Trị bệnh đốm trắng ở cá vàng hiệu quả

Yêu Cá

Sen cấp 4
Bài viết
435
Thích
4
Điểm
26
Best Tư vấn
0
Xu
700
Chủ Top
#1
Bệnh đốm trắng ở cá là một bệnh thường gặp mà phần lớn những người nuôi cá đều phải đối mặt. Bệnh đốm trắng gây tử vong cho cá nhiều hơn bất kỳ bệnh nào khác. Đặc biệt là ở cá vàng, một trong những giống cá cảnh rất nhạy cảm với môi trường.

Vậy nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở cá vàng là gì? Cách trị bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Bệnh đốm trắng ở cá là gì?




Bệnh đốm trắng là bệnh gây ra do trùng quả dưa ký sinh trên cơ thể cá. Khi bị mắc bệnh, sau mang cá và các vây sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng li ti. Khi bệnh lan rộng ra khắp cơ thể, trên thân cá sẽ có một lớp màng trắng bao phủ.

Theo các bác sĩ thú y, cá bị bệnh sẽ hoạt động yếu hẳn đi, thường bơi gần mặt nước hoặc tụ lại ở một góc. Nếu không được chữa trị sớm, cá sẽ gầy yếu dần và chết.

Trong tự nhiên, cá ít khi bị bệnh vì ký sinh trùng khó có khả năng tìm được vật chủ. Cho dù tìm được, ký sinh trùng cũng sẽ rời ra và vết thương trên mình cá sẽ tự lành. Ngược lại, khi sống trong môi trường bể khép kín, ký sinh trùng có thể dễ dàng bám vào cá và lây bệnh cho cả đàn.

Bệnh đốm trắng ở cá vàng thường xuất hiện vào thời gian nào?




Nguyên nhân đầu tiên là do chênh lệch nhiệt độ nước ban ngày và ban đêm. Nếu bể nuôi cá không có thiết bị điều hòa nhiệt độ, cá sẽ rất dễ mắc bệnh.

Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết nóng. Nhiệt độ tăng cao cộng với nước bể không được thay kịp thời. Phân cá và thức ăn thừa không được làm sạch định kì. Dẫn tới vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở.

Chất lượng nước có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cá vàng. Chúng rất nhạy cảm với những thay đổi dù là nhỏ nhất. Trong điều kiện như vậy, cá vàng có thể mắc thêm nhiều bệnh nguy hiểm. Ví dụ bệnh xù vảy, bệnh bong bóng cá….

Mẹo chữa trị bệnh đốm trắng ở cá vàng




Cách thông dụng nhất hiện nay là tăng nhiệt độ bể cá từ từ. Mỗi giờ tăng thêm 1-2°C, cho đến khi nhiệt độ nước đạt tới 25-28°C. Trùng quả dưa rất sợ nóng, chúng sẽ dần dần rời khỏi cơ thể cá.

Trong khi tăng nhiệt độ, bạn phải cẩn thận quan sát những biểu hiện của cá. Để đảm bảo chúng có thể chịu được mức nhiệt như vậy. Mỗi ngày làm một lần cho đến khi hết hẳn các vết đốm.

Cách thứ 2 là sử dụng thuốc tím (kali pemanganat) để khử trùng bể. Rửa sạch toàn bộ đồ trang trí và thiết bị trong bể bằng thuốc. Sau đó dùng nước sôi tráng lại bể một lần (nếu bạn dùng chậu nhựa thì không cần). Nước mới phải duy trì ở nhiệt độ 25-30°C, và đầy đủ dưỡng khí.

Pha một chút muối ăn vào nước, tỉ lệ 4%, sau đó thả cá trở lại bể. Thường xuyên quan sát tình trạng của cá. Nếu có thời gian, bạn nên thay nước hàng ngày và thau rửa bể thường xuyên.

Cách phòng bệnh đốm trắng ở cá vàng




Khi cho cá ăn, bạn không nên cho ăn quá nhiều. Mỗi lần chỉ thả một chút ít, đủ để cá ăn hết mồi. Thường xuyên thay nước để đảm bảo môi trường sạch sẽ. Xem thêm cách cho cá ăn hợp lý và khoa học tại YeuPet.

Mỗi lần thay nước không thay quá 1/3 lượng nước bể. Không thay đổi hoàn cảnh sống của cá đột ngột. Khi thay nước, chỉ để nước chảy chậm để giữ nhiệt độ ổn định.

Nước dùng để nuôi cá phải được phơi nắng một vài ngày để khử hết khí Clo. Có thể dùng nước máy sinh hoạt hàng ngày để nuôi cá vàng.

Nếu bạn đang quan tâm: cách chữa bệnh đốm trắng ở cá cảnh, thuốc trị bệnh đốm trắng ở cá. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,688
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới