Không khó để biết rằng trạm thú y chẳng phải là điểm đến yêu thích của các chú mèo yêu. Nếu bạn đặt mình vào vị trí của chúng thì bạn sẽ hiểu được cảm giác này. Chú mèo sẽ không thể biết trước rằng mình sắp bị nhốt vào cũi, đặt lên xe ô tô và bị đưa tới một nơi nghe có vẻ rất đáng sợ. Sau khi đã đến chỗ phòng khám thì chú ấy sẽ bị lôi ra khỏi chiếc cũi, đặt lên trên một chiếc bàn khám bệnh lạnh lẽo, sau đó sẽ bị tiêm hoặc bị các bác sĩ thú y sẽ sờ nắn khắp cơ thể để khám bệnh. Và một điều chắc chắn rằng mèo yêu sẽ kháng cự lại một cách dữ dội để bạn biết rằng nó không muốn quay lại đây bất cứ một lần nào nữa.
Có một thực tế hiển nhiên rằng bạn không thể tránh khỏi việc đưa mèo cưng đến gặp bác sĩ, tuy vậy bạn cần lên một kế hoạch trước. Và nếu kế hoạch hiện tại của bạn là sự ép buộc, rượt đuổi chú mèo quanh nhà, dồn chú ấy vào góc tường hoặc là chiến đấu để bắt được chú ấy nhốt vào trong cũi mà vẫn không thể nào thành công thì bạn nên chuyển sang kế hoạch B. Kế hoạch A hiện tại coi như là đã bị thất bại vì nó quá nguy hiểm, ức chế và phản tác dụng. Hít thở sâu và thư giãn một chút bạn sẽ tìm ra cách ít căng thẳng hơn trong việc đưa mèo cưng đi khám bệnh.
Sau đây sẽ là danh sách những điều nên và không nên làm để giúp mèo giảm căng thẳng mà bạn cần chú ý.
Nên: Tìm kiếm những trạm thú y thân thiện với mèo – những nơi có phòng chờ riêng và phòng khám riêng cho mèo. Hoặc thậm chí bạn có thể kiếm những phòng khám chỉ độc quyền cho mèo.
Không nên: Bạn không nên chọn những trạm thú y dựa trên tiêu chí là sự thuận tiện. Hãy đi xem xét một vòng các trạm thú y và gặp các bác sĩ thú y trước để đảm bảo rằng bạn sẽ cảm thấy thoải mái, yên tâm vì đã tìm được nơi phù hợp với mèo cưng của bạn.
Nên: Bạn cần chú ý tới việc các bác sĩ thú y thăm khám như thế nào với chú mèo của mình. Liệu rằng bác sĩ thú y ấy có dành thời gian để chào hỏi làm quen với chú mèo của bạn và liệu có cố gắng khiến chú ấy được thoải mái không? Liệu rằng việc gò bó, ràng buộc ngay tức khắc có mang lại hiệu quả và giảm bớt căng thẳng cho mèo yêu hay không? Và liệu rằng vị bác sĩ ấy có trao đổi rõ ràng với bạn không? Bạn nên đặt ra những kiểu câu hỏi như thế này khi đi khám bệnh cho chú mèo cưng của mình.
Không nên: Đừng chỉ mang chiếc thùng nhốt ra khi đã đến giờ đưa chú mèo đến trạm thú y. Điều này chắc chắn gây ra sự hoảng sợ với mèo yêu của bạn vì chú ấy đã có được kinh nghiệm rằng sắp có vài thứ không mấy thoải mái, vui vẻ diễn ra. Hãy đặt chiếc lồng nhốt này một cách tự nhiên nhất để nó trở thành một vật thể quen thuộc trong môi trường sống của chú mèo.
Nên: Bạn có thể huấn luyện chú mèo của mình cảm thấy dễ chịu, thoải mái với chiếc lồng nhốt bằng những cách như vuốt ve hoặc rải đồ ăn cạnh chiếc lồng và sau đó đặt cả thức ăn bên trong chiếc lồng để chú ấy được yên tâm, không lo sợ nó nữa. Đặt chiếc lồng nhốt này cạnh cửa, vác chiếc lồng này lên và đi khắp phòng.
Không nên: Bạn cũng không nên để đến những giây phút cuối cùng mới cố dồn bắt chú mèo của mình đến khám bác sĩ. Đây thực sự là những trải nghiệm rất căng thẳng với những chú mèo khi bị kéo sền sệt từ gậm giường ra và bị ép buộc vào lồng. Thay vì phải làm như vậy thì bạn cần lên kế hoạch trước để thực hiện một cách dễ dàng, đơn giản và bạn sẽ không cần phải giữ một lượng lớn những miếng băng vết thương trong tủ thuốc của mình.
Nên: Dành thời gian để mèo cưng của bạn quen với việc di chuyển trên chiếc xe ô tô .Đặt chú mèo vào chiếc lồng rồi sau đó đặt lên chiếc xe ô tô một vài phút. Bước tiếp theo là khởi động động cơ xe và lái đi xung quanh một vài vòng. Lưu ý rằng để giúp mèo yêu cảm thấy thoải mái thì bạn không nên lái xe thẳng đến trạm thú y.
Không nên: Bạn đừng bao giờ bỏ qua việc khám sức khỏe cho mèo yêu của mình chỉ bởi lí do chú ấy phản kháng mãnh liệt khi đến bệnh viện. Việc lên những lịch trình kiểm tra sức khỏe với bác sĩ thú y là việc rất quan trọng với mèo yêu của bạn.
Nên: Cần có những chuyến khám sức khỏe định kì để giúp mèo cưng dần quen thuộc với môi trường phòng khám. Những chuyến khám bệnh nhanh chóng – nơi chú mèo của bạn được chào hỏi hoặc được chăm sóc bởi nhân viên y tế sẽ giúp giảm tải được căng thẳng, sợ hãi trong suốt thời gian khám bệnh. Điều này đặc biệt rất có ích nếu như bạn đang huấn luyện, đào tạo một chú mèo con.
Không nên: Bạn không nên có những cuộc hẹn khám bệnh cho mèo yêu vào những khoảng thời gian bận rộn nhất. Nếu không phải là trường hợp khẩn cấp thì đừng hẹn lịch khám vào ngày thứ bảy.
Nên: Hãy bao trùm lên chiếc lồng nhốt mèo một chiếc khăn rộng để chú ấy không còn cảm thấy bị phơi bày, lộ liễu.
Không nên: Bạn cần chú ý không nên để cho những người khác hoặc những chú chó đến gần chiếc lồng. Hãy báo cho những đứa trẻ trong nhà bạn biết rằng chú mèo của bạn đang lo lắng, sợ hãi và hãy để cho chú ấy được yên.
Nên: Vuốt ve âu yếm chú mèo của bạn, đưa cho chúng những món đồ chơi mà chúng yêu thích hoặc thậm chí là một vài lá bạc hà để giúp mèo cưng giảm căng thẳng và giữ được bình tĩnh.
Không nên: Bạn tuyệt đối không nên túm hoặc lôi kéo chú mèo của bạn ra khỏi chiếc lồng. Hãy mở lồng để chú mèo tự ra ngoài tìm hiểu và khám phá
Nên: Hãy để cho chú mèo của bạn chọn lựa việc ở lại trong lồng trong suốt kì kiểm tra sức khỏe nếu chú ấy muốn như vậy. Nếu bạn sử dụng loại lồng nhốt có nắp phía trên thì bạn có thể bỏ đi phần lắp này và để chú mèo tự do nằm yên dưới đáy lồng khi khám bệnh.
Không nên: Bạn không nên la mắng , quở trách mèo yêu khi chú ấy kêu ngao ngao rít lên, gầm gừ hoặc thậm chí cào cấu. Nếu chú mèo của bạn đang phản ứng một cách rất mãnh liệt như vậy thì đó là vì chú ấy đang rất sợ hãi. Việc trừng phạt chỉ làm chú ấy thêm hoảng sợ, lo lắng.
Nên: Bạn nên có sự chuẩn bị kĩ càng trước và liệt kê ra danh sách những câu hỏi, những mối quan tâm mà bạn muốn biết về vấn để sức khỏe hoặc hành vi của mèo cưng. Hoặc thậm chí bạn cũng có thể làm một vài video quay lại những hành vi bất thường của mèo trên chính chiếc điện thoại thông minh của mình rồi chỉ cho bác sĩ thú y biết những vấn đề mà mèo yêu của bạn đang gặp phải.
Không nên: Bạn đừng mong chú mèo của bạn sẽ sớm hòa đồng được ngay khi chúng được đưa về nhà. Chú ấy sẽ cần thời gian để trải chuốt lại bộ lông của mình và làm quen lại với môi trường sống cũ. Hãy vệ sinh sạch sẽ chiếc lồng nhốt, loại bỏ đi những mùi khó chịu của bệnh viện và hãy đem giặt chiếc khăn đã trùm phía bên ngoài chiếc lồng.
Nên: Hãy để cho mèo yêu có thời gian tự thư giãn trước khi đem chúng trở về, nhất là trong trường hợp nhà bạn có nuôi nhiều mèo. Mùi hương là dấu hiệu quan trọng mà các chú mèo giao tiếp với nhau và hiển nhiên rằng những chú mèo ở nhà sẽ cảm thấy sợ hãi bởi mùi từ trạm thú y phát ra từ người bạn của chúng.
KẾT: Chú mèo của bạn cần những kì chăm sóc sức khỏe chất lượng xuyên suốt cuộc đời của mình. Điểm đáng lưu ý nhất với những chú mèo là có những cuộc kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm và đối với những chú mèo già là 2 năm một lần. Ngoài ra thì bạn cũng nên thêm những kì chăm sóc sức khỏe cho mèo yêu của mình. Có một điều mà bạn cũng cần chú tâm đó là khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường đầu tiên trên cơ thể của mèo thì hãy đem chú ấy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn không thể khiến chú ấy hết mọi căng thẳng khi bị mang đến trạm thú y (chẳng ai muốn đến gặp bác sĩ cả) nhưng bạn có thể giảm những nỗi sợ hãi, lo lắng này. Nếu trong nhà của bạn đang nuôi một chú mèo nhỏ thì đây chính là thời điểm tuyệt vời cho việc huấn luyện để đến khi trưởng thành bạn sẽ dễ dàng đưa được chú ấy đi khám bệnh và dễ dàng xử lí được mọi tình huống khi chúng ở tại đó.
Có một thực tế hiển nhiên rằng bạn không thể tránh khỏi việc đưa mèo cưng đến gặp bác sĩ, tuy vậy bạn cần lên một kế hoạch trước. Và nếu kế hoạch hiện tại của bạn là sự ép buộc, rượt đuổi chú mèo quanh nhà, dồn chú ấy vào góc tường hoặc là chiến đấu để bắt được chú ấy nhốt vào trong cũi mà vẫn không thể nào thành công thì bạn nên chuyển sang kế hoạch B. Kế hoạch A hiện tại coi như là đã bị thất bại vì nó quá nguy hiểm, ức chế và phản tác dụng. Hít thở sâu và thư giãn một chút bạn sẽ tìm ra cách ít căng thẳng hơn trong việc đưa mèo cưng đi khám bệnh.
Sau đây sẽ là danh sách những điều nên và không nên làm để giúp mèo giảm căng thẳng mà bạn cần chú ý.
Nên: Tìm kiếm những trạm thú y thân thiện với mèo – những nơi có phòng chờ riêng và phòng khám riêng cho mèo. Hoặc thậm chí bạn có thể kiếm những phòng khám chỉ độc quyền cho mèo.
Không nên: Bạn không nên chọn những trạm thú y dựa trên tiêu chí là sự thuận tiện. Hãy đi xem xét một vòng các trạm thú y và gặp các bác sĩ thú y trước để đảm bảo rằng bạn sẽ cảm thấy thoải mái, yên tâm vì đã tìm được nơi phù hợp với mèo cưng của bạn.
Nên: Bạn cần chú ý tới việc các bác sĩ thú y thăm khám như thế nào với chú mèo của mình. Liệu rằng bác sĩ thú y ấy có dành thời gian để chào hỏi làm quen với chú mèo của bạn và liệu có cố gắng khiến chú ấy được thoải mái không? Liệu rằng việc gò bó, ràng buộc ngay tức khắc có mang lại hiệu quả và giảm bớt căng thẳng cho mèo yêu hay không? Và liệu rằng vị bác sĩ ấy có trao đổi rõ ràng với bạn không? Bạn nên đặt ra những kiểu câu hỏi như thế này khi đi khám bệnh cho chú mèo cưng của mình.
Không nên: Đừng chỉ mang chiếc thùng nhốt ra khi đã đến giờ đưa chú mèo đến trạm thú y. Điều này chắc chắn gây ra sự hoảng sợ với mèo yêu của bạn vì chú ấy đã có được kinh nghiệm rằng sắp có vài thứ không mấy thoải mái, vui vẻ diễn ra. Hãy đặt chiếc lồng nhốt này một cách tự nhiên nhất để nó trở thành một vật thể quen thuộc trong môi trường sống của chú mèo.
Nên: Bạn có thể huấn luyện chú mèo của mình cảm thấy dễ chịu, thoải mái với chiếc lồng nhốt bằng những cách như vuốt ve hoặc rải đồ ăn cạnh chiếc lồng và sau đó đặt cả thức ăn bên trong chiếc lồng để chú ấy được yên tâm, không lo sợ nó nữa. Đặt chiếc lồng nhốt này cạnh cửa, vác chiếc lồng này lên và đi khắp phòng.
Không nên: Bạn cũng không nên để đến những giây phút cuối cùng mới cố dồn bắt chú mèo của mình đến khám bác sĩ. Đây thực sự là những trải nghiệm rất căng thẳng với những chú mèo khi bị kéo sền sệt từ gậm giường ra và bị ép buộc vào lồng. Thay vì phải làm như vậy thì bạn cần lên kế hoạch trước để thực hiện một cách dễ dàng, đơn giản và bạn sẽ không cần phải giữ một lượng lớn những miếng băng vết thương trong tủ thuốc của mình.
Nên: Dành thời gian để mèo cưng của bạn quen với việc di chuyển trên chiếc xe ô tô .Đặt chú mèo vào chiếc lồng rồi sau đó đặt lên chiếc xe ô tô một vài phút. Bước tiếp theo là khởi động động cơ xe và lái đi xung quanh một vài vòng. Lưu ý rằng để giúp mèo yêu cảm thấy thoải mái thì bạn không nên lái xe thẳng đến trạm thú y.
Không nên: Bạn đừng bao giờ bỏ qua việc khám sức khỏe cho mèo yêu của mình chỉ bởi lí do chú ấy phản kháng mãnh liệt khi đến bệnh viện. Việc lên những lịch trình kiểm tra sức khỏe với bác sĩ thú y là việc rất quan trọng với mèo yêu của bạn.
Nên: Cần có những chuyến khám sức khỏe định kì để giúp mèo cưng dần quen thuộc với môi trường phòng khám. Những chuyến khám bệnh nhanh chóng – nơi chú mèo của bạn được chào hỏi hoặc được chăm sóc bởi nhân viên y tế sẽ giúp giảm tải được căng thẳng, sợ hãi trong suốt thời gian khám bệnh. Điều này đặc biệt rất có ích nếu như bạn đang huấn luyện, đào tạo một chú mèo con.
Không nên: Bạn không nên có những cuộc hẹn khám bệnh cho mèo yêu vào những khoảng thời gian bận rộn nhất. Nếu không phải là trường hợp khẩn cấp thì đừng hẹn lịch khám vào ngày thứ bảy.
Nên: Hãy bao trùm lên chiếc lồng nhốt mèo một chiếc khăn rộng để chú ấy không còn cảm thấy bị phơi bày, lộ liễu.
Không nên: Bạn cần chú ý không nên để cho những người khác hoặc những chú chó đến gần chiếc lồng. Hãy báo cho những đứa trẻ trong nhà bạn biết rằng chú mèo của bạn đang lo lắng, sợ hãi và hãy để cho chú ấy được yên.
Nên: Vuốt ve âu yếm chú mèo của bạn, đưa cho chúng những món đồ chơi mà chúng yêu thích hoặc thậm chí là một vài lá bạc hà để giúp mèo cưng giảm căng thẳng và giữ được bình tĩnh.
Không nên: Bạn tuyệt đối không nên túm hoặc lôi kéo chú mèo của bạn ra khỏi chiếc lồng. Hãy mở lồng để chú mèo tự ra ngoài tìm hiểu và khám phá
Nên: Hãy để cho chú mèo của bạn chọn lựa việc ở lại trong lồng trong suốt kì kiểm tra sức khỏe nếu chú ấy muốn như vậy. Nếu bạn sử dụng loại lồng nhốt có nắp phía trên thì bạn có thể bỏ đi phần lắp này và để chú mèo tự do nằm yên dưới đáy lồng khi khám bệnh.
Không nên: Bạn không nên la mắng , quở trách mèo yêu khi chú ấy kêu ngao ngao rít lên, gầm gừ hoặc thậm chí cào cấu. Nếu chú mèo của bạn đang phản ứng một cách rất mãnh liệt như vậy thì đó là vì chú ấy đang rất sợ hãi. Việc trừng phạt chỉ làm chú ấy thêm hoảng sợ, lo lắng.
Nên: Bạn nên có sự chuẩn bị kĩ càng trước và liệt kê ra danh sách những câu hỏi, những mối quan tâm mà bạn muốn biết về vấn để sức khỏe hoặc hành vi của mèo cưng. Hoặc thậm chí bạn cũng có thể làm một vài video quay lại những hành vi bất thường của mèo trên chính chiếc điện thoại thông minh của mình rồi chỉ cho bác sĩ thú y biết những vấn đề mà mèo yêu của bạn đang gặp phải.
Không nên: Bạn đừng mong chú mèo của bạn sẽ sớm hòa đồng được ngay khi chúng được đưa về nhà. Chú ấy sẽ cần thời gian để trải chuốt lại bộ lông của mình và làm quen lại với môi trường sống cũ. Hãy vệ sinh sạch sẽ chiếc lồng nhốt, loại bỏ đi những mùi khó chịu của bệnh viện và hãy đem giặt chiếc khăn đã trùm phía bên ngoài chiếc lồng.
Nên: Hãy để cho mèo yêu có thời gian tự thư giãn trước khi đem chúng trở về, nhất là trong trường hợp nhà bạn có nuôi nhiều mèo. Mùi hương là dấu hiệu quan trọng mà các chú mèo giao tiếp với nhau và hiển nhiên rằng những chú mèo ở nhà sẽ cảm thấy sợ hãi bởi mùi từ trạm thú y phát ra từ người bạn của chúng.
KẾT: Chú mèo của bạn cần những kì chăm sóc sức khỏe chất lượng xuyên suốt cuộc đời của mình. Điểm đáng lưu ý nhất với những chú mèo là có những cuộc kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm và đối với những chú mèo già là 2 năm một lần. Ngoài ra thì bạn cũng nên thêm những kì chăm sóc sức khỏe cho mèo yêu của mình. Có một điều mà bạn cũng cần chú tâm đó là khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường đầu tiên trên cơ thể của mèo thì hãy đem chú ấy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn không thể khiến chú ấy hết mọi căng thẳng khi bị mang đến trạm thú y (chẳng ai muốn đến gặp bác sĩ cả) nhưng bạn có thể giảm những nỗi sợ hãi, lo lắng này. Nếu trong nhà của bạn đang nuôi một chú mèo nhỏ thì đây chính là thời điểm tuyệt vời cho việc huấn luyện để đến khi trưởng thành bạn sẽ dễ dàng đưa được chú ấy đi khám bệnh và dễ dàng xử lí được mọi tình huống khi chúng ở tại đó.