Làm sao nhận biết được mèo bị điếc?
1. Dựa vào phản ứng với âm thanh bằng cách vỗ tay hoặc gõ vật phát âm thanh mạnh và bất ngờ phía sau, mèo không có phản xạ giật mình, bỏ chạy…
2. Đôi tai không chuyển động linh hoạt về phía tiếng động như chiếc Ra-đa, cùng với hướng xoay của phần đầu về phía tiếng động.
3. Không có bất cứ phản ứng nào với tiếng động mạnh khi mèo đang ngủ.
Các nguyên nhân gây điếc ở mèo
1. Điếc bẩm sinh: thường xảy ra ở mèo có bô lông màu trắng hoàn toàn và cặp mắt xanh da trời mang tính di truyền (tỷ lệ 60 – 80%). Mèo lông màu trắng hoàn toàn và cặp mắt xanh da trời bị điếc bẩm sinh.
2. Do tuổi già: Mèo trên 10 năm tuổi có các tế bào thính giác, phản xạ hệ thần kinh trung ương giảm độ nhậy cảm kèm theo trí nhớ kém, lẩm cẩm, chậm chạp. Nhưng với cường độ âm thanh mạnh thông báo nguy hiểm như: tiếng chó sủa, tiếng cắn xé gào thét của mèo khác vẫn có thể làm cho mèo giật mình và “nghe” thấy được.
3. Do viêm tai giữa, tổn thương vùng đầu do sang chấn, đánh đập, rơi ngã, kẹt đè…
4. Do ngộ độc bả chuột, hóa chất độc. Do dùng một số loại thuốc kháng sinh điều trị lâu ngày như: Streptpmycin, Gentamicin, Neomycin, Kanamycin… làm giảm sút độ nhậy cảm mút thần kinh thu nhận âm thanh gây điếc, triệu chứng “viêm mê đạo thanh” labyrinthitis.
Cách chăm sóc mèo điếc
1. Mèo điếc bẩm sinh mang tính di truyền không nên dùng để nhân giống.
2. Mèo điếc hiền lành, dễ thương, rất tình cảm, nhưng dễ bị rơi ngã hoặc tai nạn xe cộ, va đập, thất lạc khi đi ra ngoài khu vực nhà ở.
3. Khả năng ngửi và đánh hơi của mèo điếc lại rất tốt nên có thể lợi dụng đặc điểm này để cố định chỗ ăn và toilet bằng mùi.
4. Thông báo cho bác sỹ thú y nếu nghi mèo bị điếc sau quá trình điều trị lâu dài bằng kháng sinh.
1. Dựa vào phản ứng với âm thanh bằng cách vỗ tay hoặc gõ vật phát âm thanh mạnh và bất ngờ phía sau, mèo không có phản xạ giật mình, bỏ chạy…
2. Đôi tai không chuyển động linh hoạt về phía tiếng động như chiếc Ra-đa, cùng với hướng xoay của phần đầu về phía tiếng động.
3. Không có bất cứ phản ứng nào với tiếng động mạnh khi mèo đang ngủ.
Các nguyên nhân gây điếc ở mèo
1. Điếc bẩm sinh: thường xảy ra ở mèo có bô lông màu trắng hoàn toàn và cặp mắt xanh da trời mang tính di truyền (tỷ lệ 60 – 80%). Mèo lông màu trắng hoàn toàn và cặp mắt xanh da trời bị điếc bẩm sinh.
2. Do tuổi già: Mèo trên 10 năm tuổi có các tế bào thính giác, phản xạ hệ thần kinh trung ương giảm độ nhậy cảm kèm theo trí nhớ kém, lẩm cẩm, chậm chạp. Nhưng với cường độ âm thanh mạnh thông báo nguy hiểm như: tiếng chó sủa, tiếng cắn xé gào thét của mèo khác vẫn có thể làm cho mèo giật mình và “nghe” thấy được.
3. Do viêm tai giữa, tổn thương vùng đầu do sang chấn, đánh đập, rơi ngã, kẹt đè…
4. Do ngộ độc bả chuột, hóa chất độc. Do dùng một số loại thuốc kháng sinh điều trị lâu ngày như: Streptpmycin, Gentamicin, Neomycin, Kanamycin… làm giảm sút độ nhậy cảm mút thần kinh thu nhận âm thanh gây điếc, triệu chứng “viêm mê đạo thanh” labyrinthitis.
Cách chăm sóc mèo điếc
1. Mèo điếc bẩm sinh mang tính di truyền không nên dùng để nhân giống.
2. Mèo điếc hiền lành, dễ thương, rất tình cảm, nhưng dễ bị rơi ngã hoặc tai nạn xe cộ, va đập, thất lạc khi đi ra ngoài khu vực nhà ở.
3. Khả năng ngửi và đánh hơi của mèo điếc lại rất tốt nên có thể lợi dụng đặc điểm này để cố định chỗ ăn và toilet bằng mùi.
4. Thông báo cho bác sỹ thú y nếu nghi mèo bị điếc sau quá trình điều trị lâu dài bằng kháng sinh.