Sóc Tất tần tật kinh nghiệm nuôi Sóc đất béo tròn khỏe mạnh

  • Người khởi tạo Yêu Pet
  • 0
  • 1,592

Yêu Pet

Sen cấp 4
Bài viết
611
Thích
103
Điểm
38
Best Tư vấn
0
Xu
545
Chủ Top
#1
Gần đây phong trào nuôi sóc đất làm thú cưng đang phát triển mạnh, nhất là ở các thành phố lớn. Sóc đất có đặc điểm là nhỏ nhắn dễ thương, nếu được nuôi từ bé sẽ rất quấn chủ và các thành viên trong gia đình.

Nuôi sóc đất không quá khó, nhưng tuổi thọ của sóc thấp và chúng dễ mắc một số bệnh nguy hiểm. Nếu bị bệnh chữa trị rất phức tạp và tỉ lệ chết khá cao. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những điều cần chú ý khi nuôi loài thú cưng đặc biệt này. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nuôi sóc đất như thế nào?





Nhìn chung, sóc đất thuộc loại thú cảnh dễ nuôi. Nhưng đa phần sóc đất ở Việt Nam có nguồn gốc thiên nhiên. Vì thế nếu không nuôi từ nhỏ, chúng sẽ rất khó thuần. Khi nuôi sóc con, bạn phải cắt móng tay định kì, không nên mang găng tay để nó quen với mùi của bạn.

Chuồng nuôi sóc đất có thể dùng loại chuồng sắt cho chuột. Trong chuồng gắn vài thanh gỗ, có bình nước, bát ăn và ổ ngủ cho sóc. Chuồng bằng gỗ rất dễ bị chúng gặm nhấm làm hỏng. Nơi nuôi sóc phải khô ráo, đông ấm hè mát.

Sóc đất không chịu được nóng. Nếu bị chiếu sáng trực tiếp, chúng rất dễ bị sốc nhiệt, mất nước dẫn tới tử vong. Nên nuôi sóc trong nhà nhưng tránh phòng có điều hòa. Mùa đông cần giữ ấm để tránh bị viêm khớp.

Thức ăn cho sóc đất





Khẩu phần ăn cho sóc đất cần phối hợp thức ăn xanh và thức ăn dạng viên. Thức ăn xanh chủ yếu bao gồm: cà rốt, rau muống, hoa quả tươi, rau xanh. Thức ăn dạng viên có thành phần: bột ngô, bột đậu, bột ngũ cốc, muối ăn, men rượu, mật đường và nguyên tố vi lượng.

Nên cho sóc ăn nhiều hạt vỏ cứng, vừa có tác dụng mài răng vừa cung cấp các chất béo có lợi cho sức khỏe. Ví dụ: hướng dương, hạt dưa, hạt dẻ… Và các loại quả, côn trùng, sâu bướm. Nhìn chung sóc đất là loài ăn tạp.

Thức ăn nên thay đổi thường xuyên, phối hợp giữa các thành phần thức ăn hạt khô, hoa quả, sâu bột, các loại hạt… Không tập trung nhiều vào một loại thức ăn để tránh mất cân bằng về dinh dưỡng. (Xem thêm chi tiết các loại thức ăn phù hợp cho sóc đất tại YeuPet)

Những lưu ý khi nuôi sóc đất





Theo các bác sĩ thú y, sóc đất dễ bị cảm lạnh và tiêu chảy. Điều trị bệnh mất thời gian và tốn nhiều công sức. Vì thế phòng bệnh cho sóc rất quan trọng. Cần giữ ấm vào mùa đông và đảm bảo thức ăn của sóc luôn sạch sẽ.

Thỉnh thoảng cho sóc ra ngoài phơi nắng, điều này giúp chúng hấp thu canxi tốt hơn. Đồng thời tạo nhiều đồ chơi cho chúng vận động, tránh mắc bệnh béo phì và bệnh xương khớp. Nên cho sóc ăn thêm thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai.

Sóc đất hoạt động rất năng nổ, chúng liên tục hoạt động để tìm kiếm thức ăn. Vì vậy chuồng nuôi phải đủ rộng để chúng leo trèo. Trong chuồng có một số đồ chơi gặm nhấm để sóc mài răng và vệ sinh răng miệng.

Hi vọng với những thông tin trên, việc nuôi sóc cảnh đối với bạn sẽ bớt đi phần nào khó khăn.

Nếu bạn đang quan tâm: cách nuôi sóc đất trưởng thành sinh sản, hướng dẫn cách làm chuồng nuôi sóc đất đã mở mắt, mua bán sóc đất mới đẻ chưa mở mắt. Hãy comment bên dưới để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất nhé.



Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,773
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới