Nuôi chó lạp xưởng dễ đến không ngờ

hacobi1102

Sen cấp 4
Mod
Bài viết
552
Thích
104
Điểm
63
Best Tư vấn
1
Xu
612
Pet
Pug mặt xệ
Chủ Top
#1

Cách nuôi chó lạp xưởng có khó như bạn nghỉ?

Cách nuôi chó lạp xưởng rất dễ, công việc của bạn sẽ hơi bị nhàn rỗi vì chúng khá dễ nuôi: Chó lạp xưởng (Dachshund) có bộ lông ngắn, màu cũng không nhiều, đặc biệt không kén ăn và rất sạch sẽ, ít bệnh tật nên bạn sẽ không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc chúng. Bạn chỉ cần chú ý những điều sau là bạn đã có trong tay bí kíp “cách nuôi nuôi chó lạp xưởng” thành công rồi đấy.

Cách nuôi chó lạp xưởng thuần chủng


Nếu nói về chó thuần chủng thì Việt Nam mình cũng khá ít, vì đã qua khá nhiều thế hệ sinh sản và qua nhiều môi trường sinh sống khác nhau thì việc nuôi những em chó này cũng có đôi chút khác biệt. Nhưng ở Việt Nam thì việc nuôi những em chó lạp xưởng này không mấy khó khăn, vì thức ăn cho đến chổ ở của chúng cũng không đòi hỏi gì quá cao so với một số loại chó khác.

Tìm hiểu tập tính của chó lạp xưởng


Việc tìm hiểu tính cách của chó lạp xưởng là công việc rất quan trọng

Chó lạp xưởng có bản chất là chó chó săn mồi (chuyên bắt những loài đào hang như thỏ, rắn, chuột), ranh mãnh và khôn ngoan, và đặc biệt thích đào bới, bạn không khó bắt gặp một cái hầm do chính các em cún lạp xưởng nhà mình đào.

Chó lạp xưởng không thích đối diện và có thể gây nguy hiểm đối với các vật nuôi nhỏ như mèo, hamter, sóc… vì chúng có thể trỗi dậy bản tính săn mồi. Rất dũng cảm và ngoan cường, chúng có thể tấn công trước đối thủ nếu chúng cảm thấy bị đe dọa.

Rất yêu thương chủ và có thể quấn quýt bạn hàng giờ

Chế độ dinh dưỡng cho chó lạp xưởng


So với một số giống chó khác thì chó lạp xưởng là có thân hình tương đối nhỏ, thân dài, chân ngắn. Với bản chất là một loài chó săn thú, luôn hoạt động tích cực nên chúng cần bổ sung khá nhiều protein trong khẩu phần bữa ăn. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu về chó lạp xưởng cũng như cách nuôi nuôi chó lạp xưởng, lựa chọn các loại thức ăn phù hợp và đủ dinh dưỡng để chó lạp xưởng có sức khỏe tốt nhất.

Vệ sinh cho chó lạp xưởng


Với bộ lông tương đối ngắn và ít rụng, việc vệ sinh chúng không tốn nhiều thời gian, bạn có thể tắm chúng 1 tuần hai lần là đủ (vào mùa hè), còn mùa đông bạn có thể tắm bằng nước ấm hoặc dùng khăn tẩm nước ấm để lâu chùi trên mình cún. Kiểm tra những vùng kín của chó như tai, móng chân, khu vực gần bộ phận sinh dục, những bộ phận này rất dễ có những sinh vật kí trùng, và làm chó lạp xưởng cạn kiệt sinh lực, ngoài ra bạn cũng cần vệ sinh mắt và răng miệng cho chó.

Vệ sinh chổ ở của chó hàng ngày, quét dọn và lâu chùi mỗi ngày mỗi lần. Dọn rửa dụng cụ chứa thức ăn của cún. Có thể thay cái mới sau một khoảng thời gian nhằm đảm bảo vệ sinh cũng như đem sự mới lạ và kích thích sự thèm ăn của chó.

Cách phòng bệnh cho chó lạp xưởng


Chó lạp xưởng là loài chó nhỏ nhắn, tính cách chó lạp xưởng là thích hoạt động liên tục và không chịu đứng yên một chổ, thậm chí đào hang để được thỏa mãn tính quậy phá của chúng. Chính vì điều này bạn cần đảm bảo cho chúng một sức khỏe tốt để được phát triển một cách bình thường nhất.


Một chú chó lạp xưởng khỏe mạnh

Cho ăn đúng cách cùng với vệ sinh nơi ở thường xuyên là cách phòng bệnh tốt nhất cho cún nhưng nhìn chúng khỏe mạnh như vậy chúng rất dể bị một số bệnh như: Bị viêm miệng do nấm, ký sinh trùng ở ngoài da. Cần đưa chúng đi khám định kỳ, tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh.

Tập chó đi vệ sinh đúng chổ


Lúc còn nhỏ thì cún nào cũng khó bảo, hầu như mới bắt chó về ai cũng phải làm quen với việc phải đi dọn phân và nước tiểu của chúng hàng ngày. Một phần vì chúng chưa quen với môi trường mới và một phần là chúng chưa phát triển được tư duy của mình, bạn cần kiên nhẫn tập chúng hàng ngày nhằm để nơi ở của cún cũng như con người được sạch sẽ và không phát mùi hôi thối.

Các nuôi chó lạp xưởng theo từng độ tuổi


Chó lạp xưởng con từ 1 – 2 tháng tuổi thì nên cho bú sữa mẹ là tốt nhất, để hệ tiêu hóa của chúng dần hoàn chỉnh và mọc răng đã chứ.

Chó lạp xưởng con từ 3 – 5 tháng: Độ tuổi khá hoàn chỉnh cho một em cún, ban đầu bạn tập cho cún ăn cháo loãng hoặc cơm nhuyễn có pha nước lọc, đến lúc mọc răng bạn có thể cho ăn cháo cùng với thịt băm nhuyễn, hoặc ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày. Tránh cho chó ăn thức ăn khô, tanh, dai và cứng.

Chó lạp xưởng từ 6 – 12 tháng: Giai đoạn này chó đã dần trưởng thành, bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn của chúng như rau củ quả, thịt, tôm và trứng nhằm cung cấp nhiều canxi và khoáng chất giúp bộ xương chắc khỏe và phát triển tư duy.

Chó lạp xưởng hơn 1 tuổi: Là thời điểm chó đã trưởng thành, bạn có thể cho chúng ăn như khẩu phần ăn của con người tuy nhiên thức ăn của cún không chứa nhiều dầu mở và chất ngọt, rất dễ gây béo phì cho cún.

Có thể nói Cách nuôi chó lạp xưởng quá đơn giản so với các loại chó khác, còn chần chừ gì nửa, hãy sắm ngay cho mình một em cún lạp xưởng thôi nào.
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,773
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới