Bạn có thể tìm thấy chó đào bới trong góc tủ quần áo, dưới một cái gối trên ghế sô-pha hoặc một nơi nào đó. Tại sao chó lại làm như vậy? Đó là bản năng sinh tồn mà tổ tiên loài chó đã học được khi phải chống chọi với những ngày khan hiếm thức ăn. Tìm hiểu để có phương tháp huấn luyện chó phù hợp nhé!
Chó đào bới là bản năng để tồn tại trong tự nhiên
Trước khi loài chó được thuần hóa trở thành vật nuôi trong gia đình, chúng là những động vật hoang dã săn mồi kiểu bầy đàn theo cách thức tương tự như chó sói hiện nay. Lợi thế của việc săn mồi theo bầy đàn là chúng có thể chia ra nhiều hướng khắc nhau để tìm con mồi, và khi dồn được con mồi, chúng vẫn hạ gục được những con thú lớn hơn rất nhiều. Vấn đề là khi hạ gục được một con trâu, một con nai sừng tấm hoặc một con thú lớn hơn, dù đàn chó có lớn cũng không thể tiêu thụ hết toàn bộ con mồi. Và chúng cũng không muốn chia sẻ “thành quả lao động” của mình với bọn kền kền.
Tích trữ thức ăn dư thừa
Khi có quá nhiều thức ăn, hoặc là kể cả khi đàn chó đã ăn thịt con mồi cho tới lúc trơ xương, những con chó hoang dã đã tiến hóa đủ để biết chúng phải tiết kiệm thức ăn dư thừa cho nhứng lúc khan hiếm thức ăn. Nhưng một con chó phải tìm nơi nào để giấu thức ăn của mình an toàn trước những loài động vật ăn xác thối hoặc là những thành viên khác trong bầy đàn?
Tại sao chó lại đào bới?
Móng vuốt và bàn chân của loài chó thích hợp với việc đào bới, và qua hàng ngàn năm chúng học được cách chôn xương con mồi sẽ làm giảm nguy cơ những con vật khác lấy đi thức ăn của chúng. Mặc dù xương không có giá trị dinh dưỡng cao, phần thịt còn sót lại và tủy bên trong xương khi những con chó gặm vẫn đủ để duy trì trong thời kì khó khăn. Việc chôn xương không chỉ ngăn chặn những con vật khác tìm thấy mà còn che đậy được mùi của chúng, làm giảm khả năng bị hỏng dưới tác dụng của không khí và ánh sáng mặt trời.
Đào xương là đặc tính di truyền
Những chú chó thuần hóa hiện đại, khi chúng được cho ăn đầy đủ, rất ít khả năng quay lại với những hành vi của tổ tiên, và tích trữ thức ăn. Tuy nhiên một số giống chó lại hay giấu thức ăn hơn những giống khác. Nếu bạn cho chúng ăn quá nhiều hoặc giờ ăn không đồng nhất, chó của bạn sẽ lên kế hoạch cho tương lai và giấu một ít thức ăn phòng khi anh chàng đói bụng hoặc tô thức ăn cạn kiệt. Thỉnh thoảng, chó giấu thức ăn hay xương và chẳng bao giờ đi tìm lại chúng, chỉ là do hành vi chuẩn bị thức ăn cho thời kì khó khăn vẫn còn tồn tại, dù cho chẳng có lúc nào như vậy. Kể cả những chiếc xương nhựa và những món đồ chơi khác cũng có thể kích thích hành vi này. Một vài con chó cũng cất giữ những nguyên vật liệu làm chỗ ngủ, nên chúng thỉnh thoảng ăn trộm vài món quần áo hoặc là khăn để trải chỗ ngủ của mình.
Vậy là giờ đây bạn đã hiểu thêm 1 nét tính cách của chó để có thể huấn luyện chó dễ dàng rồi!
Chó đào bới là bản năng để tồn tại trong tự nhiên
Trước khi loài chó được thuần hóa trở thành vật nuôi trong gia đình, chúng là những động vật hoang dã săn mồi kiểu bầy đàn theo cách thức tương tự như chó sói hiện nay. Lợi thế của việc săn mồi theo bầy đàn là chúng có thể chia ra nhiều hướng khắc nhau để tìm con mồi, và khi dồn được con mồi, chúng vẫn hạ gục được những con thú lớn hơn rất nhiều. Vấn đề là khi hạ gục được một con trâu, một con nai sừng tấm hoặc một con thú lớn hơn, dù đàn chó có lớn cũng không thể tiêu thụ hết toàn bộ con mồi. Và chúng cũng không muốn chia sẻ “thành quả lao động” của mình với bọn kền kền.
Tích trữ thức ăn dư thừa
Khi có quá nhiều thức ăn, hoặc là kể cả khi đàn chó đã ăn thịt con mồi cho tới lúc trơ xương, những con chó hoang dã đã tiến hóa đủ để biết chúng phải tiết kiệm thức ăn dư thừa cho nhứng lúc khan hiếm thức ăn. Nhưng một con chó phải tìm nơi nào để giấu thức ăn của mình an toàn trước những loài động vật ăn xác thối hoặc là những thành viên khác trong bầy đàn?
Tại sao chó lại đào bới?
Móng vuốt và bàn chân của loài chó thích hợp với việc đào bới, và qua hàng ngàn năm chúng học được cách chôn xương con mồi sẽ làm giảm nguy cơ những con vật khác lấy đi thức ăn của chúng. Mặc dù xương không có giá trị dinh dưỡng cao, phần thịt còn sót lại và tủy bên trong xương khi những con chó gặm vẫn đủ để duy trì trong thời kì khó khăn. Việc chôn xương không chỉ ngăn chặn những con vật khác tìm thấy mà còn che đậy được mùi của chúng, làm giảm khả năng bị hỏng dưới tác dụng của không khí và ánh sáng mặt trời.
Đào xương là đặc tính di truyền
Những chú chó thuần hóa hiện đại, khi chúng được cho ăn đầy đủ, rất ít khả năng quay lại với những hành vi của tổ tiên, và tích trữ thức ăn. Tuy nhiên một số giống chó lại hay giấu thức ăn hơn những giống khác. Nếu bạn cho chúng ăn quá nhiều hoặc giờ ăn không đồng nhất, chó của bạn sẽ lên kế hoạch cho tương lai và giấu một ít thức ăn phòng khi anh chàng đói bụng hoặc tô thức ăn cạn kiệt. Thỉnh thoảng, chó giấu thức ăn hay xương và chẳng bao giờ đi tìm lại chúng, chỉ là do hành vi chuẩn bị thức ăn cho thời kì khó khăn vẫn còn tồn tại, dù cho chẳng có lúc nào như vậy. Kể cả những chiếc xương nhựa và những món đồ chơi khác cũng có thể kích thích hành vi này. Một vài con chó cũng cất giữ những nguyên vật liệu làm chỗ ngủ, nên chúng thỉnh thoảng ăn trộm vài món quần áo hoặc là khăn để trải chỗ ngủ của mình.
Vậy là giờ đây bạn đã hiểu thêm 1 nét tính cách của chó để có thể huấn luyện chó dễ dàng rồi!
Nguồn Bacsithuy