Ăn thịt đồng loại là hành động ăn thịt các thành viên cùng loài với mình để sinh trưởng. Nghe có vẻ khó tin nhưng hiện có không ít những sát thủ như vậy. Thống kê từ các nhà khoa học cho biết, hiện có tới 1.500 loài động vật được mệnh danh là sát thủ khi có hành vi ăn thịt chính đồng loại của mình.
Cá mập hổ cáp
Vốn nổi tiếng với mệnh danh “chúa tể ăn thịt”, cá mập hổ cáp là một trong những sát thủ đáng sợ nhất trong tự nhiên với đặc tính hung dữ, có thể nuốt trọn con mồi chỉ trong chớp mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cá mập hổ cáp có hành vi ăn thịt đồng loại. Vào mùa sinh sản, một con cá mập hổ cáp cái trưởng thành có thể mang trong mình từ 6-7 phôi thai. Tuy nhiên, ngay sau khi con non đầu tiên được sinh ra, nó sẽ ăn thịt những con non còn lại vẫn còn trong vỏ trứng, ăn cả những quả trứng vẫn chưa được thụ tinh trong tử cung của cá mập hổ cáp mẹ.
Xem chi tiết: Cá Mập Hổ Cát – kẻ ăn thịt đồng loại đáng sợ
Sóc đồng nội
Sóc đồng nội có hành vi ăn thịt đồng loại hàng loạt vô cùng đáng sợ. Theo đó, những con sóc đồng nội cái sẽ di chuyển xuống hang những con sóc đồng nội cái khác đang trong kỳ sinh sản và ăn những con non trong đó. Các nhà khoa học cho rằng, hành vi ăn thịt đồng loại của sóc đồng nội nhằm mục đích tăng khả năng sống sót cho con non của mình.
Cóc mía
Là loài động vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cóc mía có sở thích ăn trứng đồng loại để phát triển và giảm bớt sự cạnh tranh trong tương lai.
Nòng nọc
Là loài động vật sống ở sa mạc phía Tây Nam nước Mỹ, nòng nọc của loài cóc chân chèo được nở ra trong những ốc đảo tí hon tại đó. Tuy nhiên, những vũng nước này chỉ tồn tại tạm thời và sẽ nhanh chóng bốc hơi chỉ trong thời gian ngắn, trong khi nòng nọc không thể sống thiếu nước. Vì vậy, nòng nọc con phải phát triển thật nhanh thành cóc trước khi “ngôi nhà” của chúng biến mất. Để làm được điều đó, cách duy nhất là chúng tự ăn thịt đồng loại để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng (lớn lên về kích thước).
Rắn chuông đầu dẹt
Có thể bạn không tin, nhưng sự thật là các bà mẹ rắn chuông đầu dẹt đã ăn thịt chính con của chúng, kể cả những con non đã chết trước khi ra đời. Theo đó, các nhà khoa học cho rằng, hành vi này của rắn mẹ nhằm mục đích lấy lại chất dinh dưỡng cần thiết để đủ sức sinh thêm những lứa rắn non khác.
Nhện lưng đỏ Úc
Thông thường, những con nhện lưng đỏ đực nhỏ hơn rất nhiều so với nhện lưng đỏ cái. Khi giao phối, nhện đực sẽ cưỡi lên phần miệng của con cái và chuyển giao tinh trùng. Lúc này, nhện cái sẽ tiết dịch dạ dày lên mình “bạn tình” và bắt đầu ăn đi phần bụng của nó (con đực). Như vậy, nhện đực không chỉ cung cấp tinh trùng cho con cái, mà còn hi sinh thân mình để con cái có một bữa ăn đầy dinh dưỡng để chắc chắn rằng, con cái sẽ vẫn sống sót và truyền lại gen của con đực.
Bọ ngựa
Cũng tương tự như nhện lưng đỏ Úc, bọ ngựa cái sẽ ăn đầu của bọ ngựa đực trong lúc giao phối. Hành động này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình giao phối của cả hai bởi hạch thần kinh bụng ở thân bọ ngựa đực vẫn có thể sống được thêm vài giờ đồng hồ sau đó. Cách duy nhất để bọ ngực đực sống sót là nhảy thật nhanh ra khỏi lưng bọ ngựa cái ngay sau khi hoàn tất quá trình giao phối.
Bọ cạp
Bọ cạp cũng được xếp vào danh sách những sát thủ ăn thịt bạn tình sau khi giao phối. Ngoài ra, một số bọ cạp khác thường lao vào đánh nhau với đồng loại, kết quả là con thua cuộc sẽ bị ăn thịt bởi chính đối thủ đã đánh bại mình.
Cá sấu
Trong điều kiện khan hiếm thức ăn, để sinh tồn, cá xấu thường ăn thịt các con non và một số xác chết động vật, trong đó có xác của đồng loại.
Một số loài khác
Cá mập hổ cáp
Vốn nổi tiếng với mệnh danh “chúa tể ăn thịt”, cá mập hổ cáp là một trong những sát thủ đáng sợ nhất trong tự nhiên với đặc tính hung dữ, có thể nuốt trọn con mồi chỉ trong chớp mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cá mập hổ cáp có hành vi ăn thịt đồng loại. Vào mùa sinh sản, một con cá mập hổ cáp cái trưởng thành có thể mang trong mình từ 6-7 phôi thai. Tuy nhiên, ngay sau khi con non đầu tiên được sinh ra, nó sẽ ăn thịt những con non còn lại vẫn còn trong vỏ trứng, ăn cả những quả trứng vẫn chưa được thụ tinh trong tử cung của cá mập hổ cáp mẹ.
Xem chi tiết: Cá Mập Hổ Cát – kẻ ăn thịt đồng loại đáng sợ
Sóc đồng nội có hành vi ăn thịt đồng loại hàng loạt vô cùng đáng sợ. Theo đó, những con sóc đồng nội cái sẽ di chuyển xuống hang những con sóc đồng nội cái khác đang trong kỳ sinh sản và ăn những con non trong đó. Các nhà khoa học cho rằng, hành vi ăn thịt đồng loại của sóc đồng nội nhằm mục đích tăng khả năng sống sót cho con non của mình.
Cóc mía
Là loài động vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cóc mía có sở thích ăn trứng đồng loại để phát triển và giảm bớt sự cạnh tranh trong tương lai.
Nòng nọc
Là loài động vật sống ở sa mạc phía Tây Nam nước Mỹ, nòng nọc của loài cóc chân chèo được nở ra trong những ốc đảo tí hon tại đó. Tuy nhiên, những vũng nước này chỉ tồn tại tạm thời và sẽ nhanh chóng bốc hơi chỉ trong thời gian ngắn, trong khi nòng nọc không thể sống thiếu nước. Vì vậy, nòng nọc con phải phát triển thật nhanh thành cóc trước khi “ngôi nhà” của chúng biến mất. Để làm được điều đó, cách duy nhất là chúng tự ăn thịt đồng loại để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng (lớn lên về kích thước).
Rắn chuông đầu dẹt
Có thể bạn không tin, nhưng sự thật là các bà mẹ rắn chuông đầu dẹt đã ăn thịt chính con của chúng, kể cả những con non đã chết trước khi ra đời. Theo đó, các nhà khoa học cho rằng, hành vi này của rắn mẹ nhằm mục đích lấy lại chất dinh dưỡng cần thiết để đủ sức sinh thêm những lứa rắn non khác.
Nhện lưng đỏ Úc
Thông thường, những con nhện lưng đỏ đực nhỏ hơn rất nhiều so với nhện lưng đỏ cái. Khi giao phối, nhện đực sẽ cưỡi lên phần miệng của con cái và chuyển giao tinh trùng. Lúc này, nhện cái sẽ tiết dịch dạ dày lên mình “bạn tình” và bắt đầu ăn đi phần bụng của nó (con đực). Như vậy, nhện đực không chỉ cung cấp tinh trùng cho con cái, mà còn hi sinh thân mình để con cái có một bữa ăn đầy dinh dưỡng để chắc chắn rằng, con cái sẽ vẫn sống sót và truyền lại gen của con đực.
Bọ ngựa
Cũng tương tự như nhện lưng đỏ Úc, bọ ngựa cái sẽ ăn đầu của bọ ngựa đực trong lúc giao phối. Hành động này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình giao phối của cả hai bởi hạch thần kinh bụng ở thân bọ ngựa đực vẫn có thể sống được thêm vài giờ đồng hồ sau đó. Cách duy nhất để bọ ngực đực sống sót là nhảy thật nhanh ra khỏi lưng bọ ngựa cái ngay sau khi hoàn tất quá trình giao phối.
Bọ cạp
Bọ cạp cũng được xếp vào danh sách những sát thủ ăn thịt bạn tình sau khi giao phối. Ngoài ra, một số bọ cạp khác thường lao vào đánh nhau với đồng loại, kết quả là con thua cuộc sẽ bị ăn thịt bởi chính đối thủ đã đánh bại mình.
Cá sấu
Trong điều kiện khan hiếm thức ăn, để sinh tồn, cá xấu thường ăn thịt các con non và một số xác chết động vật, trong đó có xác của đồng loại.
Một số loài khác
- Rất nhiều các loài cá đã vô tình ăn cá con cùng loài trong quá trình đi kiếm ăn để sinh trưởng và giảm sự cạnh tranh loài.
- Con mẹ của loài chuột hamster, các loài chuột và động vật gặm nhấm khác sẽ ăn vài con non nếu chúng bị ốm, chết hoặc số lượng quá đông đúc.
- Gấu và sư tử là 2 trong số những động vật có vú cũng có hành vi ăn thịt đồng loại. Con đực sẽ giết con của các con đực khác, bởi vì những con cái không có con sẽ bắt đầu giao phối sớm hơn là những con cái đang bận chăm sóc con non. Ngoài ra, chúng cũng ăn thịt những con non đã chết.
- Một số loài ong cũng ăn thịt lẫn nhau để đảm bảo sự ổn định trong tổ
- Muỗm Mormon thường ăn thịt những thành viên cùng loại bị kiệt sức và chết.
- Tinh tinh cũng ăn thịt con non trong các cuộc đi săn tập thể
- Một số loài chim cũng ăn thịt đồng loại, tuy nhiên, chúng chỉ ăn những con non bị bệnh hoặc đã chết như một cách để xác chết và vệ sinh ổ trước khi thu hút giòi bọ.
- …