Chó bị chân vòng kiềng có lẽ không phải là trường hợp hiếm gặp. Bởi hầu hết các chú chó bị tật ở chân mà chúng ta biết đều được gọi là chó bị hạ bàn, chứ không phải vòng kiềng. Những chú chó mắc phải vấn đề này chân cong cong lại trông không thẩm mỹ chút nào cả. Vậy có cách nào để tránh tình trạng này không?
Nguyên nhân khiến chó bị chân vòng kiềng
Cún cưng ít có thời gian vận động, không được chủ dắt ra ngoài thường xuyên, hằng ngày phải tiếp xúc với các bề mặt trơn trượt trong nhà như ( gạch men, sàn gỗ…). Khi tiếp xúc thường xuyên với bề mặt trơn chúng không thể bấu móng vào để di chuyển dẫn đến việc các bộ phận khác như cơ bắp, dây chằng, gân. xương bắt buộc phải biến dạng để thích nghi cho việc đi lại.
Chế độ ăn với các thành phần dinh dưỡng quá mức cần thiết. Nhiều người nuôi chó muốn cún cưng của mình lớn nhanh, to khỏe đã cho cún ăn nhiều bữa với số lượng thức ăn nhiều, thậm chí nhiều người cho rằng càng bổ sung thật nhiều canxi càng tốt cho xương và hệ vận động của cún, điều này vô tình làm chúng lên cân quá nhanh nhưng xương chân không đc vận động nhiều hoặc không đúng cách sẽ phát triển không kịp, không có khả năng chịu lực từ cơ thể dồn xuống.
Chó bị chân vòng kiềng cũng là do chúng ít vận động hoặc không được phơi nắng vào sáng sớm.
Dấu hiệu chó bị chân vòng kiềng
Chân có hiện tượng biến dạng vì chân yếu không đủ sức để chống cả cơ thể nặng nề bên trên, lúc này chó đã bắt đầu lười vận động vì chân đau.
Xương phái trên bị bè ra, đi lại khiến chúng thường bị run chân khi đứng hoặc đi lại khá đau đớn.
Lầm tưởng rằng chó bị hạ bàn
Nhiều người hiểu lầm khi chó bị chân vòng kiềng thì cứ nghĩ đó là bệnh hạ bàn nên thường cho chó ăn để có thêm dinh dưỡng, tăng cường lượng canxi thiếu hụt. Cách làm này không những không chữa được bệnh mà còn làm bệnh càng thêm trầm trọng hơn. Ăn càng nhiều, chó lên cân càng nhanh và dẫn theo đó là chân trước càng bị nặng hơn, đồng thời dư thừa canxi còn gây nên các bệnh khác.
Cách phòng tránh tình trạng chó bị chân vòng kiềng
Trước khi đưa cún về nhà, bạn phải kiểm tra kĩ xem chân trước của chó con có gặp vấn đề gì không, nắn bóp ngay chỗ đầu gối chân trước xem chân có thẳng không.
Không cho chó đi lại nhiều trên sàn trơn trượt, hãy để chúng đi lại ở những nơi có độ ma sát như thảm, sân cỏ…
Có chế độ ăn hợp lý cộng với chế độ vận động vừa phải. Không cho chúng ăn quá nhiều, lượng dinh dưỡng nhất định, cho cún cưng đi dạo và chạy nhảy ở mức độ nhất định. Cho cún đi phơi nắng vào sáng sớm để bổ sung vitamin D.
Cách điều trị khi chó bị chân vòng kiềng
Không cho chúng tiếp xúc với sàn trơn nữa.
Áp dụng chế độ giảm cân cho cún để kìm hãm độ phát triển của chó đồng thời tạo thời gian cho xương chân hồi phục và phát triển.
Nếu chó bị chân vòng kiềng nặng thì đưa chúng đến bác sĩ thú y để tiến hành nẹp chân, định hình lại xương. Tuyệt đối nên nghe theo lời khuyên và sự chữa trị của bác sĩ thú ý. Nếu tự nẹp chân cho chúng, nẹp lỏng sẽ không có tác dụng, còn nẹp chặt sẽ khiến máu không lưu thông, làm tình trạng càng xấu đi hơn.
Chân rất quan trọng với một loài ưa vận động như loài chó. Hãy đảm bảo cún cưng của bạn có bốn chân vững chãi, chắc khỏe, để chúng được thoải mái vui chơi và nô đùa nhé.
© YeuPet
Nguyên nhân khiến chó bị chân vòng kiềng
Cún cưng ít có thời gian vận động, không được chủ dắt ra ngoài thường xuyên, hằng ngày phải tiếp xúc với các bề mặt trơn trượt trong nhà như ( gạch men, sàn gỗ…). Khi tiếp xúc thường xuyên với bề mặt trơn chúng không thể bấu móng vào để di chuyển dẫn đến việc các bộ phận khác như cơ bắp, dây chằng, gân. xương bắt buộc phải biến dạng để thích nghi cho việc đi lại.
Chế độ ăn với các thành phần dinh dưỡng quá mức cần thiết. Nhiều người nuôi chó muốn cún cưng của mình lớn nhanh, to khỏe đã cho cún ăn nhiều bữa với số lượng thức ăn nhiều, thậm chí nhiều người cho rằng càng bổ sung thật nhiều canxi càng tốt cho xương và hệ vận động của cún, điều này vô tình làm chúng lên cân quá nhanh nhưng xương chân không đc vận động nhiều hoặc không đúng cách sẽ phát triển không kịp, không có khả năng chịu lực từ cơ thể dồn xuống.
Chó bị chân vòng kiềng cũng là do chúng ít vận động hoặc không được phơi nắng vào sáng sớm.
Dấu hiệu chó bị chân vòng kiềng
Chân có hiện tượng biến dạng vì chân yếu không đủ sức để chống cả cơ thể nặng nề bên trên, lúc này chó đã bắt đầu lười vận động vì chân đau.
Xương phái trên bị bè ra, đi lại khiến chúng thường bị run chân khi đứng hoặc đi lại khá đau đớn.
Lầm tưởng rằng chó bị hạ bàn
Nhiều người hiểu lầm khi chó bị chân vòng kiềng thì cứ nghĩ đó là bệnh hạ bàn nên thường cho chó ăn để có thêm dinh dưỡng, tăng cường lượng canxi thiếu hụt. Cách làm này không những không chữa được bệnh mà còn làm bệnh càng thêm trầm trọng hơn. Ăn càng nhiều, chó lên cân càng nhanh và dẫn theo đó là chân trước càng bị nặng hơn, đồng thời dư thừa canxi còn gây nên các bệnh khác.
Cách phòng tránh tình trạng chó bị chân vòng kiềng
Trước khi đưa cún về nhà, bạn phải kiểm tra kĩ xem chân trước của chó con có gặp vấn đề gì không, nắn bóp ngay chỗ đầu gối chân trước xem chân có thẳng không.
Không cho chó đi lại nhiều trên sàn trơn trượt, hãy để chúng đi lại ở những nơi có độ ma sát như thảm, sân cỏ…
Có chế độ ăn hợp lý cộng với chế độ vận động vừa phải. Không cho chúng ăn quá nhiều, lượng dinh dưỡng nhất định, cho cún cưng đi dạo và chạy nhảy ở mức độ nhất định. Cho cún đi phơi nắng vào sáng sớm để bổ sung vitamin D.
Cách điều trị khi chó bị chân vòng kiềng
Không cho chúng tiếp xúc với sàn trơn nữa.
Áp dụng chế độ giảm cân cho cún để kìm hãm độ phát triển của chó đồng thời tạo thời gian cho xương chân hồi phục và phát triển.
Nếu chó bị chân vòng kiềng nặng thì đưa chúng đến bác sĩ thú y để tiến hành nẹp chân, định hình lại xương. Tuyệt đối nên nghe theo lời khuyên và sự chữa trị của bác sĩ thú ý. Nếu tự nẹp chân cho chúng, nẹp lỏng sẽ không có tác dụng, còn nẹp chặt sẽ khiến máu không lưu thông, làm tình trạng càng xấu đi hơn.
Chân rất quan trọng với một loài ưa vận động như loài chó. Hãy đảm bảo cún cưng của bạn có bốn chân vững chãi, chắc khỏe, để chúng được thoải mái vui chơi và nô đùa nhé.
© YeuPet
Nguồn Bacsithuy