Thỏ Những trường hợp thỏ chết không rõ nguyên nhân

Yêu Thỏ

Sen cấp 3
Bài viết
122
Thích
18
Điểm
18
Best Tư vấn
0
Xu
150
Chủ Top
#1
Thỏ chết không rõ nguyên nhân là một khái niệm không mới. Nhưng trên thực tế mọi vấn đề xảy ra đều có nguyên nhân, vấn đề là chúng ta hiểu đến đâu. Việc thỏ bị chết bất thường chỉ do chủ yếu là nhiễm bệnh.

Bệnh dịch ở thỏ là một loại bệnh có tính truyền nhiễm mạnh. Đối với người nuôi thỏ mà nói, đây là một căn bệnh cần được điều trị cẩn thận. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng chết ngay lập tức. Bệnh này có thể xảy ra vào cả bốn mùa trong năm, không phân biệt tuổi tác. Có thể truyền nhiễm thông qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, da,… và còn có thời gian ủ bệnh nhất định. Vắc xin có thể phòng tránh bệnh này hiệu quả, nhưng khả năng không phải 100%, hơn nữa còn có khả năng miễn dịch thất bại.

Nguyên nhân khiến thỏ chết vì miễn dịch thất bại


Chất lượng của vắc xin không phải rất tốt, ví dụ quy mô nơi sản xuất khá nhỏ. Hơn nữa hoạt động không tiêu chuẩn, trình độ kỹ thuật tương đối có hạn. Lại thêm độ giám sát không nghiêm khắc, khiến độ chuẩn của vắc xin bị giảm, ảnh hưởng đến chất lượng. Người dùng nhất định phải lựa chọn sản phẩm của nhà máy lớn, số hiệu đúng tiêu chuẩn.

Bảo quản vắc xin không đúng. Cách bảo quản vắc xin thường ở nhiệt độ 2 – 8 độ, nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh sẽ khiến vắc xin mất tác dụng.

Sử dụng sản phẩm hết hạn, hoặc không phát hiện kịp thời. Bất cứ vắc xin nào cũng có thời gian hiệu quả nhất định, quá thời hạn sẽ mất khả năng miễn dịch.

Lượng thuốc tiêm phòng không đủ. Vắc xin tiêm phòng bệnh dịch có yêu cầu liều lượng thích hợp. Có ghi rõ trên hướng dẫn sử dụng, do lượng trong hộp vốn không đủ. Hoặc người dùng không dùng đủ lượng, khiến độ mạnh miễn dịch không đủ, khi bị virus tấn công sẽ bị nhiễm bệnh.

Thỏ chết do thời gian tiêm phòng không phù hợp


Thỏ mẹ từng dùng qua vắc xin phòng bệnh dịch, thỏ con sẽ có được bảo vệ 100% trong 50 ngày. Từ ngày 55 – 60 có 75% không thể chống lại virus tấn công, 70 ngày 100% không thể chống lại.

Thỏ mẹ chưa được tiêm phòng bệnh dịch, khi thỏ con được 45 ngày tuổi hoàn toàn không được bảo vệ. Cho dù thỏ mẹ có miễn dịch hay không, trong khoảng 30 ngày thỏ con không mẫn cảm với bệnh dịch. Điều này yêu cầu trong khoảng thời gian 30 – 35 ngày tuổi lần đầu miễn dịch khi cai sữa. Kkhi 60 ngày tuổi cần tăng cường miễn dịch 1 lần. Sau đó cách 4 tháng tiêm phòng dịch bệnh 1 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Tiêm vắc xin trong thời kỳ ủ bệnh. Thỏ con tiếp nhận tiêm phòng trong thời gian này, không những không thể bảo vệ bản thân, còn tăng thêm tỉ lệ mắc bệnh. Vì vậy nhất định phải xác nhận rõ ràng thỏ con có ở trạng thái khỏe mạnh không, sau đó mới tiêm phòng.

Ngoài những nhân tố ở trên, cách sử dụng vắc xin không đúng (ví dụ đổi tiêm thành uống nước). Thời gian tiêm phòng dùng thuốc khử độc đều sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin.

Biện pháp cấp thiết tránh việc thỏ chết bất thường


Một khi phát hiện bệnh dịch, trên cơ bản không có thuốc gì có thể xử lý. Nên áp dụng những biện pháp cấp bách dưới đây:

Nhất định phải tiến hành khử độc


Lập tức dùng thuốc khử độc ở nơi thỏ sống, dụng cụ hàng ngày, và môi trường xung quanh.

Tiêm phòng huyết thanh


Dưới tình huống tiêm vắc xin thất bại, tiêm huyết thanh có thể có được hiệu quả tốt nhất.

Nhanh chóng tiêm phòng bệnh


Thỏ nhà sau khi bị bệnh có thể tiếp tục tiêm phòng vắc xin, thỏ lớn là 3ml, thỏ nhỏ là 2ml. Nếu không thể khống chế tình hình bệnh dịch, đến ngày thứ 7 dùng cùng lượng thuốc vắc xin như vậy lần thứ 2. Hoặc thỏ lớn tăng lên 3 – 4ml, thỏ nhỏ 2ml tiêm mỗi ngày 1 lần, duy trì trong 3 ngày. Biện pháp này chỉ có hiệu quả đối với bệnh dịch mãn tính.




Nguồn Bacsithuy​
 

7 thông tin bất ngờ về loài mèo lạ Ragdolls
  • 5,771
  • 0
Ragdolls là tên một giống mèo với đôi mắt màu xanh dương tuyệt đẹp và bộ bông hai màu tương phản đặc trưng và được mô tả bằng 3 từ: to, đẹp và thân thiện. Với bộ lông mềm mại và hơi dài tương tự như mèo Ba Tư hoặc Angora, cơ thể khá lớn và tính...
Diễn đàn Thú cưng | Phụ kiện Thú cưng | Mua bán thú cưng
DMCA.com Protection Status
Top Dưới