Thỏ Tìm hiểu về bệnh Ghẻ và bệnh viêm da lở loét ở thỏ

Yêu Thỏ

Sen cấp 3
Bài viết
122
Thích
18
Điểm
18
Best Tư vấn
0
Xu
150
Chủ Top
#1
Các bệnh của thỏ mà chúng ta thường hay gặp nhất đó là bệnh ghẻ và viêm da gây lở loét ở chân thỏ. Vốn là loài động vật có sức đề kháng kém, dễ nhiễm các mầm bệnh ảnh hưởng từ môi trường.

Nếu không phát hiện kịp thời, thỏ có thể bi chết. Thậm chí là gây chết hàng loạt. yeupet.vn xin chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị của các bệnh thường gặp của thỏ.

Ghẻ là một trong các bệnh của thỏ lây lan nhanh nhất


Bệnh ghẻ là một trong các bệnh ngoài da của thỏ dễ thấy nhất. Bệnh ghẻ là một bệnh ký sinh trùng ngoài da rất phổ biến. Nó gây tác hại lớn trong chăn nuôi thỏ.

Nguyên nhân là do môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh. Các loài ghẻ có thể truyền nhiễm và ký sinh trên da thỏ. Có thể là thông qua các đồ vật, lồng chuồng tiếp xúc với thỏ. Kể cả là người chăn nuôi. Hoặc thông qua các loài động vật khác như: chuột, chim, thú…

Bệnh ghẻ thể hiện ở hai dạng:

Ghẻ đầu: Do loài ghẻ ký sinh gây bệnh ở mí mắt, mũi, mép. Có khi lan sang cả cổ, gáy và thường lây truyền sang móng chân, gót chân, da vùng hậu môn và cơ quan sinh dục.



Ghẻ tai: do loài ghẻ ký sinh gây bệnh ở trong lỗ tai, vành tai. Đàn thỏ con theo mẹ và thỏ 1-2 tháng tuổi có thể đã nhiễm ghẻ nhưng ít biểu hiện ra triệu chứng lâm sàng.

Từ hai tháng tuổi trở đi bệnh mới phát triển nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh ghẻ ở mùa Hè – Thu thường cao hơn mùa Đông – Xuân.

Các triệu trứng bệnh của thỏ: ngứa, rụng lông và đóng vảy. Thỏ ngứa thì lấy hai chân trước cào vuốt tai vào mồm cắn.Hay lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh. Hai chân trước vẫy vẫy, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng.

Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu. Thỏ mất ngủ, kém ăn, gầy dần và chết.

Điều trị bệnh ghẻ ở thỏ


Hiện nay, các bệnh của thỏ và cách chữa trị đang được các chủ thỏ rất quan tâm. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của chủ thỏ.

Nếu không được điều trị kịp thời, rất có thể các bệnh của thỏ mắc phải sẽ lây lan rất nhanh. Với thời tiết nóng ẩm thì vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển càng trở nên mạnh mẽ hơn.



Thuốc điều trị bệnh ghẻ thỏ trước đây thường dùng thuốc bôi LAIS. Nhưng vì phải bôi nơi thỏ ghẻ nên rất khó chống chế được hoàn toàn.

Từ năm 1998 đến nay sử dụng thuốc nước dạng ống tiêm Ivermectin. Liều lượng 0.7ml/4kg thể trọng. Thuốc tiêm nên có tác dụng nhanh trong vòng 1 tuần và có hiệu lực trong vòng 6 tháng.

Thỏ bị bệnh ghẻ ở cơ sở nuôi thỏ đã có ghẻ thì cứ hai tuần lại phải kiểm tra từng con ở các điểm hay mắc ghẻ. Nếu thấy con nào bị ghẻ thì phải cách ly điều trị kịp thời. Dùng lửa hoặc nước sôi sát trùng toàn bộ lồng chuồng và các dụng cụ chăn nuôi.

Bệnh viêm da lở loét ở chân thỏ (hay còn gọi sore hocks)


Tại sao thỏ thượng bi mắc bệnh này ? Những nguyên nhân căn bản thường dẫn thỏ mắc đến bệnh trên là:

Những bé thỏ lông ngắn như minirex, thỏ vn hay thỏ lai những loài này. Vì có bộ lông ngắn nên khi đôi chân ma sát quá nhiều với mặt đất nó làm tổn thương chân chúng.

Những bé thỏ được nuôi trong lồng một thời gian dài. Đặc biệt là những cái lồng quá nhỏ. Với những cái lồng nhỏ như vậy thỏ không di chuyển được mà chỉ đứng có một chỗ.

Trong khi chân là trọng tâm. Trọng lượng từ cơ thể cộng với sức hút của mặt đất sẽ đè nặng lên đôi chân của thỏ.



Sức ép đè nặng làm thiếu nguồn cung cấp máu đến da có thể tổn thương dẫn đến nhiễm trùng. Bị nhốt mãi như thế nó sẽ gây ra rất nhiều áp lực và căng thẳng trên bàn chân nhỏ của chú thỏ. Vì vậy hãy cho thỏ rong chơi trong nhà tối thiểu 4 tiếng một ngày nhé.

Nguyên nhân tiếp nữa là do lồng quá bẩn. Hãy nên vệ sinh chuồng thường xuyên. Vết bẩn sẽ bám và bết trên lông. Lông dần dần sẽ rụng lộ phần da rồi ma sát trực tiếp trên mặt đất điều đó cũng đủ làm nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể lây lan rồi vào xương.Tệ nhất là thỏ có thể mất một chân nếu bị quá nặng .

Thỏ bị béo phì thừa cân hoặc thỏ gầy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh của thỏ con. Vì thế hãy chăm sóc dinh dưỡng cho chúng cẩn thận nhé.

Điều trị bệnh viêm da lở loét ở chân thỏ


Nên tỉa lông cho thỏ. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên tỉa lông dưới lòng bàn chân. Vì làm thế sẽ làm thỏ dễ bị viêm da chân hơn.


Với những chú thỏ bị bệnh, nên sát trùng bằng oxi già. Kết hợp đổi chuồng thoáng hơn hay thêm vài tấm thảm để tránh ma sát chân quá nhiều.

Điều trị bệnh này thường lâu nên phải chịu khó. Nếu viêm lở loét quá nặng bắt buộc phải bó chân thỏ bằng vải và dẫn đến bác sĩ thú y điều trị.

Các loại bệnh của thỏ dù là bệnh gì cũng hết sức nguy hiểm. Vì thế các bạn chủ thỏ hãy lưu ý trong việc chăm sóc thỏ. Vệ sinh chuồng trại cũng như quan sát chúng thường xuyên để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé.




Nguồn Bacsithuy​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,688
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới