Cách huấn luyện mèo đi vệ sinh vào khay vệ sinh. Một số bé mèo ngay lập tức có thể biết mình cần làm gì với khay vệ sinh trong khi nhiều mèo con khác cần bạn phải dùng tay để hướng dẫn sơ qua. Đừng vội cho rằng mèo con đã được “lập trình trước” để biết rõ về việc chúng nên đi vệ sinh ở đâu hay quy trình như nào. Chúng cần bạn giúp đỡ!
Chuẩn bị một chiếc khay vệ sinh vừa với mèo con
Khi những chú mèo con lớn lên, chúng chắc chắn sẽ thích thú với một chiếc hộp lớn và có nhiều ngăn như các phòng riêng, nhưng hiện giờ, bạn cần chuẩn bị một chiếc khay vệ sinh vừa vặn với kích thước của chú mèo. Chiếc hộp nên có kích cỡ hợp lý để bé mèo con của bạn có thể ra vào dễ dàng. Thành hộp quá cao sẽ khiến các bé mèo gặp khó khăn để trèo vào, nhất là khi bàng quang của nó đang chứa đầy nước tiểu. Bạn cần nhớ rằng mèo con sẽ không thể kiểm soát việc bài tiết của mình (nhịn tiểu) như những chú mèo đã trưởng thành, vì vậy, khi nó cần “đi vệ sinh” là tình trạng khá khẩn cấp.
Bạn nên chọn một chiếc khay có thành thấp. Loại khay này không chỉ giúp mèo con dễ dàng ra vào mà còn để mèo con có thể nhìn thấy cát vệ sinh bên trong khay – đây cũng được coi như một dạng nhắc nhở thêm về công dụng của chiếc khay. Nhìn thấy lớp cát mềm sẽ khiến mèo con gợi nhớ đến một nơi để đi vệ sinh, sau đó có thể đào bới để che đi phân và nước tiểu của mình.
Khi mèo con lớn lên, bạn có thể đặt một khay vệ sinh lớn hơn cạnh chiếc khay nhỏ trước đây để nó bắt đầu chuyển đổi dần dần. Bạn thậm chí có thể đặt chiếc khay nhỏ vào bên trong chiếc khay lớn để giúp mèo cưng làm quen và sử dụng chiếc khay mới này.
Những lựa chọn về cát vệ sinh cho mèo
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cát vệ sinh, nhưng nhìn chung, lựa chọn tốt nhất cho một bé mèo con là những loại cát mềm và dễ dàng để xúc ra. Một loại cát có kết cấu giống với miếng đệm chân của mèo con sẽ làm nó thấy thoải mái hơn, cũng giúp nó đào cát và che phủ nước tiểu dễ dàng hơn. Đồng thời, loại cát này cũng mang lại cảm giác dễ chịu khi ngồi lên để bài tiết. Loại cát truyền thống có nguồn gốc từ đất sét (than xỉ) thường có những cạnh sắc hơn hoặc loại cát hạt cứng có thể sẽ không làm mèo con cảm thấy thoải mái.
Làm sạch hay không làm sạch
Nếu bạn có một chú mèo trưởng thành, bạn có thể đã nghe tôi nhắc đi nhắc lại về việc cần giữ khay vệ sinh luôn trong tình trạng hoàn toàn sạch sẽ. Thế nhưng, với một bé mèo con, ý tưởng để lại một chút (chú ý, tôi nói là chỉ “một chút” nhé) nước tiểu hay phân của nó trong khay cũng khá là tốt. Việc này sẽ đóng vai trò như một lời nhắc nhở, gợi cho chúng nhớ rằng mình nên đi vệ sinh ở đâu.
Nếu bạn phát hiện thấy một chút phân của mèo con ở bên ngoài sàn nhà, thay vì ngay lập tức ném nó vào trong nhà vệ sinh, hãy đặt nó lại trong khay vệ sinh của mèo con để nó ngửi thấy mùi phân của mình và biết được những chất thải đó cần phải được bài tiết đúng nơi quy định.
Vị trí đặt khay vệ sinh cho mèo
Đối với mèo con, khay vệ sinh cần đặt ở nơi thật sự dễ tìm. Khả năng kiểm soát bàng quang của mèo con vẫn còn kém, vì vậy bạn không nên trông chờ những đứa trẻ này có thể chạy khắp nhà hay thậm chí xuống cầu thang để tìm khay vệ sinh.
Hãy giới hạn không gian của mèo con trong một khu vực nhỏ của ngôi nhà và đặt khay vệ sinh trong đó để chúng dễ dàng tìm đến. Một khi mèo con bắt đầu khám phá ngôi nhà nhiều hơn, bạn có thể đặt khay vệ sinh ở nhiều nơi khác nhau.
Khay vệ sinh nên đặt ở những khu vực rộng rãi, để mèo con có thể dễ dàng nhìn thấy chiếc khay. Bạn nên đặt khay ở nơi yên tĩnh, kín đáo nhằm giúp mèo con không bị phân tâm trong lúc bài tiết. Vị trí đặt khay cần phải đảm bảo an toàn để mèo cưng của bạn không phải lo lắng về việc đột nhiên chú chó của gia đình có thể xuất hiện ở đó hoặc một đứa trẻ hay những thành viên khác trong nhà sẽ làm mèo con giật mình.
Thông thường, các chú mèo sẽ có nhu cầu bài tiết sau khoảng thời gian ngủ trưa, sau khi chơi đùa hoặc vừa ăn xong. Mèo con của bạn chắc cũng sẽ bài tiết theo thời gian biểu như vậy, thêm vào đó, mèo con có nhu cầu bài tiết lớn hơn so với mèo trưởng thành. Theo đúng lịch trình trên, cứ đến những khoảng thời gian xác định, bạn hãy nhẹ nhàng đặt mèo con vào khay đi vệ sinh để giúp nó ghi nhớ thời gian bài tiết của mình.
Đôi khi bạn phải hướng dẫn giống một chú mèo mẹ
Nếu mèo con chưa biết cách đào cát, bài tiết và che phân, nước tiểu hoặc nếu nó bị tách khỏi mẹ từ lúc còn quá nhỏ và chưa được học những điều đó, bạn sẽ cần giúp đỡ chúng. Khi bạn đặt mèo con vào khay vệ sinh trong những thời gian hợp lý để bài tiết, bạn hãy hướng dẫn chúng bằng cách dùng ngón tay đào, xới một chút cát lên. Nghe thấy âm thanh và nhìn những gì bạn làm có thể lôi kéo mèo con cũng thực hiện giống vậy. Nếu mèo con đã đi vệ sinh nhưng không bới cát để che đi, bạn cũng dùng tay bới cát phủ một chút lên chỗ nó vừa bài tiết, như vậy mèo con có thể nhìn và hiểu được trình tự nên diễn ra thế nào. Đừng trực tiếp dùng móng của nó để bới cát trong trường hợp này vì sẽ chỉ khiến mèo con vùng chạy bỏ đi và thậm chí có thể bắt đầu làm nó nảy sinh ác cảm với khay vệ sinh. Chỉ cần bạn dùng tay làm mẫu một chút cách bới cát để che phân và nước tiểu thôi! Mèo con vốn thường học bằng cách quan sát!
Đừng phạt mèo con khi chúng đi vệ sinh không đúng nơi quy định!
Mèo con của bạn mới chỉ đang trong giai đoạn học hỏi và nó cũng có thể sẽ không di chuyển đến khay vệ sinh kịp lúc. Do vậy, đừng đưa ra bất kỳ cách trừng phạt nào nếu xảy ra sự cố đi vệ sinh không đúng nơi quy định. Thay vào đó, hãy thử xem bạn có thể làm gì để cải thiện, giúp cho mèo con dễ dàng đi vệ sinh trong khay hơn vào lần tới. Có thể, mèo con đã đi chơi quá xa vị trí đặt khay vệ sinh và bạn cũng không đặt nó vào khay kịp với thời gian bài tiết. Cũng có thể khay vệ sinh quá khó để trèo vào. Hay có ai đó trong nhà giữ mèo con quá lâu, dù nó đã cố gắng thoát ra để chạy tới chỗ khay vệ sinh. Khi những sự cố xảy ra không hoàn toàn là lỗi của mèo con, bất kỳ hình phạt nào cũng chỉ bắt đầu khiến mèo con thấy sợ bạn (đây chắc chắn không phải điều bạn muốn khi vừa tạo dựng những gắn kết tình cảm với bé mèo cưng). Và tệ hơn là hình phạt có khả năng dẫn đến tình trạng mèo con tránh không muốn dùng khay vệ sinh.
Chuẩn bị một chiếc khay vệ sinh vừa với mèo con
Khi những chú mèo con lớn lên, chúng chắc chắn sẽ thích thú với một chiếc hộp lớn và có nhiều ngăn như các phòng riêng, nhưng hiện giờ, bạn cần chuẩn bị một chiếc khay vệ sinh vừa vặn với kích thước của chú mèo. Chiếc hộp nên có kích cỡ hợp lý để bé mèo con của bạn có thể ra vào dễ dàng. Thành hộp quá cao sẽ khiến các bé mèo gặp khó khăn để trèo vào, nhất là khi bàng quang của nó đang chứa đầy nước tiểu. Bạn cần nhớ rằng mèo con sẽ không thể kiểm soát việc bài tiết của mình (nhịn tiểu) như những chú mèo đã trưởng thành, vì vậy, khi nó cần “đi vệ sinh” là tình trạng khá khẩn cấp.
Bạn nên chọn một chiếc khay có thành thấp. Loại khay này không chỉ giúp mèo con dễ dàng ra vào mà còn để mèo con có thể nhìn thấy cát vệ sinh bên trong khay – đây cũng được coi như một dạng nhắc nhở thêm về công dụng của chiếc khay. Nhìn thấy lớp cát mềm sẽ khiến mèo con gợi nhớ đến một nơi để đi vệ sinh, sau đó có thể đào bới để che đi phân và nước tiểu của mình.
Khi mèo con lớn lên, bạn có thể đặt một khay vệ sinh lớn hơn cạnh chiếc khay nhỏ trước đây để nó bắt đầu chuyển đổi dần dần. Bạn thậm chí có thể đặt chiếc khay nhỏ vào bên trong chiếc khay lớn để giúp mèo cưng làm quen và sử dụng chiếc khay mới này.
Những lựa chọn về cát vệ sinh cho mèo
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cát vệ sinh, nhưng nhìn chung, lựa chọn tốt nhất cho một bé mèo con là những loại cát mềm và dễ dàng để xúc ra. Một loại cát có kết cấu giống với miếng đệm chân của mèo con sẽ làm nó thấy thoải mái hơn, cũng giúp nó đào cát và che phủ nước tiểu dễ dàng hơn. Đồng thời, loại cát này cũng mang lại cảm giác dễ chịu khi ngồi lên để bài tiết. Loại cát truyền thống có nguồn gốc từ đất sét (than xỉ) thường có những cạnh sắc hơn hoặc loại cát hạt cứng có thể sẽ không làm mèo con cảm thấy thoải mái.
Làm sạch hay không làm sạch
Nếu bạn có một chú mèo trưởng thành, bạn có thể đã nghe tôi nhắc đi nhắc lại về việc cần giữ khay vệ sinh luôn trong tình trạng hoàn toàn sạch sẽ. Thế nhưng, với một bé mèo con, ý tưởng để lại một chút (chú ý, tôi nói là chỉ “một chút” nhé) nước tiểu hay phân của nó trong khay cũng khá là tốt. Việc này sẽ đóng vai trò như một lời nhắc nhở, gợi cho chúng nhớ rằng mình nên đi vệ sinh ở đâu.
Nếu bạn phát hiện thấy một chút phân của mèo con ở bên ngoài sàn nhà, thay vì ngay lập tức ném nó vào trong nhà vệ sinh, hãy đặt nó lại trong khay vệ sinh của mèo con để nó ngửi thấy mùi phân của mình và biết được những chất thải đó cần phải được bài tiết đúng nơi quy định.
Vị trí đặt khay vệ sinh cho mèo
Đối với mèo con, khay vệ sinh cần đặt ở nơi thật sự dễ tìm. Khả năng kiểm soát bàng quang của mèo con vẫn còn kém, vì vậy bạn không nên trông chờ những đứa trẻ này có thể chạy khắp nhà hay thậm chí xuống cầu thang để tìm khay vệ sinh.
Hãy giới hạn không gian của mèo con trong một khu vực nhỏ của ngôi nhà và đặt khay vệ sinh trong đó để chúng dễ dàng tìm đến. Một khi mèo con bắt đầu khám phá ngôi nhà nhiều hơn, bạn có thể đặt khay vệ sinh ở nhiều nơi khác nhau.
Khay vệ sinh nên đặt ở những khu vực rộng rãi, để mèo con có thể dễ dàng nhìn thấy chiếc khay. Bạn nên đặt khay ở nơi yên tĩnh, kín đáo nhằm giúp mèo con không bị phân tâm trong lúc bài tiết. Vị trí đặt khay cần phải đảm bảo an toàn để mèo cưng của bạn không phải lo lắng về việc đột nhiên chú chó của gia đình có thể xuất hiện ở đó hoặc một đứa trẻ hay những thành viên khác trong nhà sẽ làm mèo con giật mình.
Thông thường, các chú mèo sẽ có nhu cầu bài tiết sau khoảng thời gian ngủ trưa, sau khi chơi đùa hoặc vừa ăn xong. Mèo con của bạn chắc cũng sẽ bài tiết theo thời gian biểu như vậy, thêm vào đó, mèo con có nhu cầu bài tiết lớn hơn so với mèo trưởng thành. Theo đúng lịch trình trên, cứ đến những khoảng thời gian xác định, bạn hãy nhẹ nhàng đặt mèo con vào khay đi vệ sinh để giúp nó ghi nhớ thời gian bài tiết của mình.
Đôi khi bạn phải hướng dẫn giống một chú mèo mẹ
Nếu mèo con chưa biết cách đào cát, bài tiết và che phân, nước tiểu hoặc nếu nó bị tách khỏi mẹ từ lúc còn quá nhỏ và chưa được học những điều đó, bạn sẽ cần giúp đỡ chúng. Khi bạn đặt mèo con vào khay vệ sinh trong những thời gian hợp lý để bài tiết, bạn hãy hướng dẫn chúng bằng cách dùng ngón tay đào, xới một chút cát lên. Nghe thấy âm thanh và nhìn những gì bạn làm có thể lôi kéo mèo con cũng thực hiện giống vậy. Nếu mèo con đã đi vệ sinh nhưng không bới cát để che đi, bạn cũng dùng tay bới cát phủ một chút lên chỗ nó vừa bài tiết, như vậy mèo con có thể nhìn và hiểu được trình tự nên diễn ra thế nào. Đừng trực tiếp dùng móng của nó để bới cát trong trường hợp này vì sẽ chỉ khiến mèo con vùng chạy bỏ đi và thậm chí có thể bắt đầu làm nó nảy sinh ác cảm với khay vệ sinh. Chỉ cần bạn dùng tay làm mẫu một chút cách bới cát để che phân và nước tiểu thôi! Mèo con vốn thường học bằng cách quan sát!
Đừng phạt mèo con khi chúng đi vệ sinh không đúng nơi quy định!
Mèo con của bạn mới chỉ đang trong giai đoạn học hỏi và nó cũng có thể sẽ không di chuyển đến khay vệ sinh kịp lúc. Do vậy, đừng đưa ra bất kỳ cách trừng phạt nào nếu xảy ra sự cố đi vệ sinh không đúng nơi quy định. Thay vào đó, hãy thử xem bạn có thể làm gì để cải thiện, giúp cho mèo con dễ dàng đi vệ sinh trong khay hơn vào lần tới. Có thể, mèo con đã đi chơi quá xa vị trí đặt khay vệ sinh và bạn cũng không đặt nó vào khay kịp với thời gian bài tiết. Cũng có thể khay vệ sinh quá khó để trèo vào. Hay có ai đó trong nhà giữ mèo con quá lâu, dù nó đã cố gắng thoát ra để chạy tới chỗ khay vệ sinh. Khi những sự cố xảy ra không hoàn toàn là lỗi của mèo con, bất kỳ hình phạt nào cũng chỉ bắt đầu khiến mèo con thấy sợ bạn (đây chắc chắn không phải điều bạn muốn khi vừa tạo dựng những gắn kết tình cảm với bé mèo cưng). Và tệ hơn là hình phạt có khả năng dẫn đến tình trạng mèo con tránh không muốn dùng khay vệ sinh.
Nguồn Bacsithuy