đã được chủ nuôi trước định hình. Việc của bạn chỉ cần nắm bắt những tính cách ấy, và nếu không hợp thì có thể huấn luyện lại 1 vài tính cách.
  • Mọi hành vi như đi vệ sinh đúng chỗ hãy các kĩ năng khác, mèo trưởng thành đều đã nắm vững. Bạn chỉ cần mất 1 vài ngày để hướng dẫn chúng hòa nhập với môi trường nhà bạn.
  • Nếu chú mèo trưởng thành của bạn không nhanh nhẹn trong quá trình hòa nhập, thì khóa huấn luyện chúng cũng diễn ra hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần kiên trì và dành tình yêu thương hết mực cho chúng. Bởi nó dù đơn giản nhưng cũng không phải trong ngày một ngày hai, mà đó là cả một quá trình dài.
  • Mèo trưởng thành thường có những hành vi nhẹ nhàng với trẻ con. Thật phù hợp nếu nhà bạn có em bé đúng không?

  1. NHƯỢC ĐIỂM

  • Mèo trưởng thành có thể mắc một vài căn bệnh khiến bạn phải chữa trị càng sớm càng tốt. Bạn không thể biết được nguồn gốc một cách kĩ càng của mèo đã trưởng thành.
  • Mèo trưởng thành thường khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới. Và có nhiều trường hợp chúng sẽ rời bỏ nhà bạn để quay về ngôi nhà xưa.

Cân nhắc nuôi mèo con
  1. ƯU ĐIỂM

  • Mèo con chưa được định hình tính cách. Đây ngỡ là một nhược điểm thì nói lại một ưu điểm cho bạn. Bởi bạn có thể tự định hình tính cách cho chúng thông qua các khóa huấn luyện trong quá trình phát triển và trưởng thành của mèo.
  • Mèo con nghịch ngợm và thông minh nên sẽ luôn mang đến cho bạn sự đáng yêu và tiếng cười mỗi ngày.
  • Bạn có thể kiểm soát được bệnh tất của mèo từ những ngày đầu tiên. Bởi bạn có thể nắm bắt được nguồn gốc của mèo.

  1. NHƯỢC ĐIỂM

  • Mèo con do tính nghịch ngợm mà đôi khi rất hiếu động. Với móng vuốt sắc, nó có thể cào tay và chân khiến bạn bị thương.
  • Mèo con thường không hòa đồng với trẻ thơ. Nếu nhà bạn có em bé, hãy chú ý khi mèo tiếp xúc với con bạn. Sẽ rất nguy hiểm đó.


B, Cân nhắc vấn đề bệnh tật xảy ra ở mèo.
Bạn đang nhận nuôi một giống mèo thuần chủng? Hãy xem xét về bệnh di truyền của chúng ra sao.

Không những vậy, với một chú mèo bình thường. Mèo có đang mắc bệnh gì không?

Liệu với khả năng và điều kiện của bạn, có phù hợp để đáp ứng nhu cầu y tế cho chú mèo ấy không?

Hãy tìm hiểu thật kĩ về giống cho bạn nhận nuôi nhé!

Ngay trước khi nhận nuôi một chú mèo nào đó, hãy đưa mèo đến phòng khám thú ý để nhận lại một phiếu kết quả ‘sạch’ nhé!

C, Xem xét lượng thời gian bạn dành cho mèo.
Mèo - 1 loại động vật thông minh, nghịch ngợm và rất nhạy cảm. Bạn đừng giữ suy nghĩ mèo không giống như chó để phải dành thời gian dẫn đi dạo mỗi ngày. Điều đó không có nghĩa là thời gian bạn dành cho mèo ít hơn. Mèo luôn thích chơi đùa, săn bắt, rượt đuổi, … vậy nên mỗi ngày bạn cần sử dụng tình yêu của mình thông qua lượng thời gian bạn vui đùa với mèo.

Mèo có tuổi thọ khoảng 1/3 đời người nên bạn hãy cam kết người bạn này đang sống lâu dài với gia đình bạn. Hãy dành tình thường, dành thời gian đủ lớn cho mèo khi bạn đã quyết tâm nuôi nấng chúng nhé!

D, Tính xem bạn có đủ khả năng nuôi mèo hay không.
Khả năng ở đây chính là đang nhắc đến chi phí bạn cần bỏ ra để nuôi một chú mèo.

Chi phí sẽ bao gồm số tiền bạn bỏ ra để mua 1 chú mèo từ trại động vật cho đến tiền mua thức ăn, đồ chơi, quần áo, khám chữa bệnh hay thuốc thang, tiêm phòng.

Theo ASPCA ước tính, việc mang một chú mèo về nhà, bạn sẽ mất khoảng 500 nghìn đồng đến vài triệu hay thậm chí vài chục triệu cho trại động vật, tùy vào từng giống mèo. Sau đó, mỗi năm bạn sẽ phải chi tiêu khoảng 10 triệu để nuôi mèo. Tất nhiên là theo thời gian mèo trưởng thành thì chi phí sẽ giảm dần.

Nhưng bạn cũng cần biết với lượng chi phí như vậy, liệu bạn có đủ khả năng để nuôi mèo hay không?

E, Cân nhắc lựa chọn mèo từ trại động vật.
Với số tiền bỏ ra để trại động vật gửi cho bạn 1 chú mèo đáng yêu. Thì đồng nghĩa chú mèo ấy đã được họ chủng ngừa đầy đủ, khám sức khỏe định kì để khi giao cho bạn là mèo hoàn toàn khỏe mạnh, không bệnh tật. Không những thế mèo còn đã được trại triệt sản luôn.

Nhưng hãy luôn đảm bảo, bạn là một người nuôi mèo hoàn toàn có trách nhiệm nhé!

II, QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN MÈO
Sau khi đã nhận nuôi một chú mèo đáng yêu về nhà, xuyên suốt quá trình chăm sóc mèo, bạn cần trở thành một huấn luyện viên tài ba. Chính bạn sẽ là người huấn luyện cho mèo những kỹ năng cơ bản để phù hợp với lối sống của bạn và gia đình bạn.


A, Huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ
Trong mọi khóa huấn luyện cho mèo, hay bất kể thú cưng nào khác như chó, chim,… thì khóa huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi nó liên quan mật thiết đến việc chăm sóc mèo dễ dàng hay khó khăn ra sao.

Mèo là loại động vật có nguồn gốc hoang dã nên thường có thói quen đi vệ sinh trên đất cát và có ý thức bảo vệ lãnh thổ rất cao. Để tránh việc suốt ngày phải dọn dẹp đống “tàn dư” sau những lần đi vệ sinh của mèo, bạn cần phải huấn luyện chúng thật bài bản.

  • ĐẦU TIÊN, MUA ĐẦY ĐỦ DỤNG CỤ
o Chọn khay vệ sinh có kích thước lớn.

Hãy tạo một không gian thoải mái để mèo có thể đi vệ sinh trong khay vệ sinh.

o Cân nhắc lựa chọn khay vệ sinh kín.

Khay vệ sinh kín có thể mở nắp cho thời gian đầu mèo chưa quen với chúng. Sau khi đã quen thì khay vệ sinh kín sẽ giúp đất và cát vệ sinh không bị vương ra ngoài. Hơn vậy, nó còn giúp giảm mùi hiệu quả.

o Mua cát vệ sinh dành cho mèo.

Cát vệ sinh là thứ gần như không thể thiếu khi nuôi mèo. Sau khi được đổ vào khay vệ sinh, chúng có khả năng làm giảm mùi rất hiệu quả và phân hủy phân của mèo luôn. Không những thế cát vệ sinh còn giúp mèo dễ dàng trong thói quen đào đất để dấu đi phân của mình.

o Mua xẻng xúc đất và khăn trải.

Xẻng xúc đất sẽ giúp bạn có thể loại bỏ phân của mèo ra khỏi khay vệ sinh. Và Khăn trải để những không gian xung quanh không bị vương bẩn.

  • TIẾP THEO, CHO MÈO CON TIẾP XÚC VỚI KHAY VỆ SINH
o Đặt khay ở vị trí yên tĩnh.

Như bạn cũng biết, mèo tuy là động vật nghịch ngợm nhưng lại khá lạnh lùng. Nên chúng không bao giờ chung sống hòa hợp được với sự ồn ào.

o Đặt mèo con vào khay vệ sinh đổ đầy cát vệ sinh.

Hãy để khay vệ sinh của chúng đầy cát vệ sinh. Và đặt mèo con vào đó, để chúng đi vệ sinh. Sau mỗi lần đi vệ sinh, mèo thường đào bới đất cát để dấu đi phân nên cần đổ đầy cát vệ sinh vào đó!

o Khen ngợi thay vì trừng phạt.

Sau những lần đi vệ sinh trong khay, bạn hãy thưởng ngay cho chúng bằng những hành động yêu thương hay bánh thưởng hay đồ chơi. Việc làm ấy sẽ kích thích chúng có ý thức tốt với những lần sau.

o Cung cấp đủ khay vệ sinh.

Hãy dành riêng cho mỗi chú mèo một khay vệ sinh riêng nhé. Bởi mèo rất nhạy cảm với lãnh thổ của mình nên việc dùng chung khay vệ sinh là khó có thể xảy ra.

o Xem xét giam giữ một thời gian.

Việc giam giữ trong 1 căn phòng cũng có thể sử dụng tới, nếu mèo không đi vệ sinh đúng chỗ. Hãy đặt khay vệ sinh trong căn phòng đấy!

  • CUỐI CÙNG, DUY TRÌ SỰ THOẢI MÁI KHI ĐI VỆ SINH CHO MÈO
Mèo là động vật rất ý thức với sự sạch sẽ nên bạn cần:

o Dọn sạch đất vệ sinh hằng ngày.

o Rửa sạch toàn bộ khay vệ sinh thường xuyên.

o Lau chùi khu vực bẩn kỹ càng.

o Di chuyển chậu cây lớn ra khỏi nhà.

Đôi khi, nếu ở trong nhà có chậu cây lớn, mèo rất có thể sẽ đi vệ sinh ngay vào chiếc chậu cây đó. Vì ở đấy có đất mà.

o Cho mèo con ăn thường xuyên.

Việc ăn uống thường xuyên không những bảo đảm sức khỏe cho mèo. Mà nó còn giúp cho việc đi vệ sinh của mèo diễn ra dễ dàng hơn.

B, Huấn luyện mèo không cắn gặm và cào đồ
Việc cắn gặm và cào đồ của mèo đôi khi sẽ gây sự phiền phức cho bạn. Hãy thử tưởng tượng mọi đồ đạc trong nhà đều có những vết cào hay cắn gặm của mèo. Phiền phức hơn khi trong lúc chơi đùa bạn cũng là nạn nhân bị mèo cào dẫn đến tổn thương. Vậy nên việc huấn luyện mèo không cắn gặm và cào đồ là cực kì cần thiết.

Hãy chuẩn bị một vài chiếc trụ cào cho mèo để mèo có thể thỏa sức vui đùa với nó. Hơn thế trụ cào còn giúp cho móng vuốt của mèo giảm độ sắc bén, trành gây nguy hiểm cho bạn.


C, Không cho mèo tiếp cận khu vực cấm.
Có một số khu vực trong nhà được xác định là CẤM dành cho mèo. Bởi bạn biết chắc rằng, nếu nó tiếp cận những khu vực ấy, một là mèo sẽ gặp nguy hiểm, hai là đồ đạc của bạn sẽ hỏng hóc.

Mèo là loài động vật thông minh, ham săn bắt, rượt đuổi nên chúng thường tò mò. Và sẵn sàng nhảy hay leo trèo lên nhưng khu vực như quầy bếp, tủ quần áo, lò sưởi,…

Với những trường hợp như vậy, bạn thật dễ dàng có thể xử lí với những bình xịt để xua đuổi chúng. Hoặc đơn giản hơn, hãy bọc giấy bạc vào những khu vực mèo phải trèo leo qua. Tiếng cào vào giấy bạc chính là cơn ác mộng với mèo đấy!

D, Cân nhắc sử dụng các sản phẩm chi phối hành vi của mèo.
Trong quá trình huấn luyện bạn sẽ cảm thấy mọi chuyện dễ dàng hơn nếu sử dụng những sản phẩm chi phối hành vi của mèo như:

- Bình xịt hướng dẫn đi vệ sinh

- Bình xịt chống cào đồ

- Thảm nhà xua đuổi mèo



III, CHĂM SÓC MÈO
Ở mục chăm sóc mèo, FamiPet sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về chế độ cho mèo ăn và chế độ chăm sóc theo từng độ tuổi.



A, CHẾ ĐỘ CHO MÈO ĂN
  • Chọn loại thực phẩm nào dành cho mèo?
Thức ăn dành cho mèo hiện này thường ở dạng Thức ăn hạt khô, Thức ăn ướt và Pate. Mỗi loại thức ăn đều có những ưu nhược điểm riêng.

- Mèo trưởng thành: Bạn nên chọn thức ăn hạt khô vì nó chưa nhiều chất có lợi cho quá trình tiêu hóa, dễ nhai cho cơ hàm của mèo.

- Mèo con: Bạn nên chọn thức ăn pate ướt để cho mèo con ăn. Hoặc có thể trộn với thức ăn hạt khô để đổi khẩu vị. Ngoài ra, thức ăn pate ướt không những dành cho mèo con, mà còn dành cho những chú mèo lười nhai.

  • Chọn thương hiệu thức ăn nào dành cho mèo?
Mèo là loại động vật cần nhiều protein động vật để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Vậy nên việc chọn một thương hiệu uy tín là rất quan trọng.

Cũng giống như thị trường sữa cho trẻ, các bà mẹ phải luôn quan tâm và đặt mua những thương hiệu uy tín đảm bảo chất lượng cho con thơ, với mức giá không hề thấp. Thì thị trường thức ăn cho mèo cũng như vậy, các chủ vật nuôi đừng thấy của rẻ mà mua ngay cho pet.

Hãy tìm hiểu thật kĩ về thành phần dinh dưỡng, hương vị và chất lượng sản phẩm để chắc rằng nó phù hợp với Mèo nhà mình nhé.

Bạn có thể tham khảo thức ăn cho mèo ở link sau: Thức Ăn Cho Mèo Nhập Khẩu Chính Hãng, Giá Tốt | FamiPet.Vn - YeuPet.vn

  • Cho mèo ăn theo chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bạn cần quan tâm là chế độ bữa ăn của mèo hoàn toàn phụ thuộc vào giống loài, độ tuổi và hương vị chúng thích. Hãy phân chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hợp lí. Tránh để mèo ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa.

Điều này bạn có thể tham khảo qua ý kiến của bác sĩ thú y đẻ nhận lại được một thực đơn phù hợp nhất cho mèo của bạn hiện tại.

B, CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC


Chế độ chăm sóc mèo sẽ thay đổi theo độ tuổi của mèo nhà bạn:

o Mèo dưới 6 tuần tuổi: Mèo sơ sinh
Ở thời gian này, mèo đang có thể trạng khá là yếu và rất nhỏ, mọi sự tiếp xúc bạn cần thật nhẹ nhàng.

Hãy:

- Ủ ấp cơ thể mèo bằng đèn sưởi hoặc khăn bông 24/24

- Chú ý xem có được cung cấp đầy đủ sữa mẹ 3-4 lần một ngày không. Nếu không, hãy sử dụng sữa tiệt trùng để thay thế sữa mẹ.

- Sử dụng thêm canxi để trộn lẫn vào sữa cho mèo.

- Vệ sinh thường xuyên mèo bằng khăn bông và nước ấm.

o Mèo từ 6 tuần đến 10 tuần: Mèo phát triển
Mèo đang dần cứng cáp hơn thời gian trước nên bạn cần đẩy mạnh protein cho mèo.

- Bắt đầu kết hợp sữa và canxi để cho mèo uống.

- Kết hợp thức ăn ướt cho mèo

- Không cho mèo ăn các loại xương, rất dễ hóc.

- Sử dụng sữa tắm chuyện dụng để trị ve rận, … với lịch tắm cụ thể cách nhau khoảng 1 tháng.

o Mèo từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi: Mèo Kitten
Đây là độ tuổi mèo cứng cáp hơn nhiều và bắt đầu lớn rất nhanh. Vậy nên bạn có thể:

- Cai sữa và cho ăn thức ăn ướt kết hợp với hạt khô để mèo quen dần

- Sử dụng canxi đề đặn hòa vào nước uống

- Luôn cung cấp lượng thức ăn và nước sạch cho mèo

- Bắt đầu tẩy giun và có những mũi tiêm vaccine đầu tiên tại phòng khám thú ý.

o Mèo trên 6 tháng tuổi: Mèo trưởng thành
Đây là giai đoạn mèo trưởng thành. Với sức đề kháng lớn hơn, mèo cũng dần trở nên cứng cáp hơn. Bạn sẽ thấy dễ dàng hơn rất nhiều trong cách chăm sóc mèo. Những việc hòa đồng được với mèo ở độ tuổi này lại trở nên khó khăn hơn lúc trước. Vậy nên bạn hãy:

- Thiết lập 1 chế độ ăn uống kéo dài cho mèo.

- Đưa đến phòng khám thú y định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mèo đang rất tốt.

- Tránh đổi chủ trong thời gian này, bởi việc đổi chủ sẽ tạo nên cú sốc và mèo lại phải trải qua nhiều cuộc huấn luyện mới. Mà trong thời gian mèo trưởng thành thì việc huấn luyện trở nên khó khăn hơn nhiều.

- Theo dõi, quan sát thật kĩ mèo để nhận ra khi nào mèo chán ăn, khi nào mèo thấy mệt mỏi. Hãy chú ý để có thể kịp thời phát hiện những căn bệnh tiềm tàng xuất hiện.

o Mèo đang trong thời gian đẻ
Con người cần 9 tháng 10 ngày mang thai, thì mèo chỉ cần 2 tháng (59-62 ngày) là có thể đẻ.

Bạn có thể quan sát các biểu hiện để biết được mèo nhà bạn sắp đẻ:

- Mèo tìm ổ đẻ

- Mèo sệ bụng rõ rệt, đi lại chậm chạp và thận trọng hơn.

- Bộ phận sinh dục bề ngoài sưng to, bầu vú căng to, vắt có sữa chảy ra.

Nhiệm vụ của bạn là gì:

- Làm ổ đẻ cho mèo bằng hộp các tông, chậu nhựa có lót ổ đệm

- Đặt ổ đẻ ở nơi kín đáo, sách sẽ, yên tĩnh và ít người qua lại.

- Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên, chỉ nên can thiệp khi thực sự cần thiết. Mèo có thể tự đẻ, cắt rốn và liếm con nên bạn không cần phải làm thay chúng.

- Tuyệt đối cấm người lạ nhìn thấy ổ đẻ của mèo nhà bạn, nếu không muốn chúng tha con đi nơi khác. Thâm chí mèo còn không cho con bú hoặc cắn chết con.

o Mèo cái đang trong thời gian động đực
Bạn cần xem xét xem mèo nhà bạn là cái hay là đực. Nếu là mèo cái, bạn cần quan tâm thêm thời gian nào mèo sẽ đi động đực

Thông thường mèo trưởng thành, tức là lớn hơn 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu đâi động dục. Khi ấy, mèo sẽ kêu gọi đực bằng những âm thanh phát ra rõ rệt vào ban đêm khiến bạn rùng mình.

Chúng thường động dục 3-4 ngày và bắt đầu chịu đực vào ngày thứ 4.

Nếu muốn đàn con có sức sống cao hơn và bộ lông đẹp hơn, mèo mẹ phối với càng nhiều mèo đực càng tốt.

Không gian ngủ cho mèo, cách tắm cho mèo và không gian vui đùa cho mèo.
- Không gian ngủ:

Bạn cần để không gian ngủ của mèo ở nơi thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Hãy chuẩn bị đầy đủ chuồng cũng như ổ đêm, hay khay vệ sinh ở đó

Luôn giữ cho không gian ngủ của mèo thật sạch sẽ nhé.



- Cách tắm cho mèo:
Việc tắm như thế nào? Chọn loại sữa tắm ra sao? Cũng là vần đề bạn cần quan tâm!

Mặc dù 1 năm chỉ cần tắm cho mèo 1-2 lần, nhưng chắc hẳn nó sẽ là cơn ác mộng với rất nhiều chủ nuôi. Bởi mèo là loại động vật sợ nước. Vậy nên móng vuốt cũng chúng sẵn sàng trực chờ để cào tào tay bạn.

Hãy thật cẩn thận trong việc tắm cho mèo nhé!

- Chuẩn bị không gian vui đùa cho mèo:

Chắc chắn đây sẽ là nơi thật thoáng mát và trong lành. Ở đó sẽ có thật nhiều đồ chơi cho mèonhư: trụ cào, chuột bông, bóng để mèo có thể chơi đùa. Và không những thể hãy tạo cho mèo những nơi để mèo có thể trổ tài trèo leo như nhà cây,…

IV, DUY TRÌ SỨC KHỎE CHO MÈO
A, Chải lông cho mèo

Mèo là loài động vật chăm chuốt để bản thân. Theo nghiên cứu chúng thường dành 30-40% thời gian cuộc đời để chăm chuốt đến bộ lông và sự sạch sẽ của mình.

Nhưng đừng nghĩ rằng chúng ta không cần phải chải chuốt thay chúng. Với những mèo lông dài hay lông ngẵn thì ta đều thực sự cần sẵm những chiếc lược để làm mượt bộ lông.

Chải chuốt bằng lược sẽ giúp bộ lông của mèo khỏe khoắn hơn. Tỉ lệ rụng lông sẽ giảm xuống và những dị vật như bọ chét sẽ không có “đất dung thân” trên cơ thể mèo.

Hãy lựa chọn loại lược có cấu trúc phù hợp với lông của mèo.

B, Kiểm tra sức khỏe qua việc chải lông cho mèo.
Trong khi chải lông cho mèo bạn cần quan sát thật kĩ xem trên da mèo có bọ chét hoặc ký sinh trùng khác không? Có bị tấy đỏ bất thường, u bưới gì không? Hay bất khì một vấn đề nào khác về da không?

Nếu có, bạn cần trị liệu ngay tại nhà với những con bọ chét hay ký sinh trùng đang bám trên cơ thể mèo. Bằng những loại sữa tắm hay thuốc trị bọ chét cho mèo.

Với những tình trạng xấu khác của da, bạn cần đưa mèo đến ngày cơ sở khám thú y để bác sĩ ở đó có thể chuẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh cho mèo.

C, Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y thường xuyên.
Mèo cũng giống như một thành viên trong gia đình. Vậy nên chúng cũng cần được đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Không khác lắm với con người chúng ta, mèo cũng nên được đi khám định kỳ 2 lần 1 năm. Việc khám như vậy tất nhiên sẽ gây tốn kém về chi phí cho chúng ta, nhưng đổi lại “người bạn” của chúng ta sẽ luôn duy trì được thể trạng khỏe mạnh tối ưu.

Mỗi kỳ kiểm tra sức khỏe toàn diện sẽ bao gồm:

- Tai – mũi – họng

- Răng – hàm – mặt

- Đo chỉ số sinh tồn

- Bệnh da liễu như: viêm da, nấm, ghẻ, kí sinh trùng

- Tiêm chủng tăng cường, tẩy giun, diệt bọ chét

- Test những bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo như: Giảm bạch cầu ở mèo (FPV), sán lá, suy thận…

- …

Bên cạnh việc khám tổng quan như vậy. Các bác sĩ thú y sẽ giúp chúng ta chuẩn đoán các căn bệnh về tâm sinh lí của mèo. Không những thế, còn là những chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với thể trạng và độ tuổi mèo lúc bây giờ. Hãy đưa Pet đến phòng khám thú ý định kỳ bạn nhé!

D, Triệt sản cho mèo
Chắc hẳn việc triệt sản cho mèo không còn xa lạ với chúng ta - những người đã, đang và sẽ nuôi mèo. Bởi lợi ích nó đem lại là rất nhiều.

Mèo triệt sản sẽ giảm thiểu hành vi “bỏ nhà đi bụi” hay phóng uế bừa bãi.

Ngoài ra, mèo triệt sản còn giúp bạn không phải lo lắng mỗi khi chúng đi động dục vào ban đêm sẽ gặp nguy hiểm. Hay phát ra những tiếng kêu rên rợn người.

Về thể chất, triệt sản giúp khắc phục tình trạng mang thai ngoài ý muốn và các bệnh như pyometra.

Nhiều chủ còn lo lắng về số lượng mèo con ra đời nhiều sẽ không có khả năng để chăm sóc hết. Vậy triệt sản chính là cách giúp bạn khắc phục khó khăn đó.

Theo các bác sĩ thu y thì thời gian triệt sản cho mèo có thể dao động từ 2-6 tháng tuổi. Khi ấy mèo đang trong quá trình phát triển và trưởng thành. Cũng như chưa đi động dục lần nào.

F, Chải răng cho mèo
Không chỉ riêng thú cưng mèo, mà tất cả các thú cưng khác, việc chải răng cho mèo là rất cần thiết. Việc chải răng sẽ giúp mèo tránh được những căn bệnh về răng miệng như hôi miệng, răng yếu hay cao răng,…

Bạn có thể tham khảo cách chải răng sau:

- Hãy sử dụng kem đánh răng chuyên dùng cho mèo và chải răng thường xuyên hàng ngày bằng bàn chải.

- Chải thật nhanh cho mèo, không quá 30 giây

- Phải kiểm tra mảng bám tích tụ trên bề mặt răng thường xuyên để vệ sinh kịp thời

- Lưu ý, hãy cho mèo nếm trước vị kem đánh răng nhé.

Có thể bạn không biết những việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp mèo ngăn ngừa các bệnh trong khoang miệng và nâng cao tuổi thọ.


G, Vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp cho mèo
Sau khi đã tập chải răng cho mèo xong, bạn cần lên kế hoạch vệ sinh răng chuyên nghiệp khi cần thiết. Việc chải răng dù tốt đến đâu cũng không thể làm sạch hiệu quả 100% mảng bám và tích tụ trên răng mèo, trong khoang miệng cũng như dưới phần nướu.

Việc bạn đưa mèo đến phòng khám thú y để vệ sinh răng chuyên nghiệp cũng sẽ là một thuận lợi để bác sĩ có thể kiểm tra răng miệng một cách tổng quát.

Bệnh răng miệng sẽ bao gồm các dấu hiệu sau:

- Hôi miệng

- Răng lỏng lẻo

- Răng bị đổi màu hoặc răng bị bao phủ bởi cao răng

- Nhạy cảm hoặc đau trong miệng

- Chảy máu

- Chảy nước dãi rất nhiều hoặc bỏ ăn, trong khi đang cố gắng ăn

- Chán ăn hoặc sụt cân

H, Thời lượng vui chơi thích hợp.
Tình yêu thương của bạn sẽ đến với mèo không những qua cách quan tâm chăm sóc mỗi bữa ăn. Mà nó còn là khoảng thời gian vui chơi, nô đùa giữa bạn với mèo. Là khi bạn trò chuyện, chải chuốt hay vuốt ve chúng. Hãy sử dụng những đồ chơi để khoảng thời gian vui đùa giữa bạn với mèo trở nên thú vị hơn. Mèo thường thích những thú nhồi bông mô phỏng con mồi để rượt bắt chúng. Thích những quả bóng có tiếng động phát ra từ chuông để chạy nhảy vờn bóng,…

Hãy đảm bảo mèo cưng vui chơi đủ lượng thời gian thích hợp bên bạn nhé!

Chúc bạn sẽ có một quá trình nuôi mèo và chăm sóc chúng thành công. Luôn vui vẻ bên chú mèo đáng yêu bạn nhé!
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,784
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới