Chó bị gãy xương chân và cách chữa trị

Yêu Cún

Sen cấp 5
Bài viết
1,435
Thích
665
Điểm
123
Best Tư vấn
0
Xu
640
Chủ Top
#1
Chó luôn thích hoạt động và vui đùa mỗi ngày, chúng chạy nhảy, vui đùa cùng đồng loại hoặc chạy lung tung, nên khó tránh khỏi những tai nạn ngoài ý muốn xảy ra, ví dụ như bị gãy xương chân. Vậy khi gặp tình huống này, chúng ta phải làm thế nào?

Chẩn đoán gãy xương lâm sàng sơ bộ


Dựa theo những dấu hiệu khi bị gãy xương như chân biến dạng, không di chuyển được hoặc di chuyển khó khăn, kèm theo là bị sưng, bong gân hoặc các cơ năng gặp trở ngại, cún cưng thường sẽ có những hoạt động khác thường, hãy căn cứ vào những dấu hiệu trên để chẩn đoán tình trạng gãy xương.


Chó sau khi bị gãy xương, bên ngoài sẽ có những thay đổi rõ ràng, như chân bị biến dạng, tư thế bốn chân bất thường, chẳng hạn như chân bị ngắn lại, dài ra hoặc cong cong lại. Thông thường chúng bị tình trạng này là do hoạt động nặng hoặc bị chịu tác động ngoại lực.

Sau khi chẩn đoán bước đầu các tình trạng nêu trên, hãy chú ý đến phần mềm, xem xem xung quanh vết thương có bị trầy xước gì không, tránh để bị nhiễm trùng.

Chẩn đoán gãy xương chân ở chó bằng hình ảnh (chụp x-quang)


Phân tích tình trạng xương bằng hình ảnh chụp X-quang, đồng thời có thể xác định rõ phần xương bị gãy ở đâu, tìm phương pháp điều trị. Hình ảnh cụ thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị và băng bó. Phim sẽ chụp chiếu trong một phạm vi nhất định, bao gồm phần đầu xương và các khớp ngoại biên, chỉ bao gồm hai mặt là mặt chính diện và mặt bên, nên nếu chỉ dựa vào phim chụp, có thể bạn sẽ không thể nhìn thấy chỗ gãy. Tốt nhất là nên chụp các góc, đối chiếu và xác định phần gãy. Đường gãy giữa các đoạn xương có thể tương đối thấp. Trong nhiều trường hợp, thông thường gãy xương sẽ đi liền với việc sưng phần mềm. Đối với trường hợp chụp X-quang mà vẫn không xác định được phần xương gãy, vài ngày sau có thể kiểm tra một lần nữa các khu vực bị ảnh hưởng.


Cách điều trị khi chó bị gãy xương


-Nếu chỉ là vết bầm và bong gân: Chườm nước đá và chai nước nóng vào chỗ bầm, bong gân và sai gân sẽ đỡ nhiều. Cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn.

-Gãy xương: Có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phần nhiều là tại ngã, bị đá, hay bị các con vật khác cắn và do nơi vết thương bị vật nhọn đâm vào. Trước khi muốn cứu thương, lấy rọ bịt mõm chúng lại. Ví dụ một con chó bị thương tích ở chân, đặt chó nằm nghiêng và khám kỹ chân để xem thương tích. Nếu thấy rõ là chân bị gãy, thì lấy hai mảnh gỗ dẹt rộng và dài đủ vừa chân chó. Đặt một mảnh gỗ bên mặt trong và một mảnh gỗ bên mặt ngoài chân chó rồi buộc cả hai mảnh gỗ lại nguyên chỗ bằng một dải băng gạc. Xong đem chó đến bác sỹ thú y. Nếu không bó đỡ được chỗ xương gãy, đặt chó vào một cái cáng chắc chắn và đem chúng tới bác sỹ.


Thông thường là cố định bên ngoài và cố định bên trong. Cố định bên ngoài bao gồm cố định bằng thạch cao, nẹp và băng. Nẹp và băng không điều trị gãy xương mà chỉ giúp cố định phần bị gãy, tránh việc cún cưng hoạt động nhiều. Phương pháp cố định bên trong là dùng đinh, ốc…Tùy thuộc vào tình trạng của cún cưng mà lựa chọn phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài các phương pháp trên, cũng có thể sử dụng giá cố định bên ngoài, tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém, hiện nay vẫn chưa áp dụng nhiều tại các cơ sở thú y.

Cách chăm sóc chó sau khi bị gãy xương


Hãy để chúng cố định một chỗ, tránh hoạt động nhiều, bảo đảm chỗ ở phải luôn sạch sẽ, vệ sinh. Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung chế độ ăn uống, các loại vitamin như vitamin A, D, dầu gan cá, canxi, cho chúng tắm nắng sớm, cân bằng tỉ lệ canxi và phốt pho, tăng cường mô sẹo vôi hóa. Nếu điều kiện cho phép, có thể cho chúng kiểm tra thường xuyên để xác định sự hồi phục và sự hàn gắn của xương. Kiểm tra cơ, gân và dây chằng, luôn chắc chắn cún cưng luôn cảm thấy thoải mái, tránh các di chứng sau khi trị liệu.


Chữa gãy xương là một quá trình khá phức tạp, xương cún con nhanh lành hơn nhiều so với xương cún trưởng thành, vì thế hãy luôn chú ý đến chúng để xương liền nhanh hơn, giúp chúng nhanh chóng lại được vui đùa, chạy nhảy. Thông thường sẽ là cố định từ 3-4 tuần, sau đó vết sưng sẽ giảm đi, xương có thể động đậy nhẹ. Sau 12-16 tuần, xương sẽ hoàn toàn liên kết thành một thể rắn chắc, cún cưng cơ bản đã hồi phục hoàn toàn.

© YeuPet



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,783
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới